Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thời điểm cuối 2016 đầu 2017, QCG là mã cổ phiếu mất sức sống và nguy cơ trở thành "giấy lộn" và có thời điểm bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT QCGL tuyên bố sẽ hủy niêm yết nếu cổ đông gây thêm sức ép.
Tuy nhiên, từ tháng 4/2017, cổ phiếu này bắt đầu "nhích" dần lên và đỉnh điểm là tháng 6/2017 bắt đầu "có biến" với hàng chục phiên kịch trần liên tiếp, số lượng giao dịch hàng chục triệu cổ phiếu mỗi phiên. Cơn biến động đưa giá cổ phiếu QCG gần chạm mốc 30.000 đồng/cổ phiếu.
"Cơn say" cổ phiếu khởi phát từ thông tin Quốc Cường Gia Lai đã sang nhượng dự án Phước Kiển cho Sunny Island, pháp nhân được cho là doanh nghiệp con của tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bên cạnh đó là việc doanh nghiệp đã tất toán khoản nợ nghìn tỷ tại BIDV từ nguồn tiền sang nhượng dự án. Tính xác thực của thương vụ Phước Kiển bị đặt nghi vấn trong thời gian dài và đến đại hội cổ đông thường niên, đích thân bà Loan phủ nhận thông tin.
Theo nhận định của một chuyên gia tài chính đầu ngành, sự tăng trưởng cổ phiếu của QCG thời điểm đó chủ yếu dựa vào hiệu ứng tâm lý của nhà đầu tư lướt sóng. "Hấp lực" của cổ phiếu nằm ở thương vụ Phước Kiển. Cộng với đó là việc định giá tài sản rất khó nhận định; giá trị tài sản khi định giá chênh lệch 30% là bình thường.
Đối với doanh nghiệp như Quốc Cường Gia Lai, phần chênh lệch này sẽ mang lại tài sản lớn trong báo cáo. "Bức tranh màu hồng này lôi kéo các nhà đầu tư lướt sóng vào tìm cơ hội. Giá cổ phiếu được đẩy lên quá cao so với giá trị thực. Tuy nhiên, khi không dựa vào giá trị lõi, cổ phiếu chỉ tăng trưởng ngắn hạn và dần mất sức sống", vị này nói.
Sau một thời gian làm mưa làm gió, cổ phiếu QCG đã "trở lại mặt đất" với một quá trình giảm điểm liên tiếp. Trong các phiên giao dịch gần nhất liên tục giảm trần, CQG đang "neo" quanh mốc 16.500 đồng/cổ phiếu. Độ chênh lệch lớn giữa khối lượng hàng triệu cổ phiếu giao dịch nhưng chỉ vài trăm nghìn cổ phiếu khớp lệnh cho thấy mã này đã mất dần sức hút.
"Áp lực thoát hàng đang đè nặng lên nhà đầu tư. Nhà đầu tư vào sau không dễ để exit để cắt lỗ trong bối cảnh hiện tại. Với xu hướng này, cổ phiếu QCG chắc chắn sẽ còn giảm mạnh trong thời gian tới", vị chuyên gia nhận định.
Trong cơ cấu tài sản của QCG, dự án Phước Kiển chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây cũng là "cục máu đông" lớn nhất trong danh mục tồn kho của doanh nghiệp. Giải quyết bài toán Phước Kiển có thể xem là canh bạc sống còn của doanh nghiệp gia đình ông Nguyễn Quốc Cường, thường được biết đến với biệt danh "Cường đô la".
Theo báo cáo soát xét bán niên của QCG do PwC công bố, vào tháng 6/2017, QCG có nhận 2.104,8 tỷ đồng từ Sunny cho dự án Phước Kiển. Số tiền nhận theo Biên bản thỏa thuận ghi nhớ vào ngày 15/10/2016, theo đó, Tập đoàn sẽ chuyển nhượng 100% quyền sở hữu dự án cho một công ty sẽ được thành lập từ việc góp vốn bằng toàn bộ dự án Phước Kiển của Tập đoàn cho Sunny.
Cuối tháng 6, QCG đã dùng số tiền này để tất toán nợ vay với BIDV Quang Trung và phát triển các dự án BĐS. Số tiền này sẽ được dùng để cấn trừ vào giá trị chuyển nhượng trong tương lai khi việc đàm phán và việc chuyển nhượng được hoàn tất và dự án đủ điều kiện được phép chuyển nhượng.
Tuy nhiên, ngày 5/4, Tập đoàn và Sunny đã thanh lý Biên bản nêu trên do dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng và hai bên đang trong quá trình đàm phán về việc chuyển nhượng. Đích thân lãnh đạo QCG xác nhận dù đã triển khai 8 năm ròng rã nhưng dự án Phướ Kiển vẫn chưa thể hoàn tất khâu giải tỏa mặt bằng. Tỷ lệ này đến năm 2017 mới đạt 92% và vẫn còn 8% diện tích đất chờ đàm phán.
Từ thực trạng dòng tiền của công ty trong nhiều năm gần đây, khó có khả năng Quốc Cường Gia Lai thu xếp được hơn 1.000 tỷ đồng để thanh toán khoản tạm ứng nếu không thực hiện chuyển nhượng. Nhưng nếu việc chuyển nhượng trong trường hợp chưa hoàn tất giải tỏa mặt bằng dự án, thì khoản tiền phạt mà công ty phải chịu cũng không hề nhỏ, khoảng 25 triệu USD.
Rõ ràng, thương vụ Phước Kiển tiếp tục bế tắc và chưa có lối thoát. Điều này trái ngược hoàn toàn với thông tin tích cực thời điểm xuất hiện thương vụ và biến CQG thành cổ phiếu hot.
Cũng theo soát xét của PwC, tổng tài sản của QCG hơn 9 nghìn tỷ đồng, trong đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu khoảng hơn 4.200 tỷ đồng. Tập đoàn này đang có danh mục nợ hơn 5.500 tỷ đồng và hầu hết là nợ ngắn hạn, cộng thêm hơn 6,2 tỷ đồng tồn kho, con số này sẽ vượt quá tổng tài sản.
Với tình hình tài chính trì trệ và thiếu dòng tiền đầu tư, QCG chưa có phương cách thoát ra bối cảnh bết bát hiện tại. Trên thị trường chứng khoán, sau "cơn say" Phước Kiển, cổ phiếu QCG không biết "bấu víu" vào đâu để giữ sức sống.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.