Ngắm toàn cảnh Ecopark từ trên cao: Điểm nhấn của đô thị Văn Giang
(VNF) - Sự xuất hiện và phát triển của khu đô thị Ecopark đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị bất động sản tại huyện Văn Giang.
Trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam, tài chính cá nhân không chỉ là vấn đề riêng của từng cá nhân/gia đình mà phải thực sự trở thành một trong ba trụ cột của hệ thống tài chính quốc gia, một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, đã có cuộc trò chuyện với TS. Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) xung quanh vấn đề quan trọng này.
Việt Nam đang tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển bứt phá, tăng tốc. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Vậy tài chính cá nhân, gia đình có vai trò như thế nào trong tiến trình này. Thưa ông?
TS. Lê Minh Nghĩa: Trong tiến trình Việt Nam hội nhập sâu rộng và chuyển mình theo hướng hiện đại hóa, bước vào kỷ nguyên mới, phát triển bứt phá, tài chính cá nhân, gia đình ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Thứ nhất, là huyết mạch để nuôi dưỡng tế bào nền tảng kinh tế cá nhân, gia đình vững chắc, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo cơ sở cho đất nước phát triển bứt phá bước vào kỷ nguyên mới. Chúng ta luôn khẳng định, mỗi cá nhân, gia đình là tế bào của xã hội, thì tài chính cá nhân, gia đình chính là huyết mạch để nuôi dưỡng các tế bào này. Nếu huyết mạch thông thì nền tảng kinh tế gia đình vững chắc, tạo cơ sở cho thị trường vận hành ổn định, cho đất nước phát triển bứt phá; nếu bị tắc nghẽn thì không chỉ các tế bào mà cả thị trường tài chính và xã hội cũng bị rung lắc ảnh hưởng.
Thứ hai, tài chính cá nhân, gia đình có vai trò là một trong ba trụ cột của hệ thống tài chính quốc gia. Chúng ta biết rằng, cấu trúc hệ thống tài chính của mọi quốc gia đều dựa trên 3 trụ cột: tài chính nhà nước (hay tài chính công), tài chính doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp và tổ chức), và tài chính cá nhân (hay tài chính dân cư gồm: cá nhân và hộ gia đình). Nếu hình dung, hệ thống tài chính Việt Nam đứng ở thế chân kiềng với ba trụ cột nêu trên, thì trụ cột tài chính cá nhân, do nhiều nguyên nhân khác nhau, còn đang là chân kiềng yếu nhất có nguy cơ thách thức sự phát triển ổn định và bền vững của hệ thống tài chính quốc gia, không những vậy, còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống của người dân, an sinh xã hội.
Thứ ba, Tài chính cá nhân, gia đình đóng vai trò ngày càng quan trọng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn trên cơ sở định hướng tiêu dùng, đầu tư, tăng cường quản trị rủi ro và do đó, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế.
Một là, trong nền kinh tế số, vai trò của tài chính cá nhân, gia đình ngày càng trở nên thiết yếu, thay đổi cách con người kiếm tiền, chi tiêu và quản lý tài chính hiệu quả: (1) Tạo ra cơ hội tăng thu nhập từ nền kinh tế số. Các nhà đầu tư cá nhân có thể: sử dụng ngân hàng số, ví điện tử, tiền điện tử và các nền tảng fintech để giao dịch, tiết kiệm và đầu tư hiệu quả hơn. (2) Thích ứng với công nghệ tài chính số: Sử dụng ngân hàng số, ví điện tử, tiền điện tử và các nền tảng fintech, làm việc từ xa để giao dịch, tiết kiệm và theo dõi chi tiêu, lập kế hoạch tài chính cá nhân, giúp mở rộng nguồn thu nhập. (3) Tăng cường quản trị rủi ro tài chính số: Việc nâng cao nhận thức và thực hành các thói quen tài chính bền vững, sẽ giúp cá nhân, gia đình quản lý tài chính một cách thông minh, giúp hạn chế rủi ro và duy trì sự ổn định trong cuộc sống.
Hai là, trong nền kinh tế xanh, tài chính cá nhân và gia đình có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy định hướng tiêu dùng và đầu tư, tiết kiệm xanh: Ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm sử dụng túi nhựa, đồ dùng một lần; Chuyển sang sử dụng phương tiện giao thông xanh như xe đạp, xe điện hoặc phương tiện công cộng để giảm khí thải. Đầu tư vào các giải pháp tài chính xanh (Hỗ trợ các doanh nghiệp có chính sách phát triển bền vững thông qua đầu tư chứng khoán ESG; Lựa chọn gửi tiết kiệm tại các ngân hàng cam kết tài trợ cho các dự án xanh. Tiết kiệm năng lượng, tối ưu tài chính gia đình thông qua: sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió) để giảm chi phí và bảo vệ môi trường; Áp dụng mô hình "nhà ở xanh" giúp tiết kiệm điện, nước và tối ưu chi phí sinh hoạt…
Ba là, trong nền kinh tế tuần hoàn: tài chính cá nhân, gia đình có thể đóng góp vai trò thông qua: cách mua sắm các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng thay vì dùng một lần; Tận dụng đồ cũ, mua hàng second-hand hoặc tham gia vào nền kinh tế chia sẻ (thuê đồ, trao đổi hàng hóa); Ưu tiên tiêu dùng từ các công ty cam kết tái chế, giảm rác thải nhựa và phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường; Đầu tư vào các doanh nghiệp phát triển công nghệ tái chế, năng lượng tái tạo, xử lý rác thải; Giảm chi tiêu không cần thiết bằng cách sử dụng lại, sửa chữa đồ cũ thay vì mua mới; Ứng dụng mô hình “zero waste” (không rác thải) để tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường…
Thứ tư, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quá trình thúc đẩy hình thành thói quen tiết kiệm và đầu tư giúp cá nhân có nguồn vốn để đầu tư vào giáo dục, đào tạo và phát triển sự nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – yếu tố then chốt cho quá trình chuyển mình của đất nước. Sự phát triển của thị trường chứng khoán, bất động sản và các sản phẩm tài chính hiện đại thông qua tài chính số mở ra nhiều cơ hội đầu tư. Việc nắm bắt thông tin và kiến thức đầu tư sẽ giúp cá nhân gia tăng giá trị tài sản, đầu tư nâng cao trí lực, thể lực, trau dồi chuyên môn tay nghề góp phần tạo ra nền tảng kinh tế vững chắc cho bản thân và gia đình.
Theo ông, những thách thức lớn nhất mà người dân Việt Nam đang đối mặt trong việc quản lý tài chính cá nhân hiện nay là gì? Làm thế nào để các cá nhân có thể thích ứng và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trong kỷ nguyên mới?
TS. Lê Minh Nghĩa: Thách thức lớn nhất, đó là phần lớn người dân còn thiếu kiến thức kinh tế tài chính, chỉ số về hiểu biết tài chính cá nhân của người dân Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan, Malaysia, chỉ cao hơn Campuchia, và chưa tương xứng với tốc độ phát triển, hội nhập quốc tế nhanh chóng của nền kinh tế. Thay vì làm giàu dựa trên lao động chân chính thì một bộ phận không nhỏ cá nhân làm giàu bằng đầu cơ, chụp giật… gây hại cho chính họ và cả hệ sinh thái đầu tư. Tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường tài chính (chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản…) chiếm phần lớn hơn rất nhiều tỷ lệ nhà đầu tư tổ chức; các nhà đầu tư cá nhân thiếu kiến thức, kinh nghiệm đầu tư, năng lực tài chính thấp…
Trong khi các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính tư nhân, danh xưng tư vấn tài chính hoạt động tự phát… khiến nhà đầu tư cá nhân đối mặt rất nhiều hệ lụy, bị sập bẫy lừa đảo về tài chính, nhất là tín dụng đen, sàn đầu tư ảo, tội phạm về an ninh, trật tự xã hội gia tăng, nhiều gia đình tan cửa, nát nhà… tác động tiêu cực đến thị trường.
Bên cạnh đó, cũng không thể không đề cập đến những thách thức từ môi trường, bối cảnh chung. Đó là nền kinh tế diễn biến phức tạp, ngày càng khó dự đoán, lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao, đặc biệt là diễn biến về giá nhà ở, giá đất, như đã thấy trong thời gian vừa qua, gây áp lực tài chính lớn cho người dân. Thực trạng già hóa dân số cũng là một thách thức khiến cho người dân Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ “già trước khi giàu”, trong dài hạn, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì thu nhập và tiết kiệm, giảm khả năng lao động, chi phí y tế cao và gia tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hội.
Ngoài ra sự phát triển cách mạng 4.0, của nền kinh tế số, tài chính số, của thị trường dịch vụ tài chính… vừa là cơ hội, nhưng cũng vừa là thách thức. Nếu người dân có đủ kiến thức, kỹ năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính phù hợp, thì đó là cơ hội. Nhưng nếu họ không có đủ kiến thức, lại không có hệ thống nhân viên tư vấn tài chính có đủ năng lực và đạo đức hành nghề, thì có thể gặp phải rất nhiều rủi ro.
Để giúp người dân có thể thích ứng và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, chúng tôi cho rằng, Đảng, Nhà nước ta đã có sự quan tâm, thúc đẩy cho vấn đề này. Có thể kể đến như Quyết định số 149 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đế năm 2025, định hướng đến năm 2030; một số chương trình truyền thông, giáo dục tài chính cá nhân cũng đã được triển khai, mặc dù chưa đồng bộ, chưa rộng khắp.
Đặc biệt gần đây, tại Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng (Tài liệu sử dụng tại Đại hội Chi bộ, Đảng bộ cơ sở), trong phần về nhiệm vụ và giải pháp, Đảng ta đã chỉ rõ, cần phải: “Phát triển toàn diện con người Việt Nam về đạo đức, nhân cách, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thẩm mỹ, thể lực, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp và quản lý tài chính cá nhân, hộ gia đình”.
Nhưng để thực hiện được nhiệm vụ giải pháp này, chúng tôi cho rằng sự chủ động của từng người dân là rất quan trọng. Mỗi người dân cần chủ động học tập, nâng cao kiến thức kinh tế tài chính cho mình. Như lời Bác Hồ đã dạy:“Bây giờ ta phải học tập lý luận kinh tế tài chính, phải học tập cách tổ chức kinh tế tài chính cho khéo. Chủ nghĩa Mác căn bản là kinh tế. Không học kinh tế, không tiến bộ được. Trong chiến tranh ta dốc vào quân sự thì hòa bình, ta phải dốc vào kinh tế tài chính”.
Bên cạnh đó, sẽ là sự vào cuộc đồng bộ của toàn bộ hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, đặc biệt là các định chế tài chính để hỗ trợ giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí kinh tế tài chính cho người dân.
VFCA có thể xem là tổ chức xã hội nghề nghiệp tiên phong trong việc nghiên cứu và thúc đẩy tài chính cá nhân tại Việt Nam. Xin ông cho biết đâu là lý do khiến ông và VFCA quyết định lựa chọn lĩnh vực rất mới và khó này?
TS. Lê Minh Nghĩa: Có ba lý do chính dẫn đến việc VFCA quyết định “dấn thân” đồng hành cùng người dân, các doanh nghiệp, định chế tài chính, thúc đẩy nâng cao dân trí tài chính, quản lý, hoạch định tài chính cá nhân:
Đầu tiên, xuất phát từ thực tiễn: Dù đã có những nỗ lực tự phát về giáo dục tài chính cá nhân ở nhiều nơi, nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của đất nước, nhất là khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Các vấn đề nhức nhối như đầu cơ chụp giật, tham gia tín dụng đen, sập bẫy lừa đảo về tài chính, phần lớn xuất phát từ thiếu hụt kiến thức tài chính, đã tác động tiêu cực đến rất nhiều đối tượng như giới trẻ, các cặp vợ chồng, những người kinh doanh và những người cao tuổi. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là từ nhận thức. Hiện nay, nhận thức chung về tài chính cá nhân vẫn còn hạn chế, thậm chí có những quan điểm cho rằng quản lý tài chính cá nhân chỉ là "vấn đề bản năng" và không cần học.
Vì vậy, thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải thay đổi, mà trước hết là thay đổi về tư duy nhận thức, để thấy được tầm quan trọng của giáo dục tài chính cá nhân. Cái gốc của mọi sự phát triển đều bắt nguồn từ giáo dục. Đến nay giáo dục về tài chính cá nhân, quản lý tài chính cá nhân vẫn còn bị bỏ ngỏ, tự phát, trong khi giáo dục, đào tạo về tài chính doanh nghiệp, tài chính nhà nước đã được cả hệ thống giáo dục quan tâm và đầu tư từ rất sớm. Đã đến lúc phải nhận thức đúng, hành động ngay về việc giáo dục về tài chính cá nhân, quản lý tài chính cá nhân trong cả hệ thống chính trị, xã hội và nhất là hệ thống giáo dục đào tạo.
Kế đến, xuất phát từ lý luận: Qua các nghiên cứu khoa học và khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng tài chính cá nhân, gia đình là một yếu tố cốt lõi không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại, với tư cách là huyết mạch nuôi dưỡng các tế bào tài chính vi mô (cá nhân, gia đình) và là một trong ba trụ cột (chân kiềng) của hệ thống tài chính quốc gia. Là một trong ba trụ cột (chân kiềng) của hệ thống tài chính quốc gia, trụ cột tài chính cá nhân cần được quan tâm tự giác xây dựng tạo lập tương ứng với hai trụ cột tài chính nhà nước và tài chính doanh nghiệp, tạo thành thế chân kiềng vững chắc làm bệ đỡ cho nền tài chính quốc gia phát triển lành mạnh, bền vững.
Ba là, xuất phát từ kinh nghiệm quốc tế: Các quốc gia phát triển đã chứng minh rằng việc nâng cao dân trí tài chính là yếu tố then chốt để tạo nên sự ổn định và bền vững kinh tế. Ví dụ, người Do Thái – nổi tiếng với sự thông thái về quản lý tài chính – luôn coi trọng giáo dục tài chính từ nhỏ, giúp các thế hệ trẻ phát triển tư duy đầu tư và tiết kiệm. Tại Mỹ, giáo dục tài chính cá nhân đã được lồng ghép vào hệ thống giáo dục từ bậc phổ thông đến đại học, giúp người dân xây dựng thói quen quản lý tài chính hiệu quả. Đến nay, chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính đã được xây dựng, triển khai tại 59 quốc gia.
VFCA đã và đang có những sáng kiến/chương trình nào để thúc đẩy tài chính cá nhân, đặc biệt nâng cao nhận thức và kỹ năng tài chính cá nhân cho người dân Việt Nam?
TS. Lê Minh Nghĩa: Ngay từ khi thành lập năm 2019, lắng nghe những trăn trở, vướng mắc của các hội viên, các doanh nghiệp và các định chế tài chính, nghiên cứu các tài liệu, khảo sát việc dạy và học trong hệ thống giáo dục, chúng tôi thấy có khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn về tài chính cá nhân. Từ đó, chúng tôi quyết định bắt tay vào nghiên cứu, tổ chức tọa đàm, hội thảo… tìm hiểu thực trạng tài chính cá nhân cũng như quản lý, hoạch định tài chính cá nhân, từng bước triển khai các chương trình tuyên truyền, quảng bá, tổ chức đào tạo nhằm thúc đẩy giáo dục tài chính cá nhân, với mục tiêu sứ mệnh góp phần giúp mỗi người dân, mỗi gia đình có được những tri thức cơ bản về quản lý tài chính cá nhân, tạo ra những chuyên gia tư vấn độc lập về tài chính cá nhân theo chuẩn mực quốc tế, từng bước vươn tới tự chủ tài chính và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Trong những năm qua, chúng tôi đã nỗ lực, bền bỉ triển khai nhiều hoạt động cụ thể liên quan đế lĩnh vực này, như triển khai các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về tài chính cá nhân và đã nghiệm thu 1 đề tài với chủ đề: Phát triển hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp; tổ chức diễn đàn thường niên, hội thảo, tọa đàm về chủ đề tài chính cá nhân tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, kết thúc các sự kiện đều tổng hợp các ý kiến để gửi các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; triển khai truyền thông mạnh mẽ về việc nâng cao dân trí kinh tế tài chính, phổ cập kiến thức tài chính cho người dân thông qua các kênh báo chí, truyền thanh, truyền hình…
Chúng tôi cũng đã kết nối và xây dựng cộng đồng chuyên gia, thành lập Ban Điều hành Tài chính Cá nhân với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế, tài chính, và đại diện các trường đại học lớn thuộc khối kinh tế trong cả nước; gửi công văn xin ý kiến các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan về Dự thảo Bộ tiêu chuẩn hành nghề Hoạch định tài chính cá nhân tại Việt Nam nhằm chuẩn hóa các hoạt động này theo tiêu chuẩn quốc tế (FPSB) và đã nhận được các phản hồi tích cực…
Chúng tôi cam kết thúc đẩy giáo dục, nâng cao dân trí kinh tế tài chính cá nhân để người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu và quản lý tài chính một cách hiệu quả, thúc đẩy đào tạo nghề hoạch định tài chính cá nhân theo chuẩn mực quốc tế, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực, hướng tới góp phần xây dựng hệ thống tài chính quốc gia phát triển bền vững và hội nhập quốc tế thành công trong kỷ nguyên mới.
(VNF) - Sự xuất hiện và phát triển của khu đô thị Ecopark đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị bất động sản tại huyện Văn Giang.
(VNF) - Á hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Trần Huyền My đang dần khẳng định mình trong vai trò nữ doanh nhân trẻ tài năng. Trong các lĩnh vực mới, cô đều cho thấy sự lao động nghiêm túc và đầy tâm huyết.
(VNF) - Hoa hậu Ngọc Hân được biết đến với vẻ đẹp trí tuệ sắc sảo. Bên cạnh sự nghiệp nghệ thuật, Ngọc Hân ngày càng khẳng định được mình trong vai trò doanh nhân và nhà đầu tư. Đến nay, Ngọc Hân đã xây dựng được một hệ thống kinh doanh đa dạng, từ thời trang, nghệ thuật, đến đầu tư tài chính, bất động sản...
(VNF) - Vai trò của trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là rất quan trọng trong việc phát triển các dự án hạ tầng, bởi các dự án này đều đòi hỏi vốn lớn và thời hạn thu hồi vốn rất dài, có thể lên đến 15-20 năm hoặc hơn, theo nhận định của ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinRatings.
(VNF) - Những lợi ích mà AI mang lại cho các ngân hàng là điều không thể phủ nhận. Song, theo ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), để có thể hái được trái ngọt, các ngân hàng sẽ phải vượt qua nhiều thách thức và sẽ rất lãng phí nếu như đầu tư lớn cho hạ tầng, mô hình và nhân sự AI chỉ để ‘làm đẹp hồ sơ’.
(VNF) - Khoản đầu tư 100 tỷ USD của nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới TSMC sẽ thúc đẩy đáng kể ngành sản xuất chất bán dẫn của Mỹ nhưng nó sẽ định hình mối quan hệ Mỹ - Đài Loan như thế nào vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.
(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.
(VNF) - Để tạo động lực cho tăng trưởng cao trong năm 2025, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cho rằng bên cạnh việc thúc đẩy “cỗ xe tam mã” truyền thống là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư, Chính phủ còn phải phấn đấu những động lực khác, trụ cột khác của nền kinh tế.
(VNF) - Bước vào kỷ nguyên mới, nỗ lực tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và quyết tâm nâng cao chất lượng hàng hoá sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn trong ánh nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài.
(VNF) - 'Vua' hồ tiêu Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group nói rằng hiện nay, nông sản Việt không chỉ là hàng hóa, mà còn kể câu chuyện về con người, văn hóa và tinh thần bền bỉ của Việt Nam. Đây chính là sức mạnh giúp nông sản Việt ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.
(VNF) - Kể từ khi chính thức ra mắt tại Việt Nam vào năm 2013, Starbucks đã không chỉ mang đến trải nghiệm cà phê cao cấp mà còn từng bước khẳng định vai trò là một thương hiệu toàn cầu với trách nhiệm xã hội sâu sắc. Trải qua một thập kỷ, Starbucks Vietnam đã chứng minh cam kết lâu dài với thị trường Việt Nam thông qua các hoạt động cộng đồng, chương trình bảo vệ môi trường, và chiến lược phát triển bền vững.
(VNF) - Với nền tảng vững chắc đã được đặt trong năm 2024, năm 2025 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng cho những cú hích đột phá của ngành ngân hàng.
(VNF) - Năm 2024, ngành giao thông vận tải ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng, trong đó đáng chú ý là việc Quốc hội thông qua chủ đương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hoàn thành nhiều tuyến đường bộ cao tốc, Hà Nội và TP.HCM vận hành 2 tuyến Metro hiện đại
(VNF) - Trong năm 2024, ngành ngân hàng ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật, trong đó phải kể đến những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá... cũng như những tín hiệu tích cực từ việc chuyển giao các ngân hàng 0 đồng.