Cầu Quảng Đà kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam nhìn từ trên cao
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.
Trao đổi với VietnamFinance về nội dung thu và truy thu thuế đối tượng mua bán hàng hoá, dịch vụ trực tuyến (online) thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng và các trung gian thanh toán, bà Nguyễn Thị Cúc, chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng, nếu không có sự nhập cuộc của ngân hàng, sẽ rất khó thu thuế với nhóm đối tượng này.
Theo bà, mới đây nhất, cơ quan thuế tại TP.HCM đã thu được 4,1 tỷ đồng tiền thuế thu nhập cá nhân từ một cá nhân viết phần mềm trên Internet. Phần mềm này được Facebook, Google chạy quảng cáo trên đó trong 2 năm và các đối tác trả 41 tỷ đồng. Tuy nhiên, người này đã không kê khai và nộp thuế thu nhập theo quy định hiện hành.
Nhìn nhận thực trạng thu thuế thu nhập cá nhân khi bán hàng, dịch vụ online hiện nay, bà Cúc cho biết, căn cứ vào vào các tài khoản bán hàng trên mạng xã hội, trang web tự thu thập được, các cơ quan thuế tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đã mời các cá nhân này đến kê khai để xác định đối tượng cũng như mức thuế phải nộp.
“Cơ quan chức năng mời thì nhiều lắm nhưng họ đến rất ít. Dù vậy thì vẫn phải mời”, bà Cúc nói với VietnamFinance.
Bà Cúc cho biết thêm, thực ra, không phải ai kê khai cũng nộp thuế, bởi theo quy định, những ai có thu nhập bán hàng online 15 triệu đồng mỗi năm thì kể cả có đăng ký kê khai thì vẫn được miễn thuế; chỉ trên mức này mới xếp vào diện doanh thu chịu thuế.
Thực tế cho thấy, sở dĩ việc thu thuế bán hàng online của ngành thuế lâu nay khá vất vả nhưng hiệu quả không cao là do cơ quan này phải tự mày mò, dò dẫm tìm từng tài khoản trên mạng xã hội. Nhìn nhận về vấn đề này, bà Cúc phân tích, đa phần hiện nay, việc chi trả mua bán hàng hoá online hầu hết đều qua ngân hàng, bởi không ai dại gì vận chuyển cả bao tải tiền mặt để chi trả vừa nguy hiểm, vừa vất vả.
Bởi vậy, nếu ngân hàng và các trung gian thanh toán Fintech như Momo hỗ trợ thông qua việc cung cấp tài khoản, lịch sử giao dịch thì việc thu thuế sẽ thuận lợi hơn.
Theo luật pháp hiện hành, các cơ quan nhà nước cấp trung ương, sở kế hoạch và đầu tư địa phương, ngân hàng đều có trách nhiệm cung cấp dữ liệu, thông tin phục vụ quản lý thuế.
“Như vậy là chưa đủ, những trường hợp trong diện nộp thuế không kê khai thì ngân hàng phải trích tiền trong tài khoản của họ như là hình thức thu hộ vào ngân sách của thuế. Thậm chí, với những trường hợp vi phạm luật thuế, ngân hàng phải phong tỏa tài khoản. Luật quy định rồi, vấn đề là thực hiện như thế nào mà thôi. Và không chỉ ngân hàng, các trung gian thanh toán cũng phải thực hiện như”, bà Cúc nhấn mạnh.
Giải đáp băn khoăn về vấn đề vướng mắc pháp lý khi mà theo quy định, chỉ có viện kiểm sát, toà án, công an mới có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin cá nhân (trong đó có tài khoản cá nhân), bà Cuc khẳng định: luật cho phép ngân hàng khấu trừ thuế theo thông báo của cơ quan thuế, phong toả tài khoản. Ở một số trường hợp có dấu hiệu gian lận thuế thì phải cung cấp thông tin tài khoản.
“Bán hàng mà không kê khai nộp thuế, rõ ràng là vi phạm và ngân hàng có quyền, trách nhiệm cung cấp tài khoản cho ngành thuế. Nếu không thì làm sao mà quản lý thuế được?”, bà Cúc giải thích.
Đưa vấn đề này trao đổi với một cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, ông cho biết, theo các luật hiện hành, cơ quan thuế, hải quan, công an, toà án, viện kiểm sát đều có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp các thông tin về tài khoản để phục vụ việc truy thu thuế.
Tuy nhiên, việc các cuộc họp bàn sửa đổi Luật Quản lý thuế gần đây lại muốn đi xa hơn nữa, đó là: ngân hàng phải tự rà soát và cung cấp các thông tin giao dịch tài khoản đối với tất cả người buôn bán hàng hoá dịch vụ online. Cùng đó, ngân hàng phải tự khấu trừ tiền thuế trên các tài khoản này để nộp về ngân sách thay cho ngành thuế. Nói cách khác, ngành thuế muốn biến ngân hàng thành cánh tay nối dài trong vấn đề thu thuế cho họ.
“Dù muốn gì, vẫn phải tôn trọng các quyền và lợi ích về bí mật nhân thân của người dân, doanh nghiệp và trên nguyên tắc là cân bằng về lợi ích giữa các bên, tránh lạm dụng quá mức”, ông này nói với VietnamFinance.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần than thở, suốt ngày hệ thống của ông phải cung cấp thông tin cho công an, thuế, phòng chống rửa tiền suốt từ Nam chí Bắc. “Ở TP. HCM có 24 chi cục thuế, từ Nam đến Bắc có bao nhiêu chi cục thuế? Tất cả đều yêu cầu phục vụ như vậy thì chúng tôi chịu sao thấu? Với lại, việc cung cấp thông tin nói trên có thể khiến khách hàng bỏ đi và tài khoản sẽ bị ngủ đông”.
VietnamFinance trao đổi riêng với ông Nguyễn Thanh Nhung, Tổng giám đốc VietBank, ông cho biết, nhiệm vụ của ngân hàng là huy động/cho vay, trung gian thanh toán, công nghiệp 4.0, nay lại phải đi mà tự rà soát, tự thu thuế cho ngành thuế thì khó thực hiện được.
“Nên xem thế giới làm như thế nào rồi mình vận dụng. Nếu ngân hàng phải tự rà soát, tự trích nộp thuế thì phải trả phí”, ông Nguyễn Thanh Nhung nói.
Đồng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nói: “Muốn triệt để thu thuế online thì phải đưa vào luật và coi đó là nhiệm vụ ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng còn các nhiệm vụ trọng yếu khác, hơn nữa, việc này tốn kém chi phí vận hành bộ máy, đầu tư công nghệ. Do vậy, nên trả phí cho ngân hàng thì mới hài hoà lợi ích”.
“Ngành thuế có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin giao dịch tài khoản, lịch sử giao dịch, lượng tiền giao dịch. Tuy nhiên, điều này phải được sự đồng ý của khách hàng. Khi khách hàng mở tài khoản giao dịch, trên mẫu điền thông tin, nên có ô hỏi ý kiến khách hàng có đồng ý cho ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản cho ngành thuế hay không. Điều này là tôn trọng và thể hiện quyền riêng tư của khách hàng”. Chuyên gia Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. |
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.