'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo Sơ kết kết quả cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó đáng chú ý có việc đánh giá khả năng thực hiện các mục tiêu cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng đến năm 2020.
Cụ thể, về mục tiêu Giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng xuống mức dưới 3% vào năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng mục tiêu này sẽ khó hoàn thành.
Tỷ lệ nợ xấu ở đây bao gồm tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các phương pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gồm nợ xấu của các NHTM yếu kém được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng).
Được biết, lũy kế từ năm 2012 đến hết tháng 3/2018, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 750 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó xử lý bằng bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm gần 40%. Xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã bán cho VAMC được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 34,5 nghìn tỷ đồng (bằng 34,3% tổng nợ xấu theo Nghị quyết số 42 được xử lý từ 15/8/2017).
Về mục tiêu Các ngân hàng cơ bản có mức vốn tự có theo tiêu chuẩn Basel II, ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá có khả năng hoàn thành mục tiêu này.
Quy định tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II có hiệu lực 1/1/2020. Ngoài 10 ngân hàng thương mại đang thí điểm thì Ngân hàng Phương Đông và Ngân hàng Tiên Phong đã đáp ứng tiêu chuẩn vốn của Basel II.
Một số mục tiêu định lượng khác có khả năng hoàn thành có thể kể đến như Dư nợ thị trường trái phiếu đạt 45% GDP (năm 2017 ở mức 37,45%) và Doanh thu ngành bảo hiểm đạt tối thiểu 4% GDP (năm 2017 ở mức 2,1% GDP).
Riêng mục tiêu Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu khoảng 70% GDP đã hoàn thành khi năm 2017 đạt mức 74,6%.
Đối với các mục tiêu định tính, một số mục tiêu quan trọng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá là khó hoàn thành vào năm 2020.
Đó là mục tiêu Từng bước xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan và mục tiêu Giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm ASEAN-4.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình trạng sở hữu chéo khó xử lý với những trường hợp tinh vi, khó phát hiện, khó xử lý. Cùng với đó, tiến trình thoái vốn của cổ đông chậm bởi chưa tìm được đối tác để mua lại phần vốn đó; việc thoái vốn ngoài ngành với quy mô lớn có thể gây thiệt hại cho tổ chức, cơ quan Nhà nước; nhiều nhà đầu tư còn khó khăn về vốn nên làm chậm quá trình thoái vốn...
Còn đối với lãi suất, theo thống kê của IMF, lãi suất cho vay trung bình của Việt Nam giảm từ 8,28%/năm quý I/2014 xuống còn 6,96%/năm quý III/2015 và duy trì đến nay. Mức này vẫn cao so với nhóm ASEAN-4.
Các mục tiêu Đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại và Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Trong khi đó, mục tiêu Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế được coi là đã hoàn thành, do tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của toàn hệ thống ước đạt 11,1%, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn của hệ thống TCTD ước khoảng 31,2%, tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR) bình quân của hệ thống là khoảng 87,3%, tất cả đều trong giới hạn quy định.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.