Chỉ 1/5 doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghĩa vụ lên sàn chứng khoán sau cổ phần hóa

Thanh Long - 19/10/2018 15:07 (GMT+7)

(VNF) - "Tỷ lệ thực hiện nghĩa vụ đăng ký niêm yết/đăng ký giao dịch của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa chưa cao (152/747 doanh nghiệp, chiếm 20,3%). Đề nghị Ủy ban Chứng khoán đôn đốc để thúc đẩy việc niêm yết, đăng ký giao dịch Upcom và xem xét xử lý vi phạm nếu có", Bộ Tài chính cho biết.

VNF
Chỉ 1/5 doanh nghiệp nhà nước thực hiện nghĩa vụ lên sàn chứng khoán sau cổ phần hóa

Bộ Tài chính vừa cập nhật tình hình bán đấu giá cổ phần qua sàn chứng khoán, tình hình đăng ký, giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Theo báo cáo, số lượng các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cổ phần hóa và thoái vốn thực hiện bán đấu giá cổ phần qua hai sở giao dịch chứng khoán 9 tháng đầu năm 2018 là 46 doanh nghiệp (bằng 59% so với năm 2017) với tổng giá trị tiền thu được là 27.400 tỷ đồng (tổng số cổ phần bán được là 1,5 tỷ cổ phần). Tỷ lệ thành công bình quân đạt 52% (trong đó có 34/46 phiên có tỷ lệ thành công đạt 100%).

Bên cạnh đó, một số đợt đấu giá còn chưa thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư dẫn đến tỷ lệ cổ phần bán thành công còn ở mức thấp (chưa đến 3%) như đợt bán đấu giá cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (bán tiếp), Tổng công ty Phát điện 3.

Về tình hình đăng ký, giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngày 15/8/2017, Bộ Tài chính đã công khai danh sách 747 doanh nghiệp cổ phần hóa chưa đăng ký giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Theo báo cáo của Ủy ban chứng khoán Nhà nước tại công văn số 6057/UBCK-QLCB ngày 12/9/2018, tính hết hết 12/9/2018, đã có 231 doanh nghiệp (31% DNNN cổ phần hóa chưa niêm yết/đăng ký giao dịch) đã đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (bao gồm 152 doanh nghiệp đã niêm yết và đăng ký giao dịch, 56 doanh nghiệp chưa niêm yết/ĐKGD và 23 doanh nghiệp đã hủy đăng ký công ty đại chúng).

"Như vậy, tỷ lệ thực hiện nghĩa vụ đăng ký niêm yết/đăng ký giao dịch của các DNNN sau cổ phần hóa chưa cao (152/747 doanh nghiệp, chiếm 20,3%). Đề nghị Ủy ban chứng khoán đôn đốc để thúc đẩy việc niêm yết, đăng ký giao dịch Upcom và xem xét xử lý vi phạm nếu có", Bộ Tài chính cho biết trong báo cáo.

Về việc bàn giao các doanh nghiệp có vốn nhà nước góp về SCIC, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì danh mục doanh nghiệp thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu về SCIC giai đoạn từ 2017 - 2020 là 62 doanh nghiệp.

Trong 09 tháng đầu năm 2018, SCIC đã tiếp nhận được 6 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước tiếp nhận là 138 tỷ đồng. Ngoài ra, SCIC còn tiếp nhận 4 doanh nghiệp ngoài danh sách tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg, trong đó có 3 doanh nghiệp trong kế hoạch tiếp nhận vốn của SCIC, 1 doanh nghiệp ngoài kế hoạch tiếp nhận vốn (Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Quảng Nam – Đà Nẵng) với tổng giá trị vốn nhà nước tiếp nhận là 802 tỷ đồng.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình

Hình ảnh toàn tuyến cao tốc hơn 100km nối Hà Tĩnh - Quảng Bình

(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.