Năm Hợi ‘ngó’ công danh sếp tuổi Hợi của Viettel, VNPT

Lệ Chi - 06/02/2019 11:14 (GMT+7)

(VNF) - Một trong hai gương mặt ấn tượng nhất tuổi Hợi làm lãnh đạo ngành thông tin có thể kể đến là ông Lê Đăng Dũng và ông Trần Mạnh Hùng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thông tin, cả 2 vị "lão tướng" đã có nhiều đóng góp to lớn cho Viettel và VNPT.

VNF
2 sếp tuổi Hợi của Viettel và VNPT

Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng sinh năm 1959, quê quán tại Quảng Trị. Ông mang quân hàm Thiếu tướng, xuất thân là “dân kỹ thuật”, từng có thời gian dài học tập tại Đại học Kỹ thuật điện thuộc Đại học tổng hợp Leningrad (Liên Xô).

Trở về nước năm 1983, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng được điều động công tác về Phân viện tác chiến điện tử, Viện Kỹ thuật quân sự.

Ông Lê Đăng Dũng từng trải lòng về quãng thời gian công tác tại Viện Kỹ thuật quân sự: “Thời kỳ đó, tôi giống ông viện sĩ, suốt ngày đeo kính và đọc sách. Năm 1993, tôi giành được học bổng sang Úc với mục tiêu nâng cao trình độc tiếng Anh và chuyên môn”.

Thế nhưng, chính nhịp sống thay đổi rất nhanh tại Úc đã khiến “ông viện sĩ” Lê Đăng Dũng thay đổi hoàn toàn.

“Khi ấy, tôi lái xe đi đưa KFC, thấy nhịp sống xã hội ở đất nước này thay đổi rất nhanh, lần đầu tiên, tôi tiếp xúc với những chuyện liên quan tới kinh doanh, tài chính. Từ đây, tôi dần dần không còn hứng thú với môi trường nghiên cứu nữa, thích làm một công việc khác giao tiếp xã hội nhiều hơn, có công việc tự do hơn thay vì trở thành một viên chức”, ông Dũng kể lại.

“Năm 1996 về Việt Nam, tôi mới tính đến chuyện làm việc khác, chứ trước đây chỉ suốt ngày chuyên tâm vào đề tài và nghiên cứu”, ông Dũng nhắc lại.

Ông Lê Đăng Dũng, quyền Chủ tịch kiểm Tổng giám đốc Viettel.

Về nước sau chuyến tu nghiệp tại Úc năm 1996, ông Lê Đăng Dũng gia nhập Viettel ở tuổi 36. Từ đó đến nay, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng đã có hơn 20 năm gắn bó với Viettel.

Ông đã giữ vị trí Phó giám đốc và Phó tổng giám đốc của Viettel được 16 năm, dài nhất trong lịch sử tập đoàn này.

Ngoài ra, ông Dũng có 5 năm là Bí thư Đảng ủy Viettel và giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) từ năm 2016.

Khi còn giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Viettel, ông Dũng thường xuất hiện trên sân khấu trong các sự kiện của tập đoàn với vai trò ca sĩ. Ông khiến nhiều người thích thú khi thường thể hiện những ca khúc sôi động của Sơn Tùng M-TP. Thậm chí, ông còn khoe khả năng đọc rap và nhún nhảy cùng vũ đoàn.

Bên cạnh đó, cũng có không ít lần ông Dũng song ca cùng các sao Việt. Ngoài Sơn Tùng M-TP, ông còn hát cùng Isaac, Soobin Hoàng Sơn, Bảo Anh... Phần lớn các ca sĩ đều tỏ ra thích thú khi hát cùng ông.

Sếp Viettel Lê Đăng Dũng từng song ca cùng Sơn Tùng M-TP

Năm 2018 đánh dấu nhiều dấu mốc quan trọng đối với Viettel khi được Chính phủ đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và phê duyệt phương án tái cơ cấu tập đoàn đến năm 2020; công bố bước vào giai đoạn phát triển thứ 4: giai đoạn của 4.0 và kinh doanh toàn cầu.

Đầu năm 2019, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng được giao quyền Chủ tịch, Tổng giám đốc Viettel thay cho vị trí trước đó là phụ trách Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel mà ông nhận nhiệm vụ từ ngày 31/7/2018.

Bước sang năm 2019, Viettel đề ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu 7,3% (hơn 251 nghìn tỷ đồng); lợi nhuận tăng 4,6% (hơn 39 nghìn tỷ đồng) so với năm ngoái. Viettel cũng dự kiến sẽ nộp 38.100 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước năm 2019.

Nói về nhiệm vụ năm 2019, Chủ tịch Tập đoàn Viettel cho biết: “Viettel là doanh nghiệp chủ đạo trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, để kiến tạo xã hội số, Viettel trước mắt cần làm hai việc: một là tạo ra các sản phẩm, dịch vụ chuẩn công nghệ 4.0; hai là thể hiện tiếng nói, góp phần thúc đẩy thể chế đi nhanh hơn, Chính phủ số đi nhanh hơn”.

Chủ tịch VNPT Trần Mạnh Hùng

Ông Trần Mạnh Hùng sinh ngày 24/10/1959, tốt nghiệp khoa Vô tuyến Điện tử, Đại học Bách khoa và có bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

Năm 1980, ông bắt đầu công tác tại trạm phát vệ tinh Hoa Sen ở Phủ Lý, sau đó làm việc tại Công ty Viễn thông Quốc tế, được bầu làm Trưởng ban Viễn thông của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).

Năm 1999, ông Hùng được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó tổng giám đốc VNPT. Đến năm 2007, VNPT thay đổi mô hình tổ chức thì ông Hùng giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên của VNPT và Giám đốc Viễn thông Hà Nội.

Trong giai đoạn 2004 - 2006, các cuộc họp căng thẳng về vấn đề cạnh tranh giữa VNPT và Viettel thông thường là những cuộc “tranh hùng” nảy lửa giữa ông Trần Mạnh Hùng và ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel.

Trước những lời Viettel “hạch tội” VNPT gây khó khăn, làm Viettel đứng trước nguy cơ sập tiệm, ông Trần Mạnh Hùng khi đó đang giữ chức vụ Phó tổng giám đốc VNPT đã trả lời trên báo chí rằng: “Hiện giờ Viettel cũng đã có tổng đài TOLL rồi thì còn đòi đầu tư sang tổng đài TOLL của VNPT làm gì. Vấn đề là không phải là mang tiền đi dọa mà là quy trình đầu tư.

Đầu tư như vậy thì VNPT không thiếu tiền. Tài sản của ai là của người đó chứ, chẳng lẽ anh có đất anh lại để người khác chở gạch ngói đến xây nhà trên mảnh đất của anh?”.

Tiếp đó, phát biểu về một diễn biễn được coi là sự “giảng hoà” giữa VNPT và Viettel vào đầu năm 2006, Phó tổng giám đốc VNPT Trần Mạnh Hùng khẳng định: “Không phải công ty cố tình không muốn mở cổng kết nối cho doanh nghiệp khác, mà chúng tôi muốn biết doanh nghiệp khác có thực sự sử dụng đúng mục đích hay họ xin chỉ để dự phòng”.

Năm 2013, ông Hùng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT. Ngay sau khi nhận chức, ông Hùng đã có bài phát biểu “lên dây cót” tinh thần cho nhân viên VNPT để bước sang giai đoạn mới. Trong đó, ông thẳng thắn chỉ ra những điểm tồn tại cố hữu lâu nay của tập đoàn: “Đa số các đơn vị khi tổng kết ít nói đến những tồn tại của mình, chúng ta phải nói đến cái xấu để sửa mình. Người có bệnh nhưng vẫn nói khỏe thì rất khó chữa”.

Chủ tịch VNPT Trần Mạnh Hùng.

Đầu năm 2015, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, khi được hỏi khát vọng của ông là gì? ông Trần Mạnh Hùng không ngại ngần nói: “Khát vọng của tôi rất đơn giản, đó là VNPT trở lại ngôi vị số 1 của Việt Nam”.

Cũng trong năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định bổ nhiệm ông Trần Mạnh Hùng giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV VNPT. Trên cương vị mới, ông tiếp tục theo đuổi những chiến lược đề ra khi còn là Tổng giám đốc.

Nếu như trước đây, vị trí lãnh đạo VNPT được cho là “làm giám đốc cho đến khi về hưu thì giờ đây câu chuyện đó không còn nữa”. Trong giai đoạn cuối năm 2014, đầu 2015 VNPT đã phải “trảm” 2 lãnh đạo VNPT tỉnh vì không hoàn thành kế hoạch, và đây cũng là lần đầu tiên VNPT “trảm” người đứng đầu đơn vị địa phương.

Nhờ sự quyết liệt trong nhân sự và triển khai phương pháp quản trị tiên tiến, VNPT đã loại bỏ tình trạng lao động ngồi nhầm chỗ, hưởng nhầm lương. Đồng thời thu nhập bình quân người lao động giai đoạn 2014-2015 đã tăng trưởng được hơn 30% so với thời kỳ 2012-2013.

Cuối năm 2016, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 ngày càng định hình rõ. Chủ tịch Trần Mạnh Hùng đã đưa ra chiến lược VNPT 3.0, thay đổi tư duy quản trị dịch vụ viễn thông sang tư duy quản trị sáng tạo.

Cũng theo Chủ tịch VNPT, dù rằng “mọi con đường đều dẫn đến thành Rome, nhưng chúng ta cần tìm ra con đường đúng hướng để đến sớm hơn người khác và điều kiện cần người thuyền trường – người cán bộ cấp chiến lược phải có cách tổ chức thực hiện”.

Ông Trần Mạnh Hùng được đánh giá là một trong những gương mặt xuất sắc nhất của tập đoàn, đồng thời ông còn được các “đối thủ” lớn của VNPT đánh giá cao.

Đặc biệt, sau hơn 5 năm cầm quân, ông Trần Mạnh Hùng đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ khi đưa lợi nhuận của Tập đoàn VNPT tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây.

Năm 2018, tổng lợi nhuận hợp nhất của VNPT đạt 6.445 tỷ đồng, bằng 109,4% kế hoạch, tăng 25% so với thực hiện năm 2017. Tổng nộp ngân sách toàn tập đoàn đạt 4.476 tỷ đồng, bằng 117,5% kế hoạch, tăng 18% so với thực hiện năm 2017.

Tổng số thuê bao di động của VNPT đạt khoảng 34 triệu thuê bao, trong đó có 2,7 triệu thuê bao cố định, 31,3 triệu thuê bao di động. Tổng số thuê bao internet băng rộng của VNPT đạt con số 5,4 triệu.

Về kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2019, VNPT phấn đấu tăng trưởng 10-15% lợi nhuận toàn tập đoàn so với năm 2018; doanh thu phấn đầu tăng trưởng từ 7-9% so với thực hiện năm 2018; dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng từ 10-15% so với thực hiện năm 2018.

Dự kiến tổng kế hoạch đầu tư năm 2019 của VNPT là 12.200 tỷ đồng, trong đó, cơ cấu đầu tư cho mạng di động là 5.900 tỷ đồng, băng rộng cố định là 3.900 tỷ đồng, dịch vụ giá trị gia tăng và công nghệ thông tin là 1.200 tỷ đồng….

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

Tỷ phú Narayana Murthy: Vay vợ 250 USD khởi nghiệp, xây 'đế chế' 70 tỷ USD

(VNF) - Với số vốn ban đầu là 250 USD vay từ vợ, tỷ phú Ấn Độ Narayana Murthy đã xây dựng Tập đoàn Infosys trở thành công ty dịch vụ công nghệ thông tin top 3 thế giới, với giá trị vốn hóa trên 70 tỷ USD.

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

Hủy phong tỏa tài sản của vợ Vũ ‘nhôm’ và các công ty liên quan

(VNF) - UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản về hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài các công ty liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ “nhôm”) và bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ ông Vũ).

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng

(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

Thu hồi giấy phép của loạt DN phân phối xăng dầu

(VNF) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định thu hồi giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu của 4 doanh nghiệp.

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.