Cảnh giác với tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo từ số điện thoại lạ

Tuệ Minh - 25/05/2022 20:23 (GMT+7)

Thời gian gần đây, tình trạng các đối tượng mạo danh các cơ quan, đơn vị chức năng nhắn tin, gọi điện đe dọa, lừa đảo người dùng điện thoại tiếp tục tái diễn. Người dân cần nêu cao cảnh giác, đặc biệt là những cuộc gọi quốc tế.

Chị Nguyễn Thị N, ở phường Kinh Bắc (thành phố Bắc Ninh) cho biết, cách đây một tháng, chị nhận được cuộc điện thoại từ người lạ thông báo thuê bao của chị may mắn trúng thưởng 1 chiếc điện thoại SamSung, trị giá hơn 20 triệu đồng.

Theo chị N, sau khi giới thiệu về công dụng của chiếc điện thoại thế hệ mới nhất, người gọi yêu cầu chị gửi trước một khoản tiền chi phí nhận thưởng và hứa sẽ mang điện thoại đến tận tay.

"Không hiểu vì sao đối tượng biết rõ các thông tin cá nhân của tôi như: họ tên, số điện thoại. Lúc đầu, tôi cũng nghĩ mình may mắn trúng thưởng thật nhưng khi nghe tới đoạn chuyển tiền trước, nhận hàng sau là tôi nghi ngay thủ đoạn lừa đảo.”, chị N bức xúc.

Chị Đ.T.T.T ở phường Đại Phúc nhắc bạn bè cảnh giác. Ảnh: Trung Hiệp

Cũng như chị N, anh Đặng Thành T, ở phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh phản ánh viêc gần đây, anh bất ngờ nhận được cuộc điện thoại lạ tự xưng là Tổng đài của Cục Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an), thông báo anh vi phạm Luật Giao thông đường bộ tại Hà Nội và có một biên lai nộp phạt chưa nộp.

Theo anh T, phía bên kia yêu cầu anh làm các thao tác theo hướng dẫn để biết số biên lai. Anh T làm theo thì có một giọng nam tiếp tục thông báo đây là số của Tổng đài của Cục Cảnh sát giao thông. Sau đó, người này hỏi họ tên, số căn cước công dân để giúp tra số biên lai nộp phạt.

Anh T biết ngay đây là trò lừa đảo, bởi vì vài năm nay anh không đi Hà Nội bằng phương tiện cá nhân. Khi anh T hỏi anh ta công tác ở bộ phận nào thì đối tượng tắt máy. Anh T gọi lại vào số tổng đài thì thông báo: “Số máy quý khách vừa gọi không có”.

Ngoài các “chiêu lừa” trên đây, các đối tượng còn sử dụng một số thủ đoạn lừa đảo khác, đánh vào tâm lý người nghe rồi khai thác thông tin cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản như: giả mạo Cơ quan điều tra thông báo liên quan đến một vụ án bất kỳ và yêu cầu khách hàng chuyển tiền để phục vụ điều tra; giả mạo cán bộ ngân hàng, yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc thẻ; gửi email/tin nhắn có chứa đường link truy cập vào webiste của dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài, nhập thông tin đăng nhập tài khoản Internet Banking, hoặc thông tin thẻ để nhận tiền. 

Thực chất đây là các website giả mạo để lừa khách hàng cài đặt các phần mềm/ứng dụng gián điệp để đánh cắp thông tin từ tin nhắn hoặc khi khách hàng đăng nhập website của ngân hàng; sử dụng phương tiện điện tử, đánh cắp thông tin và mật khẩu chủ thẻ ngân hàng; giả danh cán bộ cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, tòa án, nhân viên ngân hàng... gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin thẻ ngân hàng để nhận gửi bưu phẩm hoặc giấy triệu tập, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định trước để phục vụ điều tra…; giả mạo người cho vay trực tuyến lừa khách hàng có nhu cầu vay vốn, yêu cầu cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm đánh cắp tiền trong tài khoản của người khác.
 
Do những đặc tính của không gian mạng như xuyên quốc gia, ẩn danh, số điện thoại ảo, tên người dùng ảo, hơn nữa thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng ngày càng tinh vi, sử dụng công nghệ cao, thường xuyên thay đổi, đã gây nhiều khó khăn cho công tác xác minh, truy tìm.

Để bảo vệ quyền lợi và tránh những thiệt hại không đáng có, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có khuyến cáo: người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác với các cuộc gọi hoặc tin nhắn từ số máy lạ, nhất là những cuộc gọi quốc tế. Các cuộc gọi, tin nhắn từ quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc 00 ở đầu và 2 số tiếp theo không phải là 84 (mã nước Việt Nam là +84…).
 
Đối với các cuộc gọi nháy máy từ số quốc tế, không nên gọi lại, chỉ nên gọi lại khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài.

Đối với các cuộc gọi giả danh Công an, Viện kiểm sát, ngân hàng hoặc thông báo có quà từ bưu điện, bưu phẩm, công ty bảo hiểm,… dùng giọng nói đã được ghi âm sẵn, người nghe tuyệt đối không thực hiện bất cứ thao tác nào theo hướng dẫn hoặc yêu cầu nào từ người gọi. Không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, cần trình báo ngay với cơ quan chức năng khi thấy có dấu hiệu lừa đảo để được hỗ trợ xử lý.

 

Theo VNN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.