Giữa tháng 3, các quan chức hải quan Hồng Kông đã phát hiện một hoạt động buôn lậu bất thường.

Khi mở cửa chiếc container dài 40 feet (120m), các quan chức không phát hiện ma túy hay hàng giả, mà là hơn 25 tấn antimon - một kim loại hiếm được dùng để chế tạo thiết bị quân sự. Antimon nằm trong danh sách kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt của Trung Quốc từ năm ngoái.

Vài tuần sau, tỉnh Quảng Tây ở miền nam Trung Quốc cũng ghi nhận một vụ việc tương tự. Lần này, các cán bộ hải quan địa phương đã chặn một lô hàng bismuth với hàm lượng 55,3% – một kim loại hiếm khác cũng nằm trong danh sách kiểm soát xuất khẩu.

Những vụ việc này là dấu hiệu cho thấy áp lực rất lớn mà các nhà sản xuất công nghệ cao trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, đang phải đối mặt khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu khoáng sản chiến lược khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra.

Khoáng sản chiến lược là những nguyên liệu thiết yếu để sản xuất rất nhiều thứ, từ điện thoại thông minh cho đến máy bay chiến đấu. Do đó, việc Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ nguồn cung khoáng sản chiến lược toàn cầu đã trở thành một trong những đòn bẩy lớn nhất của nước này trước Mỹ. Điều này mang lại lợi thế quan trọng khi Bắc Kinh tiếp tục đàm phán hạ thuế quan với Washington.

Khoáng sản chiến lược là những nguyên liệu thiết yếu để sản xuất rất nhiều thứ, từ điện thoại thông minh cho đến máy bay chiến đấu. (Ảnh: Unplash).

Trung Quốc hạn chế xuất khẩu, ngành sản xuất Mỹ “ngấm đòn”

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã áp các biện pháp hạn chế xuất khẩu với hơn chục loại khoáng sản quan trọng, trong đó có đất hiếm. Theo các chuyên gia, Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc khoảng 70% lượng nhập khẩu đất hiếm.

Nếu hạn chế xuất khẩu tiếp tục được Trung Quốc duy trì, ngành sản xuất công nghệ cao của Mỹ có thể bị tê liệt.

Theo ước tính của giáo sư Vương Hiểu Tùng tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, chỉ riêng một chiếc tiêm kích F-35 đã cần tới 417kg vật liệu đất hiếm để chế tạo hệ thống dẫn đường tên lửa. Đặc biệt, Lầu Năm Góc chỉ còn đủ dự trữ nam châm đất hiếm để chế tạo F-35 trong khoảng 18 tháng nữa.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Trung Quốc đã tác động mạnh mẽ đến thị trường toàn cầu. Giá của một số nguyên tố đất hiếm đã tăng vọt hơn 200%, lên tới 3.000 USD/kg.

Các công ty công nghệ Mỹ là những “nạn nhân” trực tiếp của tình trạng này. Trong tuyên bố gần đây, CEO Tesla Elon Musk thừa nhận tình trạng thiếu nam châm đất hiếm đang ảnh hưởng đến tiến độ phát triển robot hình người Optimus của công ty.

Một số công ty đã phải áp dụng biện pháp cực đoan để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung. Theo South China Morning Post, một công ty Mỹ cho biết nhà cung cấp của họ đã cố gắng vận chuyển đất hiếm ra khỏi Trung Quốc mà không có giấy phép xuất khẩu, nhưng ít nhất một lô hàng đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc chặn lại.

Nếu Trung Quốc tiếp tục hạn chế xuất khẩu những loại khoáng sản quan trọng, ngành sản xuất công nghệ cao của Mỹ có thể bị tê liệt. (Ảnh: Getty Images).

Đất hiếm - "Át chủ bài" của Trung Quốc

Ngày 12/5, Washington và Bắc Kinh đã đạt một thỏa thuận tạm thời hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan. Cụ thể, Mỹ giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30% trong 90 ngày.

Theo giáo sư Vương, đất hiếm là yếu tố chiến lược, thậm chí có thể là yếu tố quan trọng nhất khiến Mỹ chấp nhận giảm thuế.

Giữa căng thẳng thương mại, đất hiếm đã trở thành một biến số then chốt và quan trọng.

Giáo sư Vương Hiểu Tùng (Đại học Nhân dân Trung Quốc)

Trong tuyên bố chung ngày 12/5, Trung Quốc tuyên bố đồng ý tạm dừng hoặc gỡ bỏ tất cả các “biện pháp đối phó phi thuế quan”. Tuy nhiên, tuyên bố không đề cập đến việc dừng các biện pháp hạn chế xuất khẩu khoáng sản. Trong khi đó, giới chức Trung Quốc đã phát động một chiến dịch mới nhằm ngăn chặn việc buôn lậu khoáng sản quan trọng.

Theo các nhà phân tích, Washington gần như không có đối sách nào hiệu quả trong ngắn hạn để đối phó với sự thống trị của Bắc Kinh trong lĩnh vực khoáng sản chiến lược.

Tại Mỹ, mỏ đất hiếm lớn duy nhất đang hoạt động là Mountain Pass ở California. Tuy nhiên, mỏ này chủ yếu khai thác đất hiếm nhẹ, chỉ có khoảng 5% trữ lượng đất hiếm nặng, trong khi đất hiếm nặng mới là loại khoáng sản đặc biệt quan trọng với ngành hàng không vũ trụ và quốc phòng.

Bên cạnh đó, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Mỹ hiện tại chưa có năng lực nội địa để tách và tinh luyện đất hiếm nặng. Giáo sư Vương Hiểu Tùng cho rằng trong lĩnh vực này, công nghệ của Mỹ tụt hậu 20 năm so với Trung Quốc.

Mỏ đất hiếm Mountain Pass ở California, Mỹ. (Ảnh: Getty Image)

Vị thế “độc tôn” của Trung Quốc

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có trữ lượng đất hiếm lớn. Nhiều mỏ lớn đã được tìm thấy tại Australia, Brazil, Chile, Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, Trung Quốc gần như là quốc gia duy nhất có khả năng khai thác và tinh luyện khoáng sản ở quy mô lớn. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Trung Quốc chiếm 92% sản lượng tinh luyện đất hiếm toàn cầu.

Thực chất, sự thống trị ngày nay của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản đã được chuẩn bị từ nhiều thập kỷ trước.

Theo chuyên gia năng lượng Tống Phong, trong những năm 2000, ngành khai thác của Trung Quốc được quản lý lỏng lẻo, chủ yếu đóng vai trò cung cấp nguyên liệu thô giá rẻ cho thế giới.

Nhưng kể từ năm 2011, Trung Quốc đã tiến hành tái cơ cấu quy mô lớn và áp dụng các biện pháp kiểm soát khai thác nghiêm ngặt hơn, bao gồm việc áp thuế và hạn ngạch xuất khẩu cho các vật liệu chủ chốt.

Theo nhà nghiên cứu Trần Vĩ Cường tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, dù Mỹ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và có thể tiếp cận các mỏ ở châu Phi, châu Úc và Mỹ Latinh, nhưng nước này không có được năng lực xử lý, một phần do lo ngại về môi trường.

“Mỹ không thể tiến hành phần lớn việc khai thác, tách lọc và luyện kim vì chúng gây tổn hại lớn về môi trường và sức khỏe. Một loạt quy định bảo vệ môi trường đã làm thui chột năng lực sản xuất khoáng sản quan trọng của nước này”, ông nói.

Trung Quốc có khả năng khai thác và tinh luyện khoáng sản vượt trội. (Ảnh: Getty Images)

Mỹ coi khoáng sản chiến lược là an ninh quốc gia

Tổng thống Donald Trump đã cố gắng khắc phục điểm yếu khoáng sản của Mỹ kể từ khi quay trở lại Nhà Trắng. Ngay trong ngày nhậm chức đầu tiên của nhiệm kì thứ 2, ông Trump đã đưa khoáng sản chiến lược lên thành vấn đề an ninh quốc gia.

Ông Trump tuyên bố tình trạng “khẩn cấp năng lượng quốc gia”, cảnh báo rằng năng lực tìm kiếm, sản xuất và tinh luyện khoáng sản chiến lược của Mỹ là “vô cùng yếu kém”.

Tới nay, ông Trump đã ký 2 sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường sản xuất khoáng sản trong nước, trong đó kêu gọi đẩy nhanh đầu tư vốn cho các dự án khoáng sản có khả năng thương mại.

Về mặt đối ngoại, ông Trump đang nỗ lực mua lại Greenland - hòn đảo bán tự trị giàu tài nguyên đất hiếm của Đan Mạch.

Bên cạnh đó, vào cuối tháng 4, sau hơn 2 tháng đàm phán căng thẳng, Mỹ và Ukraine đã ký một thỏa thuận cho phép Mỹ được quyền ưu tiên tiếp cận các dự án khai khoáng mới của Ukraine, đặc biệt là đất hiếm.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng hiện Ukraine không có đủ năng lực chế biến để thay thế vị trí nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc.

“Ukraine sẽ phải mất đến hơn một thập kỉ mới có thể đủ năng lực tinh luyện khoáng sản để đưa vào sử dụng”, ông Trần Vĩ Cường cho biết.

“Nếu Mỹ muốn giải quyết các vấn đề an ninh chuỗi cung ứng thông qua ngoại giao và tìm kiếm đối tác để thay thế nguồn cung từ Trung Quốc, họ sẽ phải đưa ra một mức độ hỗ trợ tài chính hoặc ngoại giao nhất định”, nhà nghiên cứu Hầu Lỗi tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định.

“Đó là lý do vì sao vị thế ‘độc tôn’ của Trung Quốc sẽ vẫn được duy trì trong ngắn hạn”, ông khẳng định thêm.

Lê Ngọc - 30/05/2025

Theo South China Morning Post

Ngân hàng nhỏ chuyển đổi số: Tương lai thuộc về những người dám đổi mới

Ngân hàng nhỏ chuyển đổi số: Tương lai thuộc về những người dám đổi mới

(VNF) - Chuyển đổi số đã trở thành trọng tâm tất cả các ngân hàng. Song, khác với những ngân hàng quy mô lớn, những ngân hàng quy mô nhỏ lại đang khá “thầm lặng” trong cuộc đua chuyển đổi số.

Vai trò của tài chính cá nhân, gia đình trong kỷ nguyên mới

Vai trò của tài chính cá nhân, gia đình trong kỷ nguyên mới

(VNF) - Trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, tài chính cá nhân không chỉ là vấn đề riêng của từng cá nhân/gia đình mà phải thực sự trở thành một trong ba trụ cột của hệ thống tài chính quốc gia

Á hậu Huyền My: ‘Kinh doanh không chỉ lợi nhuận mà còn cảm xúc và trải nghiệm’

Á hậu Huyền My: ‘Kinh doanh không chỉ lợi nhuận mà còn cảm xúc và trải nghiệm’

(VNF) - Á hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Trần Huyền My đang dần khẳng định mình trong vai trò nữ doanh nhân trẻ tài năng. Trong các lĩnh vực mới, cô đều cho thấy sự lao động nghiêm túc và đầy tâm huyết.

Hoa hậu Ngọc Hân: 'Đầu tư là đam mê, nghệ thuật là tri kỷ'

Hoa hậu Ngọc Hân: 'Đầu tư là đam mê, nghệ thuật là tri kỷ'

(VNF) - Hoa hậu Ngọc Hân được biết đến với vẻ đẹp trí tuệ sắc sảo. Bên cạnh sự nghiệp nghệ thuật, Ngọc Hân ngày càng khẳng định được mình trong vai trò doanh nhân và nhà đầu tư. Đến nay, Ngọc Hân đã xây dựng được một hệ thống kinh doanh đa dạng, từ thời trang, nghệ thuật, đến đầu tư tài chính, bất động sản...

Nắn thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhưng mở lối cho trái phiếu hạ tầng?

Nắn thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhưng mở lối cho trái phiếu hạ tầng?

(VNF) - Vai trò của trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là rất quan trọng trong việc phát triển các dự án hạ tầng, bởi các dự án này đều đòi hỏi vốn lớn và thời hạn thu hồi vốn rất dài, có thể lên đến 15-20 năm hoặc hơn, theo nhận định của ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings.

Tổng giám đốc ACB: 'Rất lãng phí nếu đầu tư AI chỉ để 'làm đẹp hồ sơ'

Tổng giám đốc ACB: 'Rất lãng phí nếu đầu tư AI chỉ để 'làm đẹp hồ sơ'

(VNF) - Những lợi ích mà AI mang lại cho các ngân hàng là điều không thể phủ nhận. Song, theo ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), để có thể hái được trái ngọt, các ngân hàng sẽ phải vượt qua nhiều thách thức và sẽ rất lãng phí nếu như đầu tư lớn cho hạ tầng, mô hình và nhân sự AI chỉ để ‘làm đẹp hồ sơ’.

Giải mã khoản đầu tư 100 tỷ USD của ‘gã khổng lồ chip’ TSMC vào Mỹ

Giải mã khoản đầu tư 100 tỷ USD của ‘gã khổng lồ chip’ TSMC vào Mỹ

(VNF) - Khoản đầu tư 100 tỷ USD của nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC sẽ thúc đẩy đáng kể ngành sản xuất chất bán dẫn của Mỹ nhưng nó sẽ định hình mối quan hệ Mỹ - Đài Loan như thế nào vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tăng trưởng hướng tới 2 con số: Kích hoạt động lực từ kinh tế tư nhân

Tăng trưởng hướng tới 2 con số: Kích hoạt động lực từ kinh tế tư nhân

(VNF) - Để tạo động lực cho tăng trưởng cao trong năm 2025, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cho rằng bên cạnh việc thúc đẩy “cỗ xe tam mã” truyền thống là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư, Chính phủ còn phải phấn đấu những động lực khác, trụ cột khác của nền kinh tế.

Chứng khoán 'kỷ nguyên vươn mình': Làm sao hút vốn ngoại?

Chứng khoán 'kỷ nguyên vươn mình': Làm sao hút vốn ngoại?

(VNF) - Bước vào kỷ nguyên mới, nỗ lực tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và quyết tâm nâng cao chất lượng hàng hoá sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn trong ánh nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Để nông sản kể câu chuyện về con người, văn hóa Việt

Để nông sản kể câu chuyện về con người, văn hóa Việt

(VNF) - 'Vua' hồ tiêu Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group nói rằng hiện nay, nông sản Việt không chỉ là hàng hóa, mà còn kể câu chuyện về con người, văn hóa và tinh thần bền bỉ của Việt Nam. Đây chính là sức mạnh giúp nông sản Việt ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.

Hành trình vươn mình của thương hiệu cafe toàn cầu tại Việt Nam

Hành trình vươn mình của thương hiệu cafe toàn cầu tại Việt Nam

(VNF) - Kể từ khi chính thức ra mắt tại Việt Nam vào năm 2013, Starbucks đã không chỉ mang đến trải nghiệm cà phê cao cấp mà còn từng bước khẳng định vai trò là một thương hiệu toàn cầu với trách nhiệm xã hội sâu sắc. Trải qua một thập kỷ, Starbucks Vietnam đã chứng minh cam kết lâu dài với thị trường Việt Nam thông qua các hoạt động cộng đồng, chương trình bảo vệ môi trường, và chiến lược phát triển bền vững.

Ngân hàng 2025: Ba động lực lớn thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng mới

Ngân hàng 2025: Ba động lực lớn thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng mới

(VNF) - Với nền tảng vững chắc đã được đặt trong năm 2024, năm 2025 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng cho những cú hích đột phá của ngành ngân hàng.

10 dấu ấn giao thông 2024: Những công trình lớn và quyết sách lịch sử

10 dấu ấn giao thông 2024: Những công trình lớn và quyết sách lịch sử

(VNF) - Năm 2024, ngành giao thông vận tải ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng, trong đó đáng chú ý là việc Quốc hội thông qua chủ đương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hoàn thành nhiều tuyến đường bộ cao tốc, Hà Nội và TP.HCM vận hành 2 tuyến Metro hiện đại

Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

(VNF) - Trong năm 2024, ngành ngân hàng ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật, trong đó phải kể đến những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá... cũng như những tín hiệu tích cực từ việc chuyển giao các ngân hàng 0 đồng.

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

(VEF) - Người dân còn hoài nghi, e ngại với bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau nhưng chắc chắn không “quay lưng”, bởi những lợi ích lâu dài mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho người tham gia nói riêng, cho an sinh xã hội nói chung