Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'
(VNF) - Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận “nền kinh tế thị trường" cho Việt Nam hay không, theo Reuters.
Tại phiên điều trần trực tuyến vào chiều 8/5 tại Washington, Bộ Thương mại Mỹ sẽ nghe lập luận từ cả hai phía ủng hộ và phản đối như một phần của quá trình đánh giá sẽ hoàn thành vào cuối tháng 7.
Hiện tại, Mỹ xem Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Belarus, Azerbaijan và 9 quốc gia khác là những nền kinh tế phi thị trường, do đó là đối tượng của thuế chống bán phá giá ở mức cao.
Hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường phải chịu mức thuế suất cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá. Các cuộc điều tra này của Mỹ sử dụng giá của nước thứ ba để xác định giá trị thị trường hợp lý của sản phẩm.

Năm nay, Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ gia hạn thuế chống bán phá giá 25,76% đối với tôm nuôi đông lạnh từ Việt Nam, nhưng thuế đối với tôm từ Thái Lan, một nền kinh tế thị trường, chỉ ở mức 5,34%.
Bộ Thương mại Mỹ có một bộ tiêu chí khá hẹp để xác định một nền kinh tế có phải là nền kinh tế thị trường hay không.
Các tiêu chí bao gồm khả năng chuyển đổi tiền tệ; mức lương theo kết quả đàm phán giữa người lao động và chủ lao động và việc cấp phép cho liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài khác.
Những tiêu chí khác bao gồm Chính phủ có sở hữu hay kiểm soát các phương tiện sản xuất hay không; chính phủ có kiểm soát việc phân bổ nguồn lực, giá và quyết định sản lượng hay không.
Ngoài ra, Bộ Thương mại Mỹ cũng cân nhắc một số yếu tố khác.
Quyết định nâng cấp quy chế cho Việt Nam có thể đối mặt với sự phản đối của các nhà sản xuất thép và nuôi tôm Mỹ, cũng như một số nghị sĩ trong Quốc hội, nhưng được các hãng bán lẻ và các nhóm doanh nghiệp khác ủng hộ.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), nguyên Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cho biết: “Việt Nam hiện đã là một nền kinh tế thị trường. Nước này đã đáp ứng được các tiêu chuẩn như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận quy chế chính thức”.
Cũng theo ông ông Osius, "các doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư đáng kể vào Việt Nam vì họ nhận ra tiềm năng tăng trưởng của nước này".
Ông Ted Osius cho biết USABC nhìn nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. USABC đã có khuyến nghị và gửi báo cáo cung cấp cho Bộ Thương mại Mỹ các minh chứng cho thấy nền kinh tế thị trường của Việt Nam.
"Các doanh nghiệp Mỹ đầu tư, hoạt động tại Việt Nam hết sức quan tâm đến thị trường Việt Nam và chỉ ra những lĩnh vực có tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước như: phát triển năng lượng, chuỗi cung ứng, đổi mới sáng tạo...", ông Ted Osius cho hay.
Mỹ sẽ sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
- ‘Bộ Thương mại Mỹ sẽ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam’ 20/09/2023 08:59
- 'Tiến tới công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam theo luật Mỹ' 11/09/2023 02:00
- Anh sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường 22/07/2023 01:58
Tiêu chí diện tích và dân số của xã, phường sau sáp nhập
(VNF) - Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất tiêu chí về diện tích và dân số đối với xã, phường sau sáp nhập, yêu cầu xã mới đạt ít nhất 300% tiêu chuẩn hiện hành và phường có diện tích từ 35km2, dân số từ 50.000 người.
Việt – Nga tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng
(VNF) - Trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nhà lãnh đạo mong muốn thúc đẩy thêm các dự án hợp tác năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển tại mỗi nước, phù hợp với xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững hiện nay. Trước mắt, hai bên nhất trí tập trung và tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên gia cho Việt Nam.
Bà Trương Mỹ Lan muốn bán loạt tài sản, thu về hàng chục nghìn tỷ để trả cho trái chủ
(VNF) - Ngày 24/9, Tòa án Nhân dân TP. HCM tiếp tục phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm với phần luật sư tham gia xét hỏi.
TP.HCM: Thành phố toàn cầu, trung tâm kinh tế, tài chính dịch vụ châu Á
(VNF) - UBND TP. HCM vừa có tờ trình gửi Bộ Xây dựng thẩm định về Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, sau đó Đồ án này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Năng lượng: Điểm nhấn quan trọng trong hợp tác kinh tế Việt – Nga
(VNF) - Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi cho hay điểm nhấn quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nga là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí. Hai bên đã hợp tác tốt và hiệu quả trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí không chỉ ở thềm lục địa Việt Nam mà cả ở lãnh thổ Liên bang Nga với các dự án lớn.
Tài sản Trương Mỹ Lan bị kê biên: Lộ diện những tòa nhà tỷ USD ở TP.HCM và Hà Nội
(VNF) - Giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, Cơ quan điều tra (CQĐT) tiếp tục thu giữ nhiều tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, trong số đó có 9 bất động sản tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Đồng thời, ngăn chặn giao dịch đối với số cổ phần, phần vốn góp có tổng giá trị quy đổi khoảng 12.313 tỷ đồng tại nhiều tập đoàn
'EU sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu
(VNF) - Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier khẳng định EU sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, hướng tới hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Tiêu chí diện tích và dân số của xã, phường sau sáp nhập
(VNF) - Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất tiêu chí về diện tích và dân số đối với xã, phường sau sáp nhập, yêu cầu xã mới đạt ít nhất 300% tiêu chuẩn hiện hành và phường có diện tích từ 35km2, dân số từ 50.000 người.
Ngắm 18.000 cổ vật tại Bảo tàng Đông Dương nổi danh Đất Cảng
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.