Bộ Công Thương giục 4 lần, Petrolimex mới kiểm điểm trách nhiệm đầy đủ

Thụy Khanh - 14/04/2017 20:36 (GMT+7)

(VNF) - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, thiếu sót trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quản lý hoạt động kinh doanh tại tập đoàn.

4 lần thúc giục của Bộ Công Thương

Theo đó, vừa qua Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc Petrolimex đã tổ chức kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân theo kết luận luận của Thanh tra Chính phủ dưới sự chứng kiến của đại diện lãnh đạo Bộ và các vụ chức năng thuộc Bộ Công Thương. 

Buổi làm việc đã xác định trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân liên quan đến khuyết điểm, vi phạm trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quản lý hoạt động kinh doanh.

"Petrolimex đã thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các kiến nghị tại Thông báo số 2280/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ; đã kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến khuyết điểm, thiếu sót. 

"Qua kiểm điểm đã xác định được nguyên nhân, trách nhiệm của các tập thể và cá nhân liên quan và đề ra biện pháp khắc phục. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã nghiêm túc rút kinh nghiệm trong quản lý điều hành theo kết luận của Thanh tra Chính phủ đồng thời chỉ đạo, quán triệt các đơn vị thành viên nghiêm túc triển khai thực hiện", Bộ Công Thương cho biết.

Bộ Công Thương giục 4 lần, Petrolimex mới kiểm điểm trách nhiệm đầy đủ  ảnh 1

Bộ Công Thương nhiều lần ra văn bản thúc giục, thậm chí phê bình Petrolimex về việc chậm thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ

Trước đó, vào tháng 4 và tháng 9/2016 Bộ Công Thương đã 2 lần ra văn bản yêu cầu Petrolimex tổ chức họp kiểm điểm cá nhân, tập thể và các công ty đã để xảy ra các tồn tại, vi phạm và khẩn trương thực hiện các kiến nghị nêu trong Kết luận thanh tra số 1571/KL-TTCP của Thanh tra Chính phủ.

Thực hiện các chỉ đạo này, Petrolimex đã có báo cáo số 1271/LLX-HĐQT ngày 26/10/2016 về việc thực hiện Kết luận thanh tra. Tuy nhiên, còn một số nội dung chưa được triển khai thực hiện.  Do vậy, tháng 12/2016, Bộ lại tiếp tục có công văn yêu cầu Petrolimex tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tập thể và cá nhân liên quan.

Kết quả là sau đó Petrolimex đã có Công văn số 1583/PLX-HĐQT yêu cầu các cá nhân, đơn vị trực thuộc thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Các đơn vị thành viên như: Công ty cổ phần vận tải Xăng dầu VIPCO, Công ty Xăng dầu Khu vực II, Công ty Xăng dầu Khu vực III, Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ, Công ty Xăng dầu Khu vực I, Công ty Xăng dầu B12, Công ty Xăng dầu Khu vực V, Công ty Xăng dầu Phú Khánh đã thực hiện kiểm điểm trách nhiệm về các nội dung liên quan của kết luận thanh tra.

Các phòng, ban chức năng (Ban Chiến lược và Đầu tư, Phòng Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật, Phòng Tổ chức nhân sự, Phòng Đầu tư, Ban Tài chính của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) cũng đã triển khai kiểm điểm và báo cáo kết quả kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.

Tuy nhiên, việc triển khai kiểm điểm vẫn còn thiếu sót, dẫn đến ngày 11/1/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương có Công văn số 257/BCT-TTB nghiêm khắc phê bình Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chậm trễ trong việc thực hiện các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ.

Petrolimex đã sai phạm thế nào?

Theo văn bản số 2280/TB-TTCP ngày 1/9/2016 của Thanh tra Chính phủ "Thông báo nội dung thực hiện Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và một số đơn vị thành viên", Petrolimex đã vướng một loạt khuyết điểm, vi phạm.

Cụ thể, Công ty mẹ - Tập đoàn đã đầu tư tài chính ngoài ngành nghề kinh doanh chính (ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản) với tổng số tiền hơn 2.255 tỷ đồng. Trong đó đầu tư với giá trị lớn không đúng quy định như tăng vốn vào PG Bank 400 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex 171 tỷ đồng mà không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ;

Tăng vốn 51 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Bất động sản Petrolimex mà không có sự chấp thuận của Bộ Công Thương; sử dụng 231,89 tỷ đồng đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản không đúng với Nghị quyết của Hội đồng quản trị;

Ủy thác cho các đơn vị thành viên vay dài hạn để đầu tư xây dựng các công trình, dự án 414 tỷ đồng từ vốn chiếm dụng trong thanh toán, chưa bố trí được nguồn vốn cho xây dựng; chưa thực hiện nghiêm việc thoái vốn ngoài ngành theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng.

Bên cạnh đó, một số khoản đầu tư của Công ty mẹ - Tập đoàn có hiệu quả thấp như: đầu tư 178,5 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex và Công ty Cổ phần Bất động sản Petrolimex kém hiệu quả; 38,8 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Thương mại Tuyên Quang, Công ty TNHH Hóa chất PTN, Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Vân Phong từ năm 2010 đến thời điểm thanh tra không có cổ tức.

Công ty Cổ phần Vận tải Xăng dầu Vipco đầu tư 56 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần An Phú có nguy cơ mất vốn do làm ăn thua lỗ; Tổng công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đầu tư 5 tỷ đồng vào Công ty TNHH Đầu tư Thương mại PLG thua lỗ 134 triệu đồng…

các nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ ảnh 2

Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một loạt sai phạm, khuyết điểm của Petrolimex

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng kết luận Petrolimex và một số đơn vị thành viên thực hiện chưa đúng quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC trong việc trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu: xác định sai sản lượng xăng dầu tiêu thụ thực tế dẫn đến trích thiếu Quỹ bình ổn giá 4,8 tỷ đồng; năm 2011, 11 công ty trích 221 tỷ đồng không đúng đối tượng quy định.

Cùng với đó, Petrolimex đã hạch toán vào chi phí hao hụt xăng dầu vượt định mức, không đúng quy định của Quy chế kinh doanh xăng dầu, làm giảm hiệu quả kinh doanh gần 7 tỷ đồng. Công ty xăng dầu Khu vực II và Công ty TNHH MTV Vipco Hạ Long buông lỏng điều kiện thanh toán khi kí hợp đồng bán tái xuất xăng dầu, cho phép bên mua chậm thanh toán nhưng không có điều kiện đảm bảo thu hồi làm phát sinh công nợ khó đòi hơn 278 nghìn USD, có nguy cơ mất vốn.

Kết luận Thanh tra cũng cho biết từ năm 2010 – 6/2013, Công ty mẹ và các đơn vị thành viên đã thực hiện đầu tư 178 công trình, dự án với tổng mức đầu tư hơn 11.857 tỷ đồng, trong đó có 29 dự án chậm tiến độ, 23 gói thầu trị giá trên 5 tỷ đồng nhưng Tập đoàn không tổ chức đấu thầu.

Ngoài ra còn chưa kí hợp đồng thuê đất với chính quyền địa phương gần 7 ha, chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đấu giá, sử dụng đất làm nhà ở cho cán bộ công nhân viên nhưng không bàn giao cho chính quyền quản lý 20,3 ha đất; các công ty xăng dầu thành viên chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Ngân sách Nhà nước khi Tổng công ty chuyển sang công ty cổ phần… Và còn một số vi phạm khác về quản lý điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước…

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Không chỉ Việt Nam, Thái Lan và Indonesia cũng đối mặt thảm họa condotel'

'Không chỉ Việt Nam, Thái Lan và Indonesia cũng đối mặt thảm họa condotel'

(VNF) - Giám đốc Savills Hotels khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết không chỉ tại Việt Nam mới chứng kiến những sản phẩm condotel có nhiều vấn đề. Các thị trường Indonesia, Thái Lan cũng đối mặt với tình trạng “thảm họa” tương tự chỉ vì không được hoạch định, phát triển cẩn trọng.

Cho vay bất động sản 'cứu' tăng trưởng tín dụng quý I/2024?

Cho vay bất động sản 'cứu' tăng trưởng tín dụng quý I/2024?

(VNF) - Trong quý I/2024, cho vay bất động sản vẫn là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng bất chấp thị trường còn nhiều khó khăn.

Hà Nội: Xây cầu Trần Hưng Đạo 10.000 tỷ theo hình tức PPP

Hà Nội: Xây cầu Trần Hưng Đạo 10.000 tỷ theo hình tức PPP

(VNF) - Việc đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo sẽ góp phần giảm tải cho cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy hiện nay.

Giá lợn phục hồi, nhiều ‘ông lớn’ ngành chăn nuôi vẫn chưa thể vực dậy

Giá lợn phục hồi, nhiều ‘ông lớn’ ngành chăn nuôi vẫn chưa thể vực dậy

(VNF) - Trong quý I, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành chăn nuôi như BAF, DBC đều cho thấy lợi nhuận cải thiện mạnh mẽ so với cùng kỳ nhờ hưởng lợi từ việc giá lợn phục hồi. Trong khi đó, một số khác như VSN, MML, HAG lại không đạt được kết quả khả quan.

Amazon bơm thêm 9 tỷ USD, Singapore thành trung tâm dịch vụ 'đám mây' hàng đầu thế giới

Amazon bơm thêm 9 tỷ USD, Singapore thành trung tâm dịch vụ 'đám mây' hàng đầu thế giới

(VNF) - Amazon Web Service (AWS) - công ty con của Amazon chuyên cung cấp nền tảng điện toán đám mây, đã công bố khoản đầu tư gần 9 tỷ USD vào Singapore trong 4 năm tới để phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đám mây.

NRC: Lãi nhờ khoản bồi thường, hoạt động đầu tư tê liệt

NRC: Lãi nhờ khoản bồi thường, hoạt động đầu tư tê liệt

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (HNX: NRC) đã có sự cải thiện phần nào về hoạt động kinh doanh trong quý I/2024 trên khía cạnh doanh thu.

Hà Nội mở rộng đường Láng: Cần 16.700 tỷ giải phóng mặt bằng

Hà Nội mở rộng đường Láng: Cần 16.700 tỷ giải phóng mặt bằng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.

Giải mã sức hút của nhà phố thương mại đa lợi thế tại vùng lõi TP. Vinh

Giải mã sức hút của nhà phố thương mại đa lợi thế tại vùng lõi TP. Vinh

(VNF) - Vừa mang đến cơ hội kinh doanh sinh lời chắc thắng, vừa rộng mở khả năng tăng trưởng giá trị bền vững trong tương lai, nhà phố thương mại tại Vincom Shophouse Diamond Legacy (TP. Vinh, Nghệ An) đang là tâm điểm chú ý.

Ngân hàng tăng hút tiền, đẩy lãi suất tiết kiệm lên 8%/năm

Ngân hàng tăng hút tiền, đẩy lãi suất tiết kiệm lên 8%/năm

(VNF) - Nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm trong bối cảnh tín dụng ấm dần và người dân có xu hướng rút tiền ra khỏi ngân hàng. Có nhà băng đã nâng lãi suất tiền gửi lên 8%/năm. Lãi suất huy động được dự báo tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm.

Thanh toán điện tử qua ngân hàng đạt 40 tỷ USD/ngày

Thanh toán điện tử qua ngân hàng đạt 40 tỷ USD/ngày

(VNF) - Theo NHNN, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và hoạt động ngân hàng số trong 3 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 tiếp tục đạt được những chuyển biến tích cực.