Kịch bản Evergrande vỡ nợ ảnh hưởng thế nào tới các thị trường?

H.Thủy - 11/09/2021 07:16 (GMT+7)

China Evergrande - tập đoàn mắc nợ nhiều nhất của Trung Quốc mới đây đã phải thừa nhận rằng họ có thể vỡ nợ đối với một số khoản vay của mình.

VNF
Kịch bản Evergrande vỡ nợ ảnh hưởng thế nào tới các thị trường?

Từng có thời điểm, nhà phát triển bất động sản này dường như không thiếu các lựa chọn dự phòng trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản. Song những gì xảy ra gần đây đã làm suy yếu những niềm tin đó.

Thời gian cho Evergrande tìm cách thoát khỏi tình trạng khủng hoảng tín dụng không còn nhiều. Chỉ riêng trong tuần này, Evergrande đã phải chịu 2 lần hạ bậc xếp hạng tín nhiệm, khiến cổ phiếu và trái phiếu của họ đồng loạt lao dốc thảm hại.

Câu chuyện buồn của “đại gia” một thuở

Evergrande là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc. Họ có dự án đầu tư tại hàng trăm thành phố, chuyên phát triển các khu chung cư quy mô lớn mọc lên khắp Trung Quốc trong 25 năm qua.

Trong giai đoạn bình thường, một cuộc khủng hoảng thanh khoản sẽ không nghiêm trọng như vậy. Các ngân hàng địa phương và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác, chẳng hạn như các công ty ủy thác, có thể hỗ trợ Evergrande vượt qua tình trạng thiếu tiền mặt một cách nhanh chóng.

Tập đoàn cũng có thể bán bớt tài sản và các công ty con. Khoản nợ khổng lồ của Evergrande có thể được coi là “quá lớn để sụp đổ”, khiến khả năng về một gói cứu trợ từ chính phủ không nằm ngoài tầm với.

Tuy nhiên, những rắc rối của Evergrande đã đến vào thời điểm tồi tệ nhất có thể. Những quy định mới về lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc hạn chế các ngân hàng tạo các khoản cho vay mới đối với những chủ đầu tư mắc nợ.

Trong khi đó, các công ty ủy thác, vốn chiếm khoảng 40% các khoản cho vay, đang tỏ ra lo ngại về hoạt động của mình. Evergrande lại có khoản vay ủy thác trị giá 1,7 tỷ USD sẽ đến hạn thanh toán trong quý hiện tại.

Thị trường nhà ở “hạ nhiệt” tăng trưởng đã khiến việc thanh lý tài sản trở nên khó khăn hơn. Doanh số theo hợp đồng của Evergrande đã giảm hơn 25% trong tháng Tám và việc giảm giá bán đã không thể thúc đẩy nhu cầu của thị trường.

Trong số các tài sản niêm yết của Evergrande, doanh nghiệp phát triển xe điện niêm yết tại Hong Kong (Trung Quốc) có giá trị thị trường 10 tỷ USD có thể từng là một phương án dự phòng của họ.

Tuy nhiên, Evergrande New Energy Vehicle Group đang thua lỗ và vẫn chưa bán được chiếc xe đầu tiên. Tìm một người mua cho doanh nghiệp này có thể khó khăn hơn việc bán bớt tài sản.

Sự hỗ trợ của chính phủ cũng ngày càng ít khả thi. Một số nhà quan sát nhắc tới gói cứu trợ dành cho Huarong, nhà đầu tư chuyên mua bán các trái phiếu chịu áp lực (được rao bán nhưng thường ở mức giá thấp vì người sở hữu buộc phải bán chúng), như một cơ sở để hy vọng về một động thái tương tự dành cho Evergrande.

Nhưng Huarong thuộc sở hữu nhà nước và là một phần quan trọng trong hệ thống tài chính của Trung Quốc. Evergrande không có vai trò như vậy.

Tính đến tháng 12/2020, tổng giá trị các khoản vay của tập đoàn vào khoảng 716 tỷ NDT (111 tỷ USD), với gần một nửa trong số này sẽ đáo hạn trong vòng chưa đầy một năm. Evergrande cũng nợ khoảng 830 tỷ NDT trong hoạt động thương mại cùng những khoản phải trả khác cho các nhà cung cấp.

Trong khi đó, tập đoàn đã nhận được khoản thanh toán trước từ hơn 1,5 triệu người mua nhà cho các bất động sản chưa hoàn thiện.

Giữa bối cảnh đó, Fitch hôm 8/9 đã trở thành cơ quan mới nhất hạ xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR của Evergrande, từ CCC+ xuống CC. Thậm chí, cơ quan này lưu ý rằng khả năng xảy ra một vụ vỡ nợ là khả thi.

Trước đó cũng trong tuần này, Moody’s đã hạ xếp hạng của Evergrande lần thứ ba trong những tháng gần đây, lưu ý rằng các chủ nợ có “triển vọng phục hồi yếu” trong trường hợp vỡ nợ.

Kịch bản Evergrande vỡ nợ ảnh hưởng thế nào tới các thị trường ?

Evergrande có một loạt các công ty quốc tế lớn trong danh sách nhà đầu tư của mình, bao gồm các công ty quản lý đầu tư quốc tế như Allianz (Đức), Ashmore (Anh) và BlackRock (Mỹ). Một vụ vỡ nợ có thể sẽ có tác động lan tỏa đến các thị trường toàn cầu, nơi mà nhiều nhà đầu tư trước đây thường dự báo Chính phủ Trung Quốc sẽ ra tay hỗ trợ vào những thời điểm khó khăn.

Evergrande đang cố gắng giải quyết các vấn đề của mình bằng cách bán tài sản. Nhưng bà Iris Chen, một nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Nhật Bản Nomura, lập luận rằng việc thanh lý như vậy sẽ gây tổn hại lớn cho các trái chủ ở nước ngoài. Vì số tiền thu được có thể sẽ được sử dụng để trả các khoản nợ đến kỳ trong nước, như chi phí xây dựng và các khoản vay ủy thác.

Ngay cả khi chính quyền trung ương chọn để Evergrande vỡ nợ thay vì bảo lãnh trực tiếp - một động thái khá phù hợp với cách tiếp cận theo định hướng thị trường hơn - các nhà chức trách nhiều khả năng sẽ tham gia phối hợp để duy trì các dự án tại một tập đoàn đang tuyển dụng 163.000 lao động.

Một báo cáo hồi tháng Tám cho biết chính quyền Quảng Đông đang thu thập phản hồi từ các ngân hàng về việc thành lập một ủy ban chủ nợ tiềm năng cho Evergrande. Nhà phát triển bất động này cũng cho biết vào tuần trước rằng, họ đang trao đổi với chính phủ về các dự án bị đình chỉ.

Ngoài thị trường, vấn đề quan trọng nhất đối với Bắc Kinh sẽ là bất kỳ tác động nào từ vụ vỡ nợ của Evergrande đến lĩnh vực bất động sản. Đây vốn là động cơ chính cho nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua - nhưng đang gặp nhiều áp lực do các điều kiện tín dụng bị thắt chặt.

Nhiều nhà phân tích cảnh báo kịch bản Evergrande vỡ nợ sẽ gây tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế số hai thế giới, vì tập đoàn này sẽ khiến hàng trăm công ty phải điêu đứng cùng mình.

Các khoản nợ của Evergrande đối với vô số công ty trên khắp Trung Quốc đồng nghĩa là bất kỳ khoản vỡ nợ nào cũng có thể gây “hiệu ứng domino” đối với lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc, vốn đã tăng trưởng mạnh bằng nguồn tiền cực rẻ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009.

Giới đầu tư lo ngại rằng nếu Evergrande được phép phá sản, nó sẽ có tác động lớn đến các nhà phát triển bất động sản đối thủ, những bên cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường trái phiếu và là đối tượng của chiến dịch giảm đòn bẩy của Bắc Kinh.

Guangzhou R&F mới đây đã bị Moody’s hạ xếp hạng tín dụng do lo ngại rằng công ty sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phát hành nợ để giải quyết các nghĩa vụ nợ cũ, một quy trình được gọi là tái cấp vốn.

Theo Moody’s, Guangzhou R&F có các khoản thanh toán nợ vượt quá khoản tiền mặt của họ. Do vậy nếu không thể tái cấp vốn, công ty có nguy cơ vỡ nợ.

Theo Bnews
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm, đặc biệt là ở TPHCM triển khai các hình thức thanh toán để hỗ trợ người dân và

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện kịp thời hơn các giải pháp quản lý và kiểm soát chặt giao dịch thị trường vàng; xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá.

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

(VNF) - Hệ thống máy chủ DGX H100 được nhập về Việt Nam đánh dấu bước đầu tiên trong việc hiện thực hóa kế hoạch xây nhà máy AI của FPT và Nvidia.

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 14.000 xe do lỗi bơm nhiên liệu

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 14.000 xe do lỗi bơm nhiên liệu

(VNF) - Honda Việt Nam vừa tiến hành triệu hồi đối vối tổng số 14.162 xe, gồm các mẫu: Honda Jazz, Civic, CR-V, Accord, City và Odysey.

Công an Hưng Yên khởi tố LIFAN - Việt Nam vì buôn bán xe máy giả

Công an Hưng Yên khởi tố LIFAN - Việt Nam vì buôn bán xe máy giả

(VNF) - Sau gần 5 tháng nhận bàn giao hồ sơ và tang vật từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên, Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả” xảy ra tại Công ty TNHH Liên doanh chế tạo xe máy LIFAN - Việt Nam.

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

Bầu Đức tính IPO và niêm yết công ty con, không thoái vốn thêm trong 2024

(VNF) - ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) được tổ chức tại TP. HCM sáng 10/5.

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

Chính thức ra mắt Đặc san Toàn cảnh Tài chính số

(VNF) - Ông Võ Văn Bé, Phó Giám đốc NXB Chính trị quốc gia Sự thật cho rằng cần có thêm nhiều ấn phẩm như Đặc san Toàn cảnh Tài chính số để qua đó tăng cường thêm nhận thức về chuyển đổi số của toàn dân.

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

Buổi sáng 'điên cuồng', đẩy giá vàng vượt 92 triệu/lượng

(VNF) - Giá vàng miếng SJC tăng mạnh và liên tục trong buổi sáng nay. Hiện mỗi lượng đắt thêm gần 3 triệu đồng so với chốt phiên hôm qua, lên mức kỷ lục 92 triệu đồng/lượng.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị truy nã

(VNF) - Bị can Đỗ Vân Trường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần MOPHA bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

Đà Nẵng: Loạt DN bất động sản, du lịch bị cưỡng chế tài khoản

(VNF) - Cục Thuế TP. Đà Nẵng vừa công bố danh sách các doanh nghiệp bị cưỡng chế tài khoản vì chậm nộp thuế theo kỳ thông báo nợ tháng 3/2024.