Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhu cầu quản lý tài chính cá nhân một cách bài bản, khoa học và có trách nhiệm đang trở thành một xu thế tất yếu. Nhà hoạch định tài chính cá nhân (TCCN) – với vai trò là người đồng hành tin cậy của nhân dân – cần được định hình rõ ràng về chân dung và chuẩn mực hành nghề.

Các tiêu chuẩn nghề nghiệp của nhà hoạch định tài chính cá nhân theo định hướng của FPSB (Financial Planning Standards Board) được thiết kế nhằm đảm bảo tính toàn diện, chuyên nghiệp và đạo đức của người hành nghề, được công nhận ở hầu hết các nước đã và đang phát triển có thể áp dụng rất hiệu quả trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển nghề này.

Ba tiêu chuẩn cốt lõi của Nhà hoạch định tài chính cá nhân gồm: Tiêu chuẩn đạo đức, Tiêu chuẩn chuyên môn và tiêu chuẩn hành nghề mà Việt Nam nên áp dụng (và điều chỉnh linh hoạt) theo chuẩn quốc tế FPSB.

Thứ nhất, tiêu chuẩn đạo đức. Nhà hoạch định tài chính cá nhân có chứng chỉ CFP (Certified Financial Planner) – phải hiểu và tuân thủ bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đó là nền tảng bắt buộc để đảm bảo uy tín nghề nghiệp, bảo vệ lợi ích khách hàng, và phát triển bền vững ngành tài chính cá nhân, gồm 6 quy tắc đạo đức cốt lõi theo tiêu chuẩn của FPSB:

1. Hành động vì lợi ích tốt nhất của khách hàng (Act in the client’s best interest): Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, ngay cả khi điều đó mâu thuẫn với lợi ích của bản thân hoặc tổ chức mà mình làm việc. Đây là nguyên tắc trung tâm của "trách nhiệm ủy thác – fiduciary duty".

2. Hành nghề với sự chính trực (Act with integrity): Luôn thể hiện trung thực, minh bạch, đáng tin cậy, tránh mọi hành vi gây hiểu nhầm hoặc thao túng khách hàng. Bao gồm cả việc công khai các mối quan hệ tài chính có thể ảnh hưởng đến tư vấn.

3. Hành nghề một cách khách quan (Act with objectivity): Ra quyết định dựa trên dữ liệu, phân tích và đánh giá khách quan, không để cảm xúc, định kiến cá nhân hoặc sức ép doanh số ảnh hưởng đến lời khuyên.

4. Đủ năng lực và chuyên môn (Act with competence): Chỉ hành nghề trong phạm vi chuyên môn của mình. Cam kết học tập liên tục để duy trì và nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.

5. Bảo mật thông tin khách hàng (Maintain confidentiality): Bảo vệ dữ liệu cá nhân và tài chính của khách hàng, không tiết lộ cho bên thứ ba nếu chưa có sự đồng ý rõ ràng, trừ khi có yêu cầu từ pháp luật.

6. Tuân thủ pháp luật và quy định nghề nghiệp (Comply with legal and regulatory requirements): Thực hành nghề trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, tôn trọng các quy định ngành và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Tại Việt Nam, việc nội luật hóa hoặc chuẩn hóa các quy tắc đạo đức này sẽ là bước đi quan trọng để xây dựng một nghề hoạch định tài chính cá nhân chính danh – chính chuẩn – chính trực.

TS Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA)

Thứ hai, tiêu chuẩn năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. FPSB (Financial Planning Standards Board) đã thiết lập một khung năng lực cho nhà hoạch định tài chính cá nhân, nhằm đảm bảo rằng các nhà hoạch định tài chính cá nhân có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho khách hàng.

1. Tiêu chuẩn về kiến thức chuyên môn

- Lập kế hoạch tài chính tổng thể: Hiểu biết về các yếu tố cơ bản trong lập kế hoạch tài chính, từ việc xác định mục tiêu tài chính, phân tích tình hình tài chính hiện tại của khách hàng đến việc xây dựng chiến lược tài chính toàn diện.

Ngân sách và dòng tiền: Kiến thức vững về các loại thu nhập (chủ động, thụ động, thường xuyên, không thường xuyên, v.v.), các loại chi tiêu (thiết yếu, không thiết yếu…) tiết kiệm, vay nợ, đánh giá thặng dư, thâm hụt ngân sách….

- Đầu tư: Kiến thức vững về các sản phẩm đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, v.v.), các chiến lược đầu tư và phân bổ tài sản, cũng như việc đánh giá rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận.

- Bảo hiểm và quản lý rủi ro: Hiểu rõ về các sản phẩm bảo hiểm, cách xác định và quản lý rủi ro tài chính của khách hàng.

- Thuế và lập kế hoạch thuế: Kiến thức về các quy định thuế và chiến lược tối ưu thuế cho khách hàng.

- Kế hoạch hưu trí và di sản: Phân tích và xây dựng kế hoạch cho hưu trí và kế hoạch di sản (bao gồm các phương án chuyển nhượng tài sản, thừa kế).

- Kế hoạch tài chính cá nhân trong các tình huống cụ thể: Đưa ra các giải pháp tài chính phù hợp với tình huống cụ thể của khách hàng, chẳng hạn như lập kế hoạch cho gia đình, doanh nghiệp hoặc các tình huống đặc biệt khác.

Nhà Hoạch định tài chính cá nhân phải được đào tạo trình độ đại học trở lên của các ngành, chuyên ngành trang bị các kiến thức sâu và toàn diện về tài chính cá nhân và phải trải qua các kỳ thi được đánh giá và công nhận năng lực (Education & Certification) chuyên môn đủ đáp ứng với tiêu chuẩn nghề nghiệp.

Mỗi người đều học và thi theo khung chương trình của FPSB gồm: Thi chứng chỉ quốc tế (CFP) hoặc các chứng chỉ liên thông tương đương và đào tạo thường xuyên (Continuing Education – CE)

2. Các kỹ năng nghề nghiệp của nhà hoạch định tài chính cá nhân

Theo tiêu chuẩn của FPSB (Financial Planning Standards Board), nhà hoạch định tài chính cá nhân cần sở hữu một bộ kỹ năng toàn diện để thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả. Các kỹ năng này không chỉ bao gồm khả năng giao tiếp, lắng nghe và ra quyết định dựa trên thông tin tài chính của khách hàng mà còn đòi hỏi các kỹ năng duy trì và phát triển bản thân cũng như các mối quan hệ xã hội. Dưới đây là một số kỹ năng nghề nghiệp quan trọng:

- Kỹ năng phân tích tài chính: Nhà hoạch định tài chính phải có khả năng phân tích các tình hình tài chính cá nhân của khách hàng, bao gồm việc đánh giá các nguồn thu nhập, chi phí, tài sản, nợ, các khoản đầu tư và mục tiêu tài chính. Kỹ năng này giúp họ đưa ra các chiến lược tài chính phù hợp và khả thi.

- Kỹ năng lập kế hoạch tài chính tổng thể cá nhân hóa cho từng khách hàng: Kỹ năng lập kế hoạch tài chính tổng thể là một kỹ năng cốt lõi. Nhà hoạch định tài chính phải có khả năng xây dựng một kế hoạch toàn diện, bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của khách hàng. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực tài chính như đầu tư, bảo hiểm, thuế, hưu trí, di sản, và các công cụ tài chính khác.

- Kỹ năng giao tiếp và tư vấn: Nhà hoạch định tài chính cần có khả năng giao tiếp rõ ràng và dễ hiểu, có thể truyền đạt các khái niệm tài chính phức tạp một cách đơn giản cho khách hàng. Họ cũng phải có khả năng lắng nghe và hiểu được nhu cầu, mục tiêu và ưu tiên của khách hàng để đưa ra lời khuyên phù hợp.

- Kỹ năng quản lý và phát triển mối quan hệ khách hàng: Xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng là một kỹ năng quan trọng. Nhà hoạch định tài chính cần phải biết cách duy trì liên lạc, theo dõi tiến trình kế hoạch tài chính, và thường xuyên cập nhật các chiến lược khi có thay đổi trong tình hình tài chính của khách hàng hoặc các yếu tố thị trường.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Nhà hoạch định tài chính cần có khả năng phân tích các vấn đề tài chính mà khách hàng gặp phải và tìm ra giải pháp hiệu quả. Điều này yêu cầu khả năng sáng tạo, phân tích tình huống và khả năng đưa ra các quyết định tài chính hợp lý.

- Kỹ năng hiểu biết về pháp lý và đạo đức nghề nghiệp: Nhà hoạch định tài chính phải nắm vững các quy định pháp lý liên quan đến tài chính cá nhân (thuế, bảo hiểm, đầu tư, kế hoạch hưu trí) và tuân thủ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo lợi ích của khách hàng được bảo vệ một cách tối đa.

- Kỹ năng quản lý thời gian và dự án: Kỹ năng quản lý thời gian là quan trọng để có thể cân bằng giữa việc thực hiện các kế hoạch tài chính cho nhiều khách hàng và các công việc khác trong quá trình làm việc. Quản lý dự án hiệu quả giúp đảm bảo các bước trong kế hoạch tài chính được thực hiện đúng hạn và chính xác.

- Kỹ năng tư duy chiến lược và dự báo: Nhà hoạch định tài chính cần có khả năng nhìn nhận vấn đề trong dài hạn và đưa ra các chiến lược tài chính linh hoạt, có thể điều chỉnh theo những biến động của thị trường và tình hình cá nhân của khách hàng.- Phát triển nghề nghiệp liên tục: Học hỏi và cải thiện liên tục: Nhà hoạch định tài chính cần duy trì chứng chỉ và liên tục học hỏi để cập nhật kiến thức mới, các xu hướng tài chính và thay đổi trong quy định pháp lý.

Thứ ba, tiêu chuẩn về quy trình hành nghề hoạch định tài chính cá nhân

Quy trình hành nghề của nhà hoạch định tài chính cá nhân gồm 6 bước (6-step process).

1. Thiết lập mối quan hệ với khách hàng

Đây là bước nền tảng nhằm xây dựng sự tin tưởng và làm rõ vai trò, trách nhiệm của nhà hoạch định tài chính cũng như kỳ vọng của khách hàng. Mục tiêu là thiết lập một mối quan hệ chuyên nghiệp, minh bạch. Từ đó, tạo sự thoải mái và tin cậy để khách hàng sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân. Một mối quan hệ tốt ngay từ đầu giúp quá trình hợp tác suôn sẻ hơn.

Các hoạt động cụ thể của bước này, gồm: (1) Giới thiệu về chuyên môn, kinh nghiệm và cách tiếp cận của nhà hoạch định tài chính; (2) Thảo luận sơ bộ về nhu cầu, mong muốn của khách hàng để xác định phạm vi dịch vụ; (3) Giải thích quy trình hoạch định tài chính và các giá trị mà khách hàng sẽ nhận được; (4) Thỏa thuận về chi phí dịch vụ, thời gian, và ký kết hợp đồng (nếu cần).

2. Thu thập thông tin tài chính và mục tiêu

Bước này nhằm thu thập dữ liệu đầy đủ và chính xác về tình hình tài chính hiện tại cũng như các mục tiêu tương lai của khách hàng, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch. Dữ liệu ở bước này là "nguyên liệu thô" để phân tích. Nếu thiếu hoặc sai lệch, kế hoạch tài chính có thể không khả thi hoặc không đáp ứng đúng nhu cầu.

Các hoạt động cụ thể của bước này, gồm: (1) Thu thập thông tin định lượng: thu nhập, chi tiêu, tài sản (nhà cửa, đầu tư), nợ (vay ngân hàng, thẻ tín dụng), bảo hiểm, quỹ tiết kiệm, v.v.; (2) Thu thập thông tin định tính: mục tiêu tài chính (nghỉ hưu, mua nhà, giáo dục con cái), thời gian thực hiện, mức độ ưu tiên; (3) Đánh giá thái độ với rủi ro (risk tolerance) và các yếu tố cá nhân như sức khỏe, gia đình

3. Phân tích và đánh giá tình hình tài chính hiện tại

Đây là giai đoạn phân tích sâu để hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu trong tài chính của khách hàng và so sánh với mục tiêu đã đề ra, giúp phát hiện các vấn đề tiềm ẩn (ví dụ: chi tiêu vượt thu nhập) và xác định tính khả thi của mục tiêu, từ đó định hình chiến lược phù hợp.

Các hoạt động cụ thể của bước này, gồm:  (1) Tính toán các chỉ số tài chính: dòng tiền ròng (net cash flow), giá trị tài sản ròng (net worth), tỷ lệ nợ/thu nhập (debt-to-income ratio); (2) Đánh giá hiệu quả của các khoản đầu tư hiện tại, chi phí bảo hiểm, và các khoản vay; (3) Phân tích khoảng cách (gap analysis) giữa tình hình hiện tại và mục tiêu mong muốn, xem xét các yếu tố như lạm phát, lãi suất, và rủi ro thị trường.

4. Đề xuất giải pháp, khuyến nghị tài chính phù hợp

Bước này được tiến hành dựa trên phân tích, đưa ra các giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu của khách hàng, cân bằng giữa lợi ích và rủi ro. Đây là bước chuyển từ lý thuyết sang thực tiễn, đảm bảo kế hoạch không chỉ khả thi mà còn phù hợp với sở thích và giá trị của khách hàng.

Các hoạt động cụ thể của bước này, gồm: (1) Đề xuất các phương án: tiết kiệm, đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu, quỹ), bảo hiểm, quản lý nợ, hoặc điều chỉnh chi tiêu; (2) Trình bày kế hoạch tài chính chi tiết, bao gồm lộ trình thời gian, nguồn lực cần thiết, và các kịch bản dự phòng; (3) Giải thích rõ lợi ích, rủi ro và chi phí của từng khuyến nghị để khách hàng hiểu và đồng thuận.

5. Thực hiện kế hoạch tài chính

Bước này triển khai chuyển kế hoạch từ giấy tờ sang hành động thực tế, phối hợp với khách hàng và các bên liên quan để triển khai các giải pháp đã đề xuất. Nếu không thực thi, kế hoạch chỉ là lý thuyết. Bước này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và cam kết từ cả hai phía để đạt kết quả.

Các hoạt động cụ thể của bước này, gồm: (1) Hỗ trợ khách hàng mở tài khoản đầu tư, mua bảo hiểm, hoặc điều chỉnh ngân sách; (2) Phối hợp với các chuyên gia khác nếu cần (luật sư, kế toán, cố vấn thuế); (3) Đảm bảo các bước thực hiện đúng tiến độ và tuân thủ kế hoạch đã thống nhất.

6. Theo dõi, cập nhật và điều chỉnh kế hoạch định kỳ

Bước này lưu ý, tài chính cá nhân không cố định mà thay đổi theo thời gian, do đó cần theo dõi và điều chỉnh để đảm bảo kế hoạch luôn phù hợp. Bước này, đảm bảo kế hoạch thích nghi với hoàn cảnh thực tế, giúp khách hàng đạt được mục tiêu dài hạn bất chấp biến động.

Các hoạt động cụ thể của bước này, gồm: (1) Định kỳ kiểm tra tiến độ: đánh giá hiệu suất đầu tư, thay đổi thu nhập/chi tiêu, hoặc các sự kiện bất ngờ (kết hôn, sinh con, mất việc); (2) Điều chỉnh kế hoạch nếu cần: tăng tiết kiệm, thay đổi danh mục đầu tư, hoặc cập nhật mục tiêu mới; (3) Tư vấn và khuyến khích khách hàng duy trì kỷ luật tài chính.

Quy trình 6 bước của FPSB là một chu trình tuần hoàn, logic và toàn diện, từ việc hiểu khách hàng, xây dựng kế hoạch, đến thực hiện và duy trì. Mỗi bước đều có vai trò quan trọng, liên kết chặt chẽ với nhau để đảm bảo kế hoạch tài chính không chỉ hiệu quả mà còn bền vững.

Vận dụng vào thị trường tài chính Việt Nam

Ở Việt Nam, hoạt động hoạch định tài chính cá nhân vẫn đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Nhiều tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, nhưng thường tập trung vào việc bán các sản phẩm cụ thể như bảo hiểm hoặc đầu tư thay vì cung cấp kế hoạch tài chính toàn diện. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạch định tài chính cá nhân trong việc thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, cho thấy sự công nhận về vai trò của nó ở cấp độ chính sách.

Tuy nhiên, có nhiều thách thức. Nhiều người Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạch định tài chính cá nhân. Ngoài ra, thiếu hụt các chuyên gia hoạch định tài chính chuyên nghiệp và các tiêu chuẩn thực hành trong lĩnh vực này. Để giải quyết các vấn đề này, nhiều giải pháp đã được đề xuất, bao gồm nâng cao kiến thức tài chính thông qua các chương trình giáo dục, phát triển hệ thống chứng nhận cho các chuyên gia hoạch định tài chính, và thúc đẩy sử dụng công nghệ trong hoạch định tài chính.

Ví dụ, Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) đang nỗ lực chuẩn hóa nghề nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ hoạch định tài chính. Bên cạnh đó, các trường đại học, học viện chuyên ngành đang tích cực triển khai mở chuyên ngành đào tạo lĩnh vự này; các công ty fintech đang phát triển các công cụ kỹ thuật số cho việc lập ngân sách, tiết kiệm và đầu tư, giúp hoạch định tài chính trở nên dễ tiếp cận hơn với công chúng… Bằng cách giải quyết các thách thức và triển khai các giải pháp đề xuất, chúng ta có thể nâng cao sức khỏe tài chính của người dân và đạt được các mục tiêu tài chính toàn diện.

Để xây dựng và phát triển đội ngũ hành nghề hoạch định tài chính cá nhân theo tiêu chuẩn FPSB tại Việt Nam, theo chúng tôi cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, thành lập và phát triển hệ thống đào tạo chuẩn quốc tế

Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế: Các cơ sở đào tạo tài chính tại Việt Nam có thể hợp tác với FPSB để phát triển các chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ CFP® (Certified Financial Planner) nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo cho các nhà hoạch định tài chính.

Đào tạo về các kỹ năng mềm: Ngoài kiến thức chuyên môn, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, và quản lý mối quan hệ với khách hàng, vì đây là những kỹ năng quan trọng giúp nhà hoạch định tài chính xây dựng niềm tin và mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Thứ hai, khuyến khích tuân thủ đạo đức và chuẩn mực nghề nghiệp

Thiết lập bộ quy tắc đạo đức và quy định pháp lý: Tạo ra các quy định và hướng dẫn đạo đức nghề nghiệp cho các nhà hoạch định tài chính, đồng thời cần có các cơ quan quản lý và tổ chức nghề nghiệp để giám sát và đào tạo các nhà hoạch định tài chính tuân thủ các quy định pháp lý và đạo đức nghề nghiệp. Các tổ chức như Hiệp hội tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) và các cơ quan chức năng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và phát triển nghề này.

Chế tài xử lý sai phạm và khuyến khích các nhà hoạch định tài chính chuyên nghiệp có thành tích: Phát triển cơ chế khen thưởng các nhà hoạch định tài chính làm gương mẫu trong việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

Thứ ba, tạo ra các cơ hội phát triển nghề nghiệp liên tục

Chương trình phát triển nghề nghiệp liên tục: Để đảm bảo các nhà hoạch định tài chính luôn cập nhật kiến thức mới và cải thiện kỹ năng của mình, Việt Nam có thể tổ chức các hội thảo, hội nghị, khóa học trực tuyến về các chủ đề tài chính nóng hổi hoặc thay đổi về quy định pháp lý.

Đào tạo chuyên sâu trong từng lĩnh vực: Các chương trình đào tạo có thể được tổ chức chuyên sâu trong các lĩnh vực như đầu tư, bảo hiểm, thuế, hưu trí, để nhà hoạch định tài chính có thể nâng cao trình độ và cung cấp dịch vụ chuyên biệt hơn.

Các nhà hoạch định tài chính cần được khuyến khích tham gia các khóa học phát triển nghề nghiệp và bồi dưỡng kỹ năng thường xuyên. Điều này có thể được thực hiện thông qua các hội nghị, hội thảo, các khóa học online và các chương trình học liên tục để đảm bảo họ luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng mới. Cung cấp cơ hội thực tập và làm việc với khách hàng thực tế sẽ giúp các nhà hoạch định tài chính nâng cao kỹ năng phân tích tài chính, lập kế hoạch tài chính và giao tiếp hiệu quả. Việc này cũng giúp họ hiểu rõ hơn về các vấn đề tài chính cụ thể của từng cá nhân và doanh nghiệp

Thứ 4,Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá năng lực: Thiết lập hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ: Hệ thống đánh giá năng lực nhà hoạch định tài chính cần được thiết lập để đảm bảo rằng họ đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về kiến thức, kỹ năng và đạo đức. Điều này có thể được thực hiện qua việc cấp chứng chỉ quốc tế CFP® và yêu cầu các nhà hoạch định tài chính duy trì chứng chỉ này thông qua việc tham gia các khóa học bồi dưỡng.

Thứ 5, thay đổi mô hình hành nghề từ "tư vấn bán hàng" vốn phổ biến tại các định chế tài chính: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán… hiện nay bằng mô hình: “Đồng hành cùng khách hàng” dựa trên nền tảng xây dựng và phát triển mối quan hệ lâu dài của nhà hoạch định tài chính cá nhân với khách hàng, giúp khách hàng tự tin hơn với kế hoạch tài chính của chính mình.

Cuối cùng, tăng cường nhận thức cộng đồng về nghề hoạch định tài chính: Tuyên truyền và nâng cao nhận thức: Các tổ chức, hiệp hội tư vấn tài chính tại Việt Nam có thể phối hợp với các cơ sở đào tạo , các định chế tài chính cùng cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý nhà nước tổ chức các chiến dịch tuyên truyền để người dân hiểu rõ vai trò của nhà hoạch định tài chính trong việc đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân và khuyến khích họ tìm kiếm sự tư vấn chuyên nghiệp khi cần thiết.

Diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân 2025 được phối hợp tổ chức giữa Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) và Học Viện Ngân Hàng cùng sự đồng hành của các đơn vị, định chế tài chính với quy mô hơn 500 Tư vấn viên công tác tại Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Bất động sản và sự góp mặt đặc biệt của các chuyên gia-diễn giả đầu ngành.

Điểm nhấn của diễn đàn:

- Cập nhật xu hướng và chuẩn hóa khung năng lực của Nhà Hoạch định Tài chính Cá nhân theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Thảo luận về vai trò chiến lược của nhà hoạch định tài chính cá nhân trong xây dựng hệ sinh thái tài chính minh bạch, hiệu quả.

- Kết nối chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức tài chính để nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính và thúc đẩy thị trường bền vững.

Thời gian: Thứ Bảy, ngày 12/04/2025 từ 08:00 - 12:00
Địa điểm: Hội trường lớn D1 - Học Viện Ngân Hàng, số 12, Phường Chùa Bộc, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội.

Đăng ký tham gia diễn đàn tại đây: https://fidt.vn/dang-ky-dien-dan-hoach-dinh-tai-chinh-ca-nhan-2025/#dang-ky

TS.Lê Minh Nghĩa - Chủ tịch VFCA - 09/04/2025
Giải mã khoản đầu tư 100 tỷ USD của ‘gã khổng lồ chip’ TSMC vào Mỹ

Giải mã khoản đầu tư 100 tỷ USD của ‘gã khổng lồ chip’ TSMC vào Mỹ

(VNF) - Khoản đầu tư 100 tỷ USD của nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC sẽ thúc đẩy đáng kể ngành sản xuất chất bán dẫn của Mỹ nhưng nó sẽ định hình mối quan hệ Mỹ - Đài Loan như thế nào vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tăng trưởng hướng tới 2 con số: Kích hoạt động lực từ kinh tế tư nhân

Tăng trưởng hướng tới 2 con số: Kích hoạt động lực từ kinh tế tư nhân

(VNF) - Để tạo động lực cho tăng trưởng cao trong năm 2025, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cho rằng bên cạnh việc thúc đẩy “cỗ xe tam mã” truyền thống là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư, Chính phủ còn phải phấn đấu những động lực khác, trụ cột khác của nền kinh tế.

Chứng khoán 'kỷ nguyên vươn mình': Làm sao hút vốn ngoại?

Chứng khoán 'kỷ nguyên vươn mình': Làm sao hút vốn ngoại?

(VNF) - Bước vào kỷ nguyên mới, nỗ lực tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và quyết tâm nâng cao chất lượng hàng hoá sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn trong ánh nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Để nông sản kể câu chuyện về con người, văn hóa Việt

Để nông sản kể câu chuyện về con người, văn hóa Việt

(VNF) - 'Vua' hồ tiêu Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group nói rằng hiện nay, nông sản Việt không chỉ là hàng hóa, mà còn kể câu chuyện về con người, văn hóa và tinh thần bền bỉ của Việt Nam. Đây chính là sức mạnh giúp nông sản Việt ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.

Hành trình vươn mình của thương hiệu cafe toàn cầu tại Việt Nam

Hành trình vươn mình của thương hiệu cafe toàn cầu tại Việt Nam

(VNF) - Kể từ khi chính thức ra mắt tại Việt Nam vào năm 2013, Starbucks đã không chỉ mang đến trải nghiệm cà phê cao cấp mà còn từng bước khẳng định vai trò là một thương hiệu toàn cầu với trách nhiệm xã hội sâu sắc. Trải qua một thập kỷ, Starbucks Vietnam đã chứng minh cam kết lâu dài với thị trường Việt Nam thông qua các hoạt động cộng đồng, chương trình bảo vệ môi trường, và chiến lược phát triển bền vững.

Ngân hàng 2025: Ba động lực lớn thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng mới

Ngân hàng 2025: Ba động lực lớn thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng mới

(VNF) - Với nền tảng vững chắc đã được đặt trong năm 2024, năm 2025 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng cho những cú hích đột phá của ngành ngân hàng.

10 dấu ấn giao thông 2024: Những công trình lớn và quyết sách lịch sử

10 dấu ấn giao thông 2024: Những công trình lớn và quyết sách lịch sử

(VNF) - Năm 2024, ngành giao thông vận tải ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng, trong đó đáng chú ý là việc Quốc hội thông qua chủ đương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hoàn thành nhiều tuyến đường bộ cao tốc, Hà Nội và TP.HCM vận hành 2 tuyến Metro hiện đại

Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

(VNF) - Trong năm 2024, ngành ngân hàng ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật, trong đó phải kể đến những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá... cũng như những tín hiệu tích cực từ việc chuyển giao các ngân hàng 0 đồng.

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

(VEF) - Người dân còn hoài nghi, e ngại với bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau nhưng chắc chắn không “quay lưng”, bởi những lợi ích lâu dài mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho người tham gia nói riêng, cho an sinh xã hội nói chung

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(VNF) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

(VNF) - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), cùng VietnamFinance điểm tên những bóng hồng tiêu biểu trong ngành tài chính.

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.