Thị trường

Giấy phép lái xe quốc tế - IDP có được phép sử dụng tại Việt Nam?

(VNF) - Khi đã có Giấy phép lái xe quốc tế (International Driving Permit - IDP), tài xế có thể lái xe tại 85 nước theo công ước Viena và được sử dụng bằng lái này tại Việt Nam.

Giấy phép lái xe quốc tế - IDP có được phép sử dụng tại Việt Nam?

Giấy phép lái xe quốc tế - IDP là gì và có được phép sử dụng tại Việt Nam?

Hiện dư luận trong cả nước đang bán tán về sự việc một Việt kiều Đức điều khiển xe ô tô bị tổ chuyên đề thuộc Đội cảnh sát giao thông Cát Lái, Phòng cảnh sát giao thông Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP. HCM kiểm tra và tạm giữ phương tiện trên đường Mai Chí Thọ. 

Tại đây, một chiến sĩ cảnh sát giao thông đã có những lời lẽ qua lại với tài xế, trong đó có nói đến Giấy phép lái xe quốc tế không có giá trị trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy bằng lái xe quốc tế là gì và có được sử dụng tại Việt Nam hay không?

Giấy phép lái xe quốc tế là gì?

Giấy phép lái xe quốc tế - IDP là một quyển sổ có kích thước A6 (148 x 105cm) có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định.

Các trang đầu ghi thông tin cơ bản, phạm vi sử dụng bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Các trang sau là phần khai về người lái và phân hạng xe bằng các thứ tiếng Nga, Pháp, Tây Ban Nha. Giấy phép lái xe quốc tế có hiệu lực 3 năm.

Giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với những người hay thường xuyên du lịch nước ngoài, hoặc công tác dài ngày, định cư ở nước ngoài và phù hợp với các đối tượng du học sinh…

Khi ra nước ngoài, người Việt Nam phải mang cùng lúc giấy phép lái xe quốc gia và IDP để xuất trình khi cần thiết trên lãnh thổ của các nước tham gia Công ước Vienna đồng thời tuân thủ pháp luật của nước sở tại. IDP có thể bị tước quyền sử dụng có thời hạn khi vi phạm quy định luật hiện hành tại nước sở tại nhưng không quá thời gian người lái xe rời khỏi nước đó.

IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ của Việt Nam. Người có IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển.

Xem thêm: Hà Nội cấp Giấy phép lái xe quốc tế hoàn toàn qua mạng từ ngày 2/1/2018

Bằng lái xe quốc tế có được sử dụng tại Việt Nam hay không?

Theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 48/2014/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ:"Người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:

a) Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

b) Nếu có giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép lái xe mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam;Nội dung giấy phép lái xe quốc tế theo quy định tại Phụ lục 32 của Thông tư này;

c) Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó."

Bên cạnh đó, kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2014, Việt Nam đã chính thức là thành viên của Công ước Vienna 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ. Cho đến nay, đã có 85 quốc gia/lãnh thổ là thành viên chính thức của công ước này.

Như vậy, nếu bằng lái xe quốc tế được cấp tại quốc gia là thành viên của Công ước Vienna 1968 thì vẫn được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.

Để được cấp IDP - Giấy phép lái xe quốc tế, người có nhu cầu làm tờ khai đề nghị cấp theo mẫu, mang theo giấy phép lái xe, hộ chiếu, 2 ảnh 3x4, hộ chiếu còn giá trị để kiểm tra, đối chiếu đến các điểm cấp đổi làm thủ tục, nộp lệ phí trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải các tỉnh thành phố. Sau khoảng 5 ngày, người dân sẽ lấy được IDP với thời hạn không quá 3 năm theo quy định của Công ước Vienna.

Dưới đây là danh sách 85 quốc gia là thành viên chính thức của Công ước Vienna 1968:

BANIA

ARMENIA

AZERBAIJAN

AUSTRALIA

BAHAMAS

BAHRAIN

BOSNIA AND HERZEGOVINA

BELGIUM

BELARUS

BULGARIA

BRAZIL

CHILE

CENTRAL AFRICAN REPUBLIC

CROATIA

COSTA RICA

COTE D’IVOIRE

CUBA

CZECH REPUBLIC

CONGO

DENMARK

ECUADOR

ESTONIA

FINLAND

GEORGIA

FRANCE

GERMANY

GHANA

GREECE

GUYANA

HOLY SEE

HUNGARY

INDONESIA

IRAN

ISRAEL

ITALYKAZAKHSTAN

KENYA

KUWAITKYRGYZSTAN

LIBERIA

LATVIA

LITHUANIALUXEMBOURG

MEXICO

MONACO

MONGOLIA

MONTENEGRO

NIGER

MOROCCO

NETHERLANDS

NORWAY

PAKISTAN

PERUPHILIPPINES

POLAND

 

PORTUGAL

QATAR

REPUBLIC OF KOREAREPUBLIC OF MOLDOVA

ROMANIARUSSIAN FEDERATIONSAN MARINO

SENEGAL

SERBIA

SPAIN

SWEDEN

SLOVENIA

SLOVAKIA

SEYCHELLES

SWITZERLAND

TAJIKISTAN

THAILAND

TUNISIA

TURKEY

UKRAINE

URUGUAY

UZBEKISTAN

SOUTH AFRICA

VENEZUELA

VIET NAM

ZIMBABWE

TURKMENISTAN

FORMER YUGOSLAV

REPUBLIC OF MACEDONIA

UNITED ARAB EMIRATES

UNITED KINGDOM

Tin mới lên