Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Báo cáo tổng kết tình hình phát triển công nghiệp và thương mại năm 2016 của Bộ Công Thương công bố sáng 6/1 cho biết, trong năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với năm 2015.
Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực với 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (nhiều hơn 2 mặt hàng so với năm 2015). Trong đó, các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng 28,4%, ước đạt 50,04 tỷ USD, tăng 4,8%; các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) chiếm tỷ trọng 70,22% ước đạt 123,55 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2015.
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay thay đổi không đáng kể so với năm trước. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là kim ngạch nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ ước đạt 3,47 tỷ USD, giảm 29,2% so với năm 2015. Dầu thô cũng chỉ xuất khẩu được gần 7 triệu tấn, kim ngạch đạt khoảng 2,35 tỷ USD, giảm 24,2% về lượng và 36,7% về trị giá so với năm 2015, trực tiếp làm giảm kim ngạch khoảng 1,4 tỷ USD.
Trong khi đó, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng ổn định với kim ngạch ước đạt 141,2 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ và chiếm 80,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Các mặt hàng đã đóng góp phần lớn làm nên sự tăng trưởng xuất khẩu của nhóm này là điện thoại các loại và linh kiện (ước đạt 34,5 tỷ USD, tăng 14,4%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (ước đạt 18,5 tỷ USD, tăng 18,4%). Nhóm hàng nông sản, thủy sản ước đạt 22,14 tỷ USD, tăng 7,5% so với năm 2015.
Về tình hình nhập khẩu, báo cáo cho biết trong năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 173,26 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2015. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 71,1 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 102,2 tỷ USD, tăng 5,1%.
Cơ cấu hàng nhập khẩu ghi nhận đà tăng đáng kể ở nhóm tư liệu sản xuất, đạt 157,9 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm 2015 và chiếm 91,1% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu.
Trong đó nhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 71,8 tỷ USD, tăng 5,6% và chiếm 41,4% (tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm 2015); nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu đạt 86,1 tỷ USD, tăng 3,5% và chiếm 49,7% (giảm 0,5 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng đạt 15,4 tỷ USD, tăng 6,8% và chiếm 8,9% (tăng 0,2 điểm phần trăm).
Giá nhập khẩu năm 2016 giảm 5,35% so với năm 2015, và giảm đều đối với tất cả các nhóm hàng nhập khẩu (ngoại trừ mặt hàng sữa tăng 0,21%). Giảm sâu nhất là nhóm hàng nhiên liệu với mức 19,4%, tiếp theo là nhóm nông thủy sản với mức 4,36% và cuối cùng là nhóm hàng hóa chế biến, chế tạo, giảm 4,19%.
Sản phẩm nhập khẩu giảm sâu nhất là xăng dầu các loại (20,43%), sắt thép (18,11%), khí đốt hóa lỏng (8,71%), chất dẻo nguyên liệu (8,24%). Một số mặt hàng có mức giảm thấp là máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại (1,96%), rau quả (2,19%), nguyên phụ liệu đệt may, da giày (2,22%) và máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (2,42%).
Như vây, trong năm 2016, Việt Nam đã xuất siêu 2,68 tỷ USD, chiếm 1,52% kim ngạch xuất khẩu.
Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nhập siêu lớn nhất với 28 tỷ USD, giảm 14,9% so với năm 2015. Nhập siêu từ Hàn Quốc là 20,2 tỷ USD, tăng 8%; nhập siêu từ ASEAN là 6,3 tỷ USD, tăng 12,5%.
Hai thị trường vẫn giữ được mức xuất siêu là Hoa Kỳ với 29,4 tỷ USD, tăng 14,8% so với năm 2015; EU là 22,9 tỷ USD, tăng 12,3%.
Khu vực FDI (không kể dầu thô) xuất siêu 21,35 tỷ USD; nếu kể cả dầu thô, khu vực FDI xuất siêu khoảng 23,7 tỷ USD. Nhập siêu của khu vực doanh nghiệp trong nước ước đạt 21,02 tỷ USD.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.