Chiến lược gia Mỹ 'soi' đường lối lãnh đạo đất nước của ông Putin

Hoàng Lan - 19/03/2018 17:38 (GMT+7)

VNF) - Vitali Shkliarov, chuyên gia tư vấn chính trị và chiến lược gia của Mỹ, đã chỉ ra một loạt "điểm tối" trong "chiến lược cầm cương" nước Nga của ông Putin. Những "điểm tối" này được thể hiện qua thông điệp Liên bang mà ông Putin trình bày trước Quốc hội hôm 1/3.

VNF
Ông Putin tiếp tục chèo lái nước Nga đến năm 2024

Vitali Shkliarov hiện là cố vấn cấp cao cho ứng cử viên tổng thống phe đối lập Nga Ksenia Sobchak. Ông sống ở Washington, D.C, đã làm việc cho cả hai chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Barack Obama và ông Bernie Sanders.

Đánh giá về Vladimir Putin, Vitali Shkliarov cho rằng phương Tây vẫn chưa hiểu rõ về các mục tiêu chính trị của nhà lãnh đạo Nga.

Chuyên gia tư vấn chính trị và chiến lược gia của Mỹ nhận định với thông điệp Liên bang hôm 1/3, ông Putin đã tự khắc họa chân dung của mình như một nhà dân chủ giả tưởng. Ông không đưa ra một kế hoạch hợp lý để hướng Nga tới một tương lai kinh tế, chính trị cân bằng và an toàn.

Ông Putin đọc thông điệp Liên bang hôm 1/3

Về thương mại, ông Putin hứa sẽ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông. Hạ tầng này được thiết kế để cải thiện thương mại quốc tế thông qua Nga và vùng biển do Nga kiểm soát. Đồng thời, chính phủ của ông Putin sẽ tăng ngân sách cho phát triển vệ tinh, cơ sở hạ tầng internet và big - data.

Tuy nhiên, tuyên bố trên có vẻ mâu thuẫn với các kế hoạch quân sự "hung hăng" và vô cùng tốn kém của ông Putin. Bởi lẽ, ngân sách không thể vừa gánh vác việc cải tổ thương mại, vừa chi trả cho các chi phí quân sự tốn kém. Cũng như vậy, rất khó để cải thiện quan hệ thương mại quốc tế trong khi có những hành động quân sự mang tính "đe dọa" đối phương, mà cụ thể ở đây là Mỹ và phương Tây.

Ông Putin khao khát sự thừa nhận và tôn trọng từ Nhà Trắng. Ở thời điểm hiện tại, cảm giác "mặc cảm" lâu năm của Putin (và của Nga) đối với Hoa Kỳ là mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Giống như Khrushchev, Leonid Brezhnev và thậm chí cả Mikhail Gorbachev, Putin đòi hỏi Nga phải được coi trọng một cách mạnh mẽ như một cường quốc. Nhưng, ông Putin cần sớm nhận ra rằng, sự chấp nhận như vậy là không thể đạt được bằng các mối đe dọa hay bằng cách thúc đẩy chạy đua vũ trang với phương Tây.

Dù vậy, việc Putin tự hào về ảnh hưởng quốc tế của Nga cũng có ý nghĩa nhất định đối với tiêu dùng trong nước. Bằng chiến lược này, ông đang cố gắng thu hút cả những người bảo thủ cũng như các chính trị gia Nga "tự do". Minh chứng rõ nhất là sự ủng hộ của cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin.

Để cân bằng, Putin dường như đang cố gắng cải thiện tầm nhìn xã hội và kinh tế của mình.

Nga phục hồi rất chậm từ sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008, đòi hỏi chính phủ của ông Putin phải đưa ra những chính sách cải tổ để duy trì tăng trưởng. Việc này càng khó khăn hơn bao giờ hết khi các trừng phạt của Mỹ và phương Tây liên quan đến việc sáp nhập Crưm, khủng hoảng Ukraine, cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ, không những chưa được dỡ bỏ mà còn gia hạn thêm.

Theo Vitali Shkliarov, với việc Mỹ và phương Tây đưa ra các biện pháp trừng phạt nhắm vào ngành năng lượng của Nga thì phương án khả thi nhất là tập trung vào các ngành công nghiệp không bị ảnh hưởng bởi hình phạt quốc tế và không phụ thuộc vào bên ngoài. 

Và Putin giải quyết bài toán này bằng kế hoạch kích thích xây dựng hạ tầng với các khoản vay thế chấp được nhà nước hỗ trợ và cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước. Kế hoạch này cho là khả thi trong bối cảnh hiện tại.

Thế nhưng một số ý tưởng tốt mà Putin đã đưa ra trong bài phát biểu cuối cùng trước Quốc hội lại có vẻ không khả thi trong khuôn khổ các lệnh trừng phạt quốc tế mà Nga phải đối mặt. Ví dụ, việc Nga tham gia sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu thông qua vận chuyển hàng hóa hoặc lưu trữ dữ liệu quốc tế, điều này bị xem là vô nghĩa.

Một kế hoạch tốt nhưng không thực tế khác là việc mở rộng về Bắc cực. Nga cần phát triển công nghệ chứ không phải mở rộng lãnh thổ mới .

Phần quan trọng nhất trong bài phát biểu của Putin là việc ông thừa nhận tình trạng "chảy máu chất xám" ở Nga. Đã xảy ra một cuộc khủng hoảng khi những người Nga tài năng và có học vấn cao di cư khỏi đất nước. Mà nguyên nhân khiến cho giới trí thức Nga rời khỏi đất nước được cho là vì "Nga có một nhà lãnh đạo luôn tham gia vào cuộc đối đầu với cả thế giới".

Một điều tồi tệ, theo đánh giá của Vitali Shkliarov, là ông Putin vẫn muốn gắn kết khoa học vào lợi ích của chính phủ chứ không phải lợi ích của người dân. Ông Putin coi việc phát triển công nghệ như một phương tiện để bảo vệ chủ quyền thay vì cải thiện cuộc sống.

"Bài phát biểu hôm 1/3 của Putin trước Quốc hội cho thấy ông Putin chưa có biện pháp nào để tăng cường nội lực của Nga. Tất cả những gì mà ông cam kết là làm hồi sinh khái niệm 'quả cầu ảnh hưởng', khôi phục vị trí của Nga trên thế giới như thời Chiến tranh Lạnh. Nhưng có vẻ tư duy này không còn đúng trong bối cảnh thế giới hiện nay", Vitali Shkliarov phân tích.

Theo Vitali Shkliarov, những việc mà ông Putin nên làm là nuôi dưỡng các công dân tài năng nhất của Nga, cải thiện các chỉ số của đất nước, khai thác có hiệu quả tài nguyên rộng lớn của Nga vì lợi ích quần chúng, cải tiến công nghệ ngang hàng với các nước phát triển và phát triển một chính sách đối ngoại để Nga có thể được tôn trọng và đánh giá là một đối tác đáng tin cậy.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

Đề xuất hủy thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% vì mới giải ngân được 3%

(VNF) - Gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng mới giải ngân được 3,05% (tương đương khoảng 1.218 tỷ đồng) sau gần hai năm. Số vốn không giải ngân hết, Chính phủ trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn.

VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines

VinFast chính thức gia nhập thị trường Philippines

(VNF) - VinFast Auto công bố sẽ chính thức gia nhập thị trường ô tô điện Philippines từ cuối tháng 5/2024 với các giải pháp di chuyển xanh đa dạng và thông minh.

Thương hiệu điện thoại xa xỉ XOR mở cửa hàng tại Việt Nam

Thương hiệu điện thoại xa xỉ XOR mở cửa hàng tại Việt Nam

(VNF) - Ngày 8/5, thương hiệu điện thoại cao cấp XOR đến từ Anh Quốc chính thức khai trương cửa hàng tại Hà Nội, đánh dấu sự hiện diện tại thị trường ngành hàng xa xỉ Việt Nam.

Cựu Bí thư TP. HCM Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

Cựu Bí thư TP. HCM Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật

(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Thành uỷ TP. HCM nhiệm kỳ 2010-2015, trong đó có ông Lê Thanh Hải.

Đề nghị kỷ luật cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Đề nghị kỷ luật cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

(VNF) - Nội dung này được nêu trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại kỳ họp thứ 41, diễn ra trong các ngày 6-7/5.

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

HQC: 3 thành viên HĐQT từ nhiệm, có cả vợ và em trai chủ tịch Trương Anh Tuấn

(VNF) - Bà Nguyễn Thị Diệu Phương vợ của Chủ tịch Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn và ông Trương Thái Sơn, em trai ông Tuấn bất ngờ muốn rút khỏi HĐQT doanh nghiệp này.

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

SCG báo lãi quý I tăng 2,5 lần

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng SCG (HNX: SCG) ghi nhận kết quả kinh doanh quý I/2024 khá tích cực với doanh thu và lợi nhuận cùng tăng trưởng đáng kể.

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

TikTok thiết lập cuộc chiến pháp lý 'lịch sử' với chính phủ Mỹ

(VNF) - TikTok và công ty mẹ Trung Quốc ByteDance mới đây đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn việc thực thi một dự luật được Washington thông qua vào tháng trước nhằm buộc chủ sở hữu ứng dụng này phải thoái vốn hoặc phải đối mặt với việc bị cấm.

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'

(VNF) - Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận “nền kinh tế thị trường" cho Việt Nam hay không, theo Reuters.

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

Toàn tuyến đường Láng - Hà Nội sắp được đầu tư 17.000 tỷ để mở rộng

(VNF) - Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải, chi phí GPMB của dự án mở rộng đường Láng lên tới 16.700 tỷ đồng, chiếm gần 97% tổng mức đầu tư.