Trong văn bản gửi các tổ chức tín dụng đầu năm 2025, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu rõ chuyển đổi số là một trong tám nhiệm vụ trọng tâm, đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Việc ứng dụng công nghệ giúp tối ưu quy trình, cắt giảm chi phí vận hành, từ đó, tạo dư địa để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ tăng trưởng tín dụng 16% và góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.

Trên thực tế, chuyển đổi số đã thâm nhập sâu vào nhiều hoạt động tại phần lớn các ngân hàng Việt Nam những năm qua. Từ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) đến ngân hàng số, chuyển đổi số đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy hiệu quả vận hành, tối ưu chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng, đồng thời trở thành “vũ khí cạnh tranh” của nhiều ngân hàng trong cuộc đua ngày càng gay cấn.

Trong khi đó, tại các ngân hàng quy mô nhỏ, dù có phần “thầm lặng” hơn, song, chuyển đổi số vẫn đang diễn ra.

Năm 2024, ABBank đã đầu tư phát triển ABBANK Business - nền tảng ngân hàng số mới với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp trong các tác vụ tài chính thường nhật. KienLong Bank cũng đã ra mắt nền tảng Ngân hàng số X-Digi nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng thông qua các phương tiện trực tuyến và không cần sự can thiệp của nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, KienLong Bank còn đang phát triển hàng loạt sản phẩm khác như nền tảng Digital banking, nền tảng Embedded banking (bao gồm máy thanh toán, máy STM), hệ thống phân tích dữ liệu AI,…

Dù các ngân hàng nhỏ đang nỗ lực chuyển đổi số, nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa thực sự rõ nét. Điều này phần nào thể hiện qua tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/tổng thu nhập), một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu suất vận hành.

Nếu như nhiều ngân hàng như Techcombank, MB, VPBank, ACB,… sử dụng các ứng dụng ngân hàng số và dịch vụ trực tuyến để giúp giảm chi phí duy trì chi nhánh truyền thống và nhân viên, từ đó giữ CIR ở mức thấp thì trái lại, các ngân hàng quy mô nhỏ như ABBank, KienLong Bank, Saigonbank, PGBank, VietABank,… đều ghi nhận mức CIR tăng mạnh so với cuối năm 2023.

Theo báo cáo tài chính quý IV/2024, tính đến ngày 31/12/2024, tỷ lệ CIR của Saigonbank ở mức 69,98%, tăng từ mức 48,7% của cuối năm 2023. Đồng thời, đây cũng là mức cao nhất trong toàn ngành. Các ngân hàng quy mô nhỏ khác như Bac A Bank, ABBank,... cũng đều chứng kiến tỷ lệ CIR tăng trong năm 2024. Trong khi đó, dù đã được cải thiện song tỷ lệ CIR của các ngân hàng còn lại như KienLong Bank, PGBank vẫn neo ở mức trên 50%.

Bên cạnh đó, nếu như các ngân hàng quy mô lớn như Techcombank, MB, ACB,… đã và đang tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như AI, Machine Learning (máy học), Deep Learning (học cấu trúc sâu) vào trong hoạt động chăm sóc khách hàng và vận hành nội bộ để tự động hóa các quy trình cung cấp dịch vụ và kiểm soát rủi ro thì chuyển đổi số tại các ngân hàng nhỏ dường như mới chỉ ở giai đoạn đầu với những sản phẩm chưa thực sự chuyên sâu.

Đồng thời, một số ngân hàng cũng từng phải chịu thất bại trong quá trình triển khai chuyển đổi số. Tại một diễn đàn năm 2024, bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Ngân hàng số của PVcomBank, từng tiết lộ ngân hàng đã phải dẹp bỏ dự án cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay online khi dự án chuyển đổi số này không thể thành công sau 5 năm “loay hoay”.

Chuyển đổi số không chỉ là xu hướng mà đích đến của hành trình này là mang lại giá trị thực tiễn, đặc biệt là lợi nhuận cho các ngân hàng. Với các ngân hàng lớn, công nghệ trở thành lợi thế cạnh tranh, nhưng với những ngân hàng nhỏ, khi nguồn lực hạn chế và hiệu quả chưa rõ ràng, liệu họ nên tiếp tục lao vào cuộc đua tốn kém, hay cần một chiến lược tinh gọn, thực dụng hơn - tập trung vào những giải pháp phù hợp với năng lực và thị trường ngách của mình?

Bà Chu Hồng Hạnh, chuyên gia chuyển đổi số, nhận định: “Chuyển đổi số không phải là một sự lựa chọn xa xỉ mà đã trở thành ‘điều bắt buộc’ đối với các ngân hàng quy mô nhỏ. Nếu không chuyển đổi số, các ngân hàng nhỏ sẽ càng tụt lùi về phía sau”.

Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, bà Hạnh cho rằng, khách hàng của các ngân hàng đang thay đổi từng ngày, buộc các ngân hàng cũng phải thay đổi theo. Ngày nay, thế hệ Gen Z, và sắp tới là Gen Beta được sinh ra và lớn lên trong môi trường số. Họ có thể tương tác, giao dịch ở bất kỳ đâu chỉ bằng một nút bấm. Rõ ràng, những khách hàng này cũng yêu cầu trải nghiệm ngân hàng được diễn ra tương tự: không cần đến quầy giao dịch và có thể thao tác mọi tác vụ một cách nhanh chóng, tiện lợi ngay trên điện thoại.

Công nghệ cũng đã thay đổi cuộc chơi của các ngân hàng. Số lượng chi nhánh lớn, nhân sự đông – vốn từng được coi là lợi thế cạnh tranh trực tiếp của các ngân hàng lớn – giờ đây không còn là yếu tố quan trọng số một. 10 năm trước, không ai nghĩ rằng các ngân hàng số như Cake by VPBank hay Timo có thể thu hút được một triệu khách hàng mà không cần chi nhánh.

“Trong kỷ nguyên số, lợi thế không còn thuộc về ngân hàng lớn hay nhỏ, mà thuộc về ngân hàng mang đến trải nghiệm số tốt nhất. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách, mở ra cơ hội để các ngân hàng nhỏ tận dụng lợi thế linh hoạt và bứt phá mạnh mẽ. Tương lai của ngân hàng không nằm trong tay những gã khổng lồ, mà thuộc về những người dám đổi mới”, bà Hạnh nói.

Trái với lo ngại rằng các ngân hàng nhỏ sẽ gặp bất lợi trong cuộc đua chuyển đổi số do quy mô hạn chế, chi phí đầu tư cao, thiếu nhân sự công nghệ giỏi và rủi ro triển khai, chuyên gia Chu Hồng Hạnh lại nhìn nhận đây chính là lợi thế của nhóm ngân hàng này.

Theo bà Hạnh, thay vì bị ràng buộc bởi hệ thống cồng kềnh và những rào cản phức tạp như các ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ có cấu trúc tinh gọn, linh hoạt hơn, giúp quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chi phí chỉ là yếu tố phụ và có nhiều yếu tố quan trọng hơn, ảnh hưởng đến sự thành hay bại của chiến lược chuyển đổi số mà các ngân hàng cần lưu tâm.

Đầu tiên, hoạt động chuyển đổi số đòi hỏi phải có một chiến lược rõ ràng, cụ thể và một quyết tâm cực kỳ cao độ từ ban điều hành cho đến các nhân viên cấp dưới trong ngân hàng, để sẵn sàng thay đổi bất kỳ địa hạt nào cần thiết, mạnh tay điều chỉnh – không có rào cản ở tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

“Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong câu chuyện chuyển đổi số chính là con người. Do đó, thay đổi tư duy, chuẩn bị năng lực cho chuyển đổi số là điều quan trọng bắt buộc cần thực hiện”, bà Hạnh nói.

Công nghệ là yếu tố cuối cùng của hoạt động chuyển đổi và cần phải lưu ý rằng không nhất thiết phải ứng dụng công nghệ phức tạp nhất mới là chuyển đổi số. Thay vào đó, công nghệ phù hợp, hiệu quả mới là từ khóa mà các ngân hàng cần chú trọng khi bắt đầu hành trình chuyển đổi số.

Đối với dữ liệu – “tài sản” quan trọng cho chuyển đổi số, các ngân hàng nhỏ nên chú trọng đến khía cạnh “chất lượng” và “cách khai thác” thay vì “số lượng”. Các ngân hàng có thể ứng dụng AI để phân tích hành vi khách hàng, hợp tác với các tổ chức đã có sẵn hệ sinh thái để để hiểu khách hàng hơn và sử dụng Open Banking để kết nối với bên thứ ba nhằm gia tăng dữ liệu.

“Suy cho cùng, ngành kinh doanh chính của ngân hàng vẫn là ‘làm ngân hàng’. Các ngân hàng không cần thiết phải trở thành một ‘big tech’. Thay vào đó các ngân hàng nên lựa chọn tăng cường hợp tác, kết nối với các fintech để tận dụng công nghệ có sẵn, ứng dụng nhanh và hiệu quả hơn. Nếu biết khai thác đúng cách, ngân hàng nhỏ vẫn có thể đưa ra các sản phẩm số thông minh không kém gì các ngân hàng lớn”, bà Hạnh nhấn mạnh.

Khánh Tú - 07/04/2025
Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

Tinh gọn bộ máy: Lợi ích đạt được lên tới hàng triệu tỷ đồng

(VNF) - “Cuộc cách mạng” tinh gọn bộ máy được đánh giá sẽ tạo ra những thay đổi quan trọng trong cơ cấu thu – chi ngân sách, thúc đẩy sự chuyển động nhanh, mạnh, hiệu quả của bộ máy hành chính, mang lại lợi ích rất lớn cho nền kinh tế trong dài hạn.

Tăng trưởng hướng tới 2 con số: Kích hoạt động lực từ kinh tế tư nhân

Tăng trưởng hướng tới 2 con số: Kích hoạt động lực từ kinh tế tư nhân

(VNF) - Để tạo động lực cho tăng trưởng cao trong năm 2025, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương, cho rằng bên cạnh việc thúc đẩy “cỗ xe tam mã” truyền thống là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư, Chính phủ còn phải phấn đấu những động lực khác, trụ cột khác của nền kinh tế.

Chứng khoán 'kỷ nguyên vươn mình': Làm sao hút vốn ngoại?

Chứng khoán 'kỷ nguyên vươn mình': Làm sao hút vốn ngoại?

(VNF) - Bước vào kỷ nguyên mới, nỗ lực tháo gỡ các rào cản kỹ thuật và quyết tâm nâng cao chất lượng hàng hoá sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn trong ánh nhìn của các nhà đầu tư nước ngoài.

Để nông sản kể câu chuyện về con người, văn hóa Việt

Để nông sản kể câu chuyện về con người, văn hóa Việt

(VNF) - 'Vua' hồ tiêu Phan Minh Thông, Chủ tịch Phúc Sinh Group nói rằng hiện nay, nông sản Việt không chỉ là hàng hóa, mà còn kể câu chuyện về con người, văn hóa và tinh thần bền bỉ của Việt Nam. Đây chính là sức mạnh giúp nông sản Việt ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.

Hành trình vươn mình của thương hiệu cafe toàn cầu tại Việt Nam

Hành trình vươn mình của thương hiệu cafe toàn cầu tại Việt Nam

(VNF) - Kể từ khi chính thức ra mắt tại Việt Nam vào năm 2013, Starbucks đã không chỉ mang đến trải nghiệm cà phê cao cấp mà còn từng bước khẳng định vai trò là một thương hiệu toàn cầu với trách nhiệm xã hội sâu sắc. Trải qua một thập kỷ, Starbucks Vietnam đã chứng minh cam kết lâu dài với thị trường Việt Nam thông qua các hoạt động cộng đồng, chương trình bảo vệ môi trường, và chiến lược phát triển bền vững.

Ngân hàng 2025: Ba động lực lớn thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng mới

Ngân hàng 2025: Ba động lực lớn thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng mới

(VNF) - Với nền tảng vững chắc đã được đặt trong năm 2024, năm 2025 được kỳ vọng sẽ trở thành bệ phóng cho những cú hích đột phá của ngành ngân hàng.

10 dấu ấn giao thông 2024: Những công trình lớn và quyết sách lịch sử

10 dấu ấn giao thông 2024: Những công trình lớn và quyết sách lịch sử

(VNF) - Năm 2024, ngành giao thông vận tải ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng, trong đó đáng chú ý là việc Quốc hội thông qua chủ đương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hoàn thành nhiều tuyến đường bộ cao tốc, Hà Nội và TP.HCM vận hành 2 tuyến Metro hiện đại

Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

Top 10 sự kiện nổi bật ngành ngân hàng năm 2024

(VNF) - Trong năm 2024, ngành ngân hàng ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật, trong đó phải kể đến những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá... cũng như những tín hiệu tích cực từ việc chuyển giao các ngân hàng 0 đồng.

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Hoàn thiện pháp lý giúp thị trường bảo hiểm phát triển bền vững

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

Người dân chắc chắn không “quay lưng” với bảo hiểm nhân thọ

(VEF) - Người dân còn hoài nghi, e ngại với bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau nhưng chắc chắn không “quay lưng”, bởi những lợi ích lâu dài mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho người tham gia nói riêng, cho an sinh xã hội nói chung

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

Quảng Ngãi quyết tâm là ‘bến đỗ’ của các tập đoàn kinh tế

(VNF) - Để các nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng chọn Quảng Ngãi làm “bến đỗ”

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

Dấu ấn những ‘bóng hồng’ ngành tài chính

(VNF) - Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), cùng VietnamFinance điểm tên những bóng hồng tiêu biểu trong ngành tài chính.

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

Doanh nhân Đỗ Tiến Dũng: 'Người hùng bất đắc dĩ' của Haxaco

(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

Tinh thần 'phụng sự xã hội' tạo dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp Việt

(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

Doanh nghiệp nước giải khát trên hành trình sản xuất xanh

(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX GROUP: Công nghệ hỗ trợ hoàn thiện hệ sinh thái thuận ích

ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

Phú Yên lập KCN rộng 1.115ha, thu hút đầu tư lọc hóa dầu luyện kim

(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.