(VNF) - Năm 2024, ngành giao thông vận tải ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng, trong đó đáng chú ý là việc Quốc hội thông qua chủ đương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hay việc hoàn thành nhiều tuyến đường bộ cao tốc và đặc biệt là sự xuất hiện của tân Bộ trưởng Trần Hồng Minh...

Cùng VietnamFinance nhìn lại 10 điểm nhấn nổi bật của ngành giao thông vận tải năm 2024.

Chiều 30/11/2024, thời điểm Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam chắc chắn sẽ là một trong những thời khắc lịch sử không chỉ đối với ngành đường sắt, mà còn đối với toàn ngành giao thông vận tải.

Tuyến đường dài 1.541km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP. HCM), đi qua 20 tỉnh thành gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. HCM.

Toàn tuyến được đầu tư mới khổ đôi 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; có 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Dự án được áp dụng hình thức đầu tư công, sơ bộ tổng mức đầu tư 1,713 triệu tỷ đồng (67 tỷ USD) từ nguồn ngân sách trong các kỳ đầu tư công trung hạn và vốn hợp pháp khác.

Quốc hội yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành dự án năm 2035. Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.800ha; dự kiến 120.836 người cần tái định cư.

Dự án được áp dụng nhiều cơ chế đặc thù, trong đó có việc phát hành trái phiếu Chính phủ để bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư hàng năm cho dự án trong trường hợp ngân sách không đáp ứng tiến độ; huy động vốn phát triển chính thức ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài mà không phải lập đề xuất; áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc quy định khác...

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng có tổng mức đầu tư khoảng 11,6 tỷ USD với tổng chiều dài 400km, đi qua 9 tỉnh, thành phố gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Tuyến dự kiến sẽ được khởi công vào cuối năm 2025 và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2030.

Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có điểm đầu tại vị trí nối ray với đường sắt Trung Quốc thuộc TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại cảng Lạch Huyện, TP. Hải Phòng.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, để đạt mục tiêu đồng loạt khởi công dự án vào cuối năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải phải phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ dự án, đặc biệt là về chủ trương đầu tư, cơ chế chính sách để trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền xem xét.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các đơn vị nghiên cứu tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng với hướng tuyến thẳng nhất, ngắn nhất có thể và không bám theo hướng tuyến cũ. Đồng thời điều chỉnh số lượng và vị trí các ga hàng hoá, ga hành khách phù hợp, đảm bảo khai thác hiệu quả.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu thiết kế vận tốc chạy tàu và khổ đường ray đảm bảo kết nối thuận lợi, đồng bộ với các tuyến đường sắt phía Trung Quốc. Đặc biệt, phải phối hợp chặt chẽ với đối tác Trung Quốc triển khai đồng bộ, đảm bảo việc kết nối thuận lợi cho đường sắt hai quốc gia.

Ngày 8/8/2024, TP. Hà Nội chính thức khai thác thương mại đoạn trên cao tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội sau gần 15 năm triển khai xây dựng. Các nhà ga trên tuyến gồm 8 nhà ga (Nhổn, Minh Khai, Phú Diễn, Cầu Diễn, Lê Đức Thọ, Đại học Quốc gia, Chùa Hà, Cầu Giấy).

Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dài là 12,5km, có 8 ga trên cao và 4 ga ngầm. Trong đó đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5km, đoạn đi ngầm Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4km.

Lộ trình của tuyến tại điểm đầu Nhổn - theo quốc lộ 32 - Cầu Diễn - Mai Dịch - nút giao với vành đai 3 - Cầu Giấy (nút giao với vành đai 2) - Kim Mã - Cát Linh - Quốc Tử Giám - ga Hà Nội (đường Trần Hưng Đạo).

Dự án khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng sau nhiều lần lùi tiến độ, đoạn trên cao chạy thương mại từ tháng 8, toàn tuyến hoàn thành năm 2027.

Ngoài dự án Nhổn - ga Hà Nội, sáng 22/12, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên cũng đã vận hành thương mại. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng, bắt đầu triển khai từ ngày 24/7/2012 và hoàn thành đưa vào khai thác tháng 12/2024.

Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đi qua các quận 1, Bình Thạnh, TP. Thủ Đức (TP. HCM) và TP. Dĩ An (Bình Dương) với tổng mức đầu tư 43.700 tỷ đồng. Chiều dài 19,7km (2,6km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao) với 14 nhà ga và Depot Long Bình rộng 20ha tại TP. Thủ Đức.

Ngoài các dự án đường sắt đô thị, 2024 cũng là năm mà một loạt dự án cao tốc Bắc - Nam hoàn thành. Đầu tiên là đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt dài 49,3km đi qua Nghệ An 44,4km và Hà Tĩnh 4,9km, tổng mức đầu tư hơn 11.150 tỷ đồng, khai thác hồi cuối tháng 4.

Dự án có điểm đầu tiếp nối đoạn cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu và điểm cuối kết nối đoạn cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi. Giai đoạn đầu, dự án quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác 90km/h. Ở giai đoạn hoàn chỉnh, dự án đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100-120km/h.

Bên cạnh đó, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 79km đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, vốn đầu tư 8.925 tỷ đồng cũng được đưa vào khai thác trong năm 2024. Dự án có điểm đầu kết nối dự án Nha Trang - Cam Lâm, thuộc xã Cam Thịnh Tây, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa, điểm cuối nối dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết, thuộc xã Vĩnh Hảo, Tuy Phong, Bình Thuận.

Giai đoạn đầu, cao tốc có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m, vận tốc khai thác 90km/h. Giai đoạn hoàn chỉnh, dự án được thiết kế đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 100-120km/h.

Một dự án khác là cao tốc Bến Lức - Long Thành qua Đồng Nai dài 7km, xuyên rừng ngập mặn, được khai thác cuối tháng 12, sau 10 năm xây dựng.

Khởi công năm 2014, cao tốc đi qua Đồng Nai, TP. HCM và Long An dài 58 km, tổng mức đầu tư 31.300 tỷ đồng, rộng 24m với 4 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ tối đa 100km/h. Đây là dự án cao tốc lớn nhất phía Nam giúp liên kết hai vùng Đông và Tây Nam Bộ, giảm ùn tắc cho TP. HCM. Tuy nhiên, dự án chậm triển khai do khó khăn về chính sách đầu tư, thiếu vốn.

Ngày 18/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát động đợt cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc". Buổi lễ đã kết nối trực tuyến với 10 tỉnh có đoạn tuyến cao tốc phải hoàn thành trong năm 2025 và 3 tỉnh cung cấp nguyên vật liệu cho các dự án.

Theo Thủ tướng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng coi phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng là 1 trong 3 đột phá chiến lược và hạ tầng giao thông là trụ cột quan trọng, với mục tiêu đạt 3.000km đường cao tốc vào năm 2025 và 5.000km vào năm 2030.

Thủ tướng cho biết cả nước đã hoàn thành khoảng 1.000km đường bộ cao tốc, đi qua 15 tỉnh thành phố, nâng tổng số đường bộ cao tốc lên gần 2.100km. Hiện các dự án đang thi công với trên 1.700km trải dài qua khắp 48 tỉnh, thành phố trên cả nước.

"Từ nay đến hết 2025, chúng ta phải hoàn thành ít nhất khoảng 1.000km đường cao tốc nữa, với thời gian không còn nhiều. Thay mặt Chính phủ và Hội đồng Thi đua khen thưởng Trung ương, tôi phát động đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc", Thủ tướng kêu gọi.

Cuối tháng 11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm ông Trần Hồng Minh, Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Trước đó, Quốc hội đã phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Văn Thắng. Ông Nguyễn Văn Thắng sau đó được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Tân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sinh năm 1967 tại Hà Nội, có trình độ chuyên môn là tiến sĩ kỹ thuật. Ông có hơn 35 năm công tác, trưởng thành từ môi trường quân đội, qua nhiều vị trí lãnh đạo, chỉ huy.

Trở thành "tư lệnh" của ngành giao thông vận tải, bài toán lớn nhất với Bộ trưởng Trần Hồng Minh chính là dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Quốc hội bấm nút thông qua vào cuối tháng 11/2024. Như vậy, Bộ Giao thông Vận tải sẽ chỉ có 2 năm chuẩn bị đầu tư dự án, trong khi lượng công việc là khổng lồ.

Ngoài ra, áp lực hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc trong năm 2025; hay dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối với Côn Minh (Trung Quốc); 2 dự án đường sắt kết nối Trung Quốc khác là Hà Nội - Lạng Sơn, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng và cả dự án sân bay Long Thành... cũng là những thách thức đang chờ đợi Bộ trưởng Trần Hồng Minh giải quyết.

Công tác giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là điểm sáng của Bộ Giao thông Vận tải trong năm 2024. Bộ tiếp tục là một trong các Bộ, ngành, địa phương có mức giải ngân trung bình cao của cả nước.

Trong năm 2024, với quyết tâm giải ngân tối đa số vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, coi giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và gắn trách nhiệm người đứng đầu trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, yêu cầu giải ngân phải đi đôi với kết quả thực chất là sản lượng trên công trường.

Năm 2024, Bộ Giao thông Vận tải đã được được giao khoảng 75.484 tỷ đồng. Dự kiến hết tháng 12/2024, Bộ giải ngân khoảng 60.200 tỷ đồng, đạt 80% kế hoạch và phấn đấu hết niên độ tài chính đạt 95% kế hoạch.

Trong bối cảnh thời gian còn lại của niên độ ngân sách năm 2024 còn rất ngắn, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ chỉ đạo quyết liệt và đôn đốc các cơ quan, đơn vị tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2024.

Đầu tháng 12/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành văn bản số 141 kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó hợp nhất Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây dựng.

Xét về lịch sử, Bộ Xây dựng được thành lập năm 1958 đến nay đã hơn 65 năm; còn Bộ Giao thông Vận tải được thành lập từ năm 1945, đến nay đã gần 80 năm. Dự kiến tên của 2 Bộ sau hợp nhất được quyết định là "Bộ Xây dựng và Giao thông".

Số đầu mối thuộc cơ cấu của 2 Bộ trước khi hợp nhất là 42 đơn vị; trong đó Bộ Xây dựng có 19 đơn vị, Bộ Giao thông vận tải có 23 đơn vị. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất còn 25-27 đơn vị, giảm tương đương 35-40% tổng số đầu mối. Trong đó, khối tham mưu tổng hợp gồm 6 đơn vị; khối chuyên ngành có khoảng 14-16 đơn vị; khối sự nghiệp công lập 5 đơn vị.

Cũng tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 15, Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai).

Theo nghị quyết, Quốc hội đồng ý giai đoạn một đầu tư xây dựng hai đường cất hạ cánh ở phía bắc và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.

Thời gian thực hiện dự án được kéo dài chậm nhất đến 31/12/2026 hoàn thành và đưa vào khai thác. Chính phủ được tổ chức phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn một dự án theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.

Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng.

Trong lần thứ 5 kiểm tra hiện trường dự án sân bay Long Thành vào đầu tháng 12/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tất cả các công việc phải hoàn thành trước 31/12/2025 và đưa sân bay Long Thành vào khai thác trước 28/2/2026, lấy lại tiến độ bị chậm, không thể chậm trễ hơn được nữa.

Cuối tháng 11/2024, Thanh tra Chính phủ có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông Vận tải.

Kết luận thanh tra chỉ ra một số tồn tại, vi phạm trong quá trình sắp xếp tổ chức lại, cổ phần hóa, quản lý sử dụng đất đai khi thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành thuộc lĩnh vực Giao thông Vận tải như Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Cienco 4, Cienco 5, Cienco 6, Cienco 8...

Từ kết luận, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải kiểm điểm để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải có liên quan trong việc để xảy ra các tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021).

Quá trình xem xét, xử lý nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để xử lý theo quy định của pháp luật.

sử dụng iframe bình luận có sẵn
Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

(VNF) - Trong năm 2024, ngành ngân hàng ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật, trong đó phải kể đến những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá... cũng như những tín hiệu tích cực từ việc chuyển giao các ngân hàng 0 đồng.

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

(VEF) - Người dân còn hoài nghi, e ngại với bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau nhưng chắc chắn không “quay lưng”, bởi những lợi ích lâu dài mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho người tham gia nói riêng, cho an sinh xã hội nói chung

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(VNF) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

(VNF) - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), cùng VietnamFinance điểm tên những bóng hồng tiêu biểu trong ngành tài chính.

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.

Tân Hiệp Phát: Hành trình lan tỏa yêu thương

Tân Hiệp Phát: Hành trình lan tỏa yêu thương

(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.

AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu

AI và xu hướng ra quyết định dựa trên dữ liệu

Con người và AI

Con người và AI

Làm gì với AI?

Làm gì với AI?