'Vừa đánh vừa đàm': Tư duy chiến lược mở đường cho hòa bình và thống nhất
(VNF) - Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho biết Hội nghị Paris (từ năm 1968-1973) là hội nghị đầu tiên trên thế giới diễn ra trong bối cảnh "vừa đánh vừa đàm". Sự kết hợp khéo léo giữa chính trị, quân sự và ngoại giao thể hiện rõ bản lĩnh và trí tuệ của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước từng bước đến thống nhất.
- Bất động sản TP.HCM 'thay da đổi thịt' sau 50 năm giải phóng 26/04/2025 12:00
Thành quả của phương châm chiến lược “vừa đánh vừa đàm”
Phát biểu tại Hội thảo quốc tế với chủ đề “50 năm thống nhất đất nước: Vai trò kiến tạo hòa bình của ngoại giao trong lịch sử và hiện tại”, Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đánh giá Hiệp định Paris là đỉnh cao của nghệ thuật đàm phán trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, đồng thời nhận định Hội nghị Paris có 4 "cái nhất" chưa từng có trong lịch sử đàm phán quốc tế.

Thứ nhất, đây là cuộc đàm phán kết thúc chiến tranh dài nhất trong lịch sử thế giới, là cuộc đấu tranh và đấu trí vô cùng phức tạp kéo dài trong suốt suốt 4 năm 8 tháng 14 ngày. Để đi đến việc ký kết Hiệp định Paris, các bên đã trải qua hơn 200 cuộc họp chính thức, 45 cuộc họp riêng, 500 cuộc họp báo và hàng nghìn cuộc phỏng vấn.
"Cuộc đàm phán để đi tới ký kết Hiệp định Paris như một trận địa kéo dài. Ở đó, dù không có tiếng súng nhưng mỗi phiên họp đều là một cuộc đấu trí căng thẳng", ông Nguyễn Dy Niên chia sẻ.

Điểm "nhất" thứ hai của Hiệp định Paris, theo ông Nguyễn Dy Niên, đây là một tiến trình đàm phán và đối thoại đặc biệt căng thẳng và quyết liệt, bởi đó là một cuộc đấu trí mang tính chất "vừa đánh vừa đàm".
Trong khi chiến sự vẫn tiếp diễn ác liệt ngoài chiến trường thì trên mặt trận ngoại giao, các cuộc đàm phán vẫn được thúc đẩy. Nhưng thực tế, trên chiến trường, chúng ta liên tiếp giành được những thắng lợi lớn và có tính chất quyết định. Thắng lợi quân sự liên tục đã tạo ra sức mạnh và thời cơ thuận lợi, giúp các nhà đàm phán Việt Nam gây sức ép, buộc đối phương phải chấp nhận những điều khoản cơ bản mà ta đề ra.
Thực hiện phương pháp chiến lược “vừa đánh vừa đàm”, Việt Nam đã kết hợp khéo léo giữa chính trị, quân sự và ngoại giao để giành lợi ích từng bước, từng bộ phận tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, tiến tới mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Điểm nhất thứ ba, theo ông Niên, đây là cuộc đàm phán nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ nhân dân tiến bộ trên khắp thế giới. Ngay trong thời gian Hội nghị Paris đang diễn ra, tại Pháp và cả ở Mỹ, đã liên tục nổ ra các cuộc mít-tinh, biểu tình yêu cầu chấm dứt chiến tranh, đòi độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Hàng trăm nghìn người đã xuống đường biểu tình ủng hộ Việt Nam tại các quốc gia châu Âu, trong lòng nước Pháp và ngay cả trên đất Mỹ. Đây là một nguồn động viên to lớn đối với Việt Nam, đồng thời tạo ra áp lực rất lớn lên chính quyền và đoàn đàm phán của Mỹ tại hội nghị.

Thứ tư, tại Hội nghị Paris, Việt Nam đã giành được những thắng lợi mang tính chất hết sức cơ bản. Lần đầu tiên trong lịch sử, phía Mỹ buộc phải xuống nước, thừa nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Điều được ghi rõ ngay tại Chương I, Điều 1 của Hiệp định Paris.
Ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và bốn Nghị định thư liên quan được ký chính thức. Hiệp định có 9 chương, 23 điều, gồm 4 loại điều khoản chính:
I) Các điều khoản chính trị ghi các cam kết của Mỹ: tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền nam Việt Nam; Mỹ không tiếp tục dính líu quân sự, không can thiệp công việc nội bộ của miền nam Việt Nam.
II) Các điều khoản về quân sự: ngừng bắn, Mỹ rút hết quân trong 60 ngày; chấm dứt bắn phá miền bắc Việt Nam; nhận tháo gỡ mìn do Mỹ đã rải ở miền bắc Việt Nam.
III) Các điều khoản về nội bộ miền nam: nguyên tắc hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử tự do, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần để tổ chức tổng tuyển cử.
IV) Các điều khoản về thống nhất Việt Nam, về Lào và Campuchia, về cơ cấu thi hành Hiệp định Ủy ban liên hợp và Ủy ban quốc tế; về Hội nghị quốc tế xác nhận Hiệp định và điều khoản về việc Mỹ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngoại giao kiến tạo vận hội mới cho đất nước
Theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, mọi cuộc xung đột đều phải kết thúc bằng giải pháp chính trị, mà chính trị chính là ngoại giao
Đối với Việt Nam, Chiến thắng 30/4/1975 giải phóng hoàn toàn miền nam là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc. Từ đây, đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối; dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên lịch sử mới - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong chiến thắng lịch sử đó có đóng góp to lớn của ngoại giao Việt Nam.
Ngoại giao đã phối hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm”, qua đó giành thắng lợi từng bước, tạo tiền đề đưa sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền nam, thống nhất đất nước đi đến toàn thắng.

Ngoại giao cũng góp phần quan trọng trong tái thiết đất nước, triển khai thắng lợi đường lối đối ngoại thời kỳ Đổi mới, mở ra cục diện đối ngoại thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong 40 năm Đổi mới, ngoại giao đã có nhiều đóng góp thiết thực vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nếu như trong thời chiến, nhiệm vụ hàng đầu của công tác đối ngoại là đóng góp hết sức mình vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thì trong thời bình, đối ngoại tham gia đi đầu trong kiến tạo hòa bình, bảo vệ Tổ quốc “từ sớm, từ xa”, mở rộng không gian phát triển của đất nước và gắn kết quan hệ hữu nghị bền chặt, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi giữa Việt Nam với các quốc gia, đối tác quốc tế.
Sau chiến tranh, ngoại giao góp phần từng bước phá vỡ thế bao vây, cấm vận, đưa Việt Nam từ một nền kinh tế lạc hậu vào Top 35 thế giới về GDP và Top 20 các nền kinh tế hàng đầu về thương maị quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 nước với 34 nước có quan hệ đối tác toàn diện trở lên.

Ông John McAuliff, cựu chiến binh Mỹ, Giám đốc Điều hành, Quỹ Hòa giải và Phát triển (FRD), cho rằng Việt Nam có thể phát huy vai trò trung gian hòa giải và kiến tạo hòa bình bằng cách tận dụng vị thế độc đáo được các bên xung đột tín nhiệm và tin cậy, chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế và mở rộng vai trò tích cực trong các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình và thúc đẩy các giải pháp nhân đạo ở các khu vực xung đột.
Về quan hệ Việt - Mỹ, ông Tim Rieser, Cố vấn cấp cao về đối ngoại của Thượng Nghị sĩ Peter Welch, khẳng định hợp tác Việt - Mỹ được thiết lập mạnh mẽ; do vậy, không gì có thể thay đổi được sự hợp tác này.
Bà Virginia B. Foote, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam lạc quan cho rằng dù quan hệ song phương hai nước đã trải qua nhiều thăng trầm song đã nhanh chóng phát triển với nhiều thành quả đáng khích lệ; quan hệ song phương hai nước Việt Nam và Mỹ còn nhiều dư địa để phát triển.
TP. HCM: Khánh thành, khởi công loạt dự án hạ tầng dịp lễ 30/4
Thủ tướng đề nghị Mỹ quan tâm hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong đàm phán thuế quan
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị trong quá trình đàm phán, Mỹ quan tâm điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, có cách tiếp cận cân bằng hơn, hướng tới quan hệ thương mại phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Hà Nội sắp xếp lại địa giới: Hàng trăm phường, xã sẽ 'biến mất'
(VNF) - Hà Nội vừa công bố phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã, giảm từ 526 xuống còn 126, nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phù hợp với quá trình đô thị hóa. Trong đó, 12 quận nội thành có sự điều chỉnh mạnh, nhiều phường được hợp nhất, hình thành các đơn vị hành chính mới với quy mô lớn hơn cả về diện tích lẫn dân số.
Bộ Nội vụ: Một số lĩnh vực có thể làm tới 70 tuổi mới nghỉ hưu
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất kéo dài tuổi nghỉ hưu lên 70 cho một số lĩnh vực đặc thù như chuyên gia, cố vấn, nhằm tận dụng kinh nghiệm lao động kỳ cựu. Tuy nhiên, đề xuất gây tranh cãi về sức khỏe lao động và sự trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Bộ cũng đề xuất công chức làm việc từ xa để cân bằng công việc và cuộc sống.
Kho kim cương trong lòng đất của Nga: Chiếm 45% trữ lượng toàn cầu
(VNF) - Nga vừa công bố đang nắm giữ tới 45% trữ lượng kim cương tự nhiên toàn cầu, với phần lớn tập trung tại vùng Viễn Đông. Con số này củng cố vị thế của Nga như một cường quốc tài nguyên hàng đầu thế giới.
Kinh tế 34 địa phương sau sáp nhập: TP.HCM số 1, Phú Thọ gây bất ngờ
Sau sáp nhập, quy mô kinh tế của các địa phương có sự thay đổi khá lớn. Trong đó, GRDP của TP. HCM gấp đôi Hà Nội, chiếm khoảng 24% GDP cả nước và đóng góp hơn 26% vào ngân sách quốc gia. Phú Thọ sau khi hợp nhất 3 tỉnh có chỉ số rất ấn tượng.
Hà Nội có phường 'siêu đặc biệt' ven sông Hồng, hình thành từ đất thuộc 5 quận nội đô
(VNF) - Hà Nội dự kiến thành lập phường Hồng Hà, đơn vị hành chính đặc biệt ven sông Hồng, hợp nhất từ 5 quận nội thành, với quy mô hơn 16km2 và 126.000 dân.
Quy mô, số xã của 6 thành phố trực thuộc Trung ương sau sáp nhập
Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố, 6 thành phố trực thuộc Trung ương hiện tại có sự thay đổi thứ hạng về quy mô diện tích dân số, tổ chức cấp xã.
ADB và WB hỗ trợ gần 400 triệu USD cho 3 dự án lớn tại Việt Nam
(VNF) - Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký kết các hiệp định cho vay và viện trợ với tổng giá trị gần 400 triệu USD với Việt Nam. Sự kiện đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và hai định chế tài chính quốc tế hàng đầu.
Tiêu chí diện tích và dân số của xã, phường sau sáp nhập
(VNF) - Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất tiêu chí về diện tích và dân số đối với xã, phường sau sáp nhập, yêu cầu xã mới đạt ít nhất 300% tiêu chuẩn hiện hành và phường có diện tích từ 35km2, dân số từ 50.000 người.
Pacifico Energy cam kết tăng cường đầu tư, giúp Việt Nam hướng tới tăng trưởng hai con số
(VNF) - Ông Nate Franklin, nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy (PE), Mỹ khẳng định tập đoàn PE đang thúc đẩy việc khảo sát, xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam nhằm giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong thời gian tới.
Sắp tăng lương tối thiểu 2025
Bộ Nội vụ sẽ tập trung điều chỉnh lương tối thiểu vùng trong thời gian tới, đặc biệt là phân vùng lương tối thiểu phù hợp với sự thay đổi về địa bàn sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Truy tố cựu Chủ tịch An Giang vì vụ lợi trong cấp phép khai thác cát
(VNF) - Ngày 10/1, liên quan tới vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần đầu tư Trung Hậu, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố , các cựu lãnh đạo tỉnh An Giang với các tội 'Nhận hối lộ' và 'Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ'.
Tổng cục Hải Quan đồng loạt bổ nhiệm nhiều Cục trưởng mới
(VNF) - Tổng cục Hải quan vừa có quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra chống buôn lậu, Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục trưởng các cục Hải quan Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An
Cộng đồng người Hàn Quốc thúc đẩy thị trường ngách tại Việt Nam
(VNF) - Hiện có khoảng 178.000 người Hàn Quốc sinh sống tại Việt Nam, nhiều hơn so với tổng số người Hàn sống tại các quốc gia Đông Nam Á khác.
Việt – Nga tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng
(VNF) - Trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nhà lãnh đạo mong muốn thúc đẩy thêm các dự án hợp tác năng lượng đáp ứng nhu cầu phát triển tại mỗi nước, phù hợp với xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững hiện nay. Trước mắt, hai bên nhất trí tập trung và tăng cường hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ chuyên gia cho Việt Nam.
Bà Trương Mỹ Lan muốn bán loạt tài sản, thu về hàng chục nghìn tỷ để trả cho trái chủ
(VNF) - Ngày 24/9, Tòa án Nhân dân TP. HCM tiếp tục phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm với phần luật sư tham gia xét hỏi.
TP.HCM: Thành phố toàn cầu, trung tâm kinh tế, tài chính dịch vụ châu Á
(VNF) - UBND TP. HCM vừa có tờ trình gửi Bộ Xây dựng thẩm định về Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, sau đó Đồ án này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Năng lượng: Điểm nhấn quan trọng trong hợp tác kinh tế Việt – Nga
(VNF) - Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi cho hay điểm nhấn quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Nga là sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí. Hai bên đã hợp tác tốt và hiệu quả trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí không chỉ ở thềm lục địa Việt Nam mà cả ở lãnh thổ Liên bang Nga với các dự án lớn.
Tài sản Trương Mỹ Lan bị kê biên: Lộ diện những tòa nhà tỷ USD ở TP.HCM và Hà Nội
(VNF) - Giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, Cơ quan điều tra (CQĐT) tiếp tục thu giữ nhiều tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, trong số đó có 9 bất động sản tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Đồng thời, ngăn chặn giao dịch đối với số cổ phần, phần vốn góp có tổng giá trị quy đổi khoảng 12.313 tỷ đồng tại nhiều tập đoàn
'EU sẽ luôn hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu
(VNF) - Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier khẳng định EU sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Việt Nam triển khai các sáng kiến ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, hướng tới hoàn thành các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là 'nền kinh tế thị trường'
(VNF) - Hôm nay (8/5 theo giờ Mỹ), Bộ Thương mại Mỹ tổ chức điều trần để quyết định việc có công nhận “nền kinh tế thị trường" cho Việt Nam hay không, theo Reuters.
Thủ tướng đề nghị Mỹ quan tâm hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam trong đàm phán thuế quan
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị trong quá trình đàm phán, Mỹ quan tâm điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, có cách tiếp cận cân bằng hơn, hướng tới quan hệ thương mại phát triển bền vững, lành mạnh và ổn định, đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người dân hai nước.
Lung linh phố cổ Hoa Lư
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.