'Gian lận, trốn thuế trong thương mại điện tử là vấn đề nghiêm trọng
(VNF) - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng.
Trình bày báo cáo thẩm tra kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh đã chỉ ra một số tồn tại, hạn chế.
Trong đó, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh chỉ rõ tình trạng chậm phân bổ ngân sách, đặc biệt là phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi NSTW năm 2022 đến gần cuối năm mới được thực hiện. Chi chuyển nguồn còn lớn, chậm được khắc phục, gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Cũng theo Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại một số Bộ, ngành, địa phương chậm do nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra trong các báo cáo, trong nhiều năm vừa qua, nhưng chưa có giải pháp kiên quyết và biện pháp khắc phục triệt để, hữu hiệu.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 cho thấy 91/115 bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân cả nước, có đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch vốn.
Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng mặc dù công tác quản lý thuế đã được tăng cường, song vẫn còn bất cập. "Tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng so với năm 2022", ông nêu.
Gian lận và trốn thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử hiện đang là một vấn đề nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh, thu hút nhiều cá nhân và doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý chưa theo kịp sự phát triển này, dẫn đến những lỗ hổng trong việc quản lý thuế.
Cụ thể như nhiều giao dịch thương mại điện tử không được lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn không đầy đủ, dẫn đến tình trạng thất thu thuế. Các giao dịch trực tuyến cũng diễn ra rất nhanh và khó kiểm soát hơn so với các giao dịch truyền thống. Điều này tạo điều kiện cho các đối tượng trốn thuế lợi dụng.
Trong khi đó, hệ thống quản lý thuế chưa có đầy đủ dữ liệu về các giao dịch thương mại điện tử, gây khó khăn cho việc phát hiện và xử lý gian lận.
Tình trạng gian lận và trốn thuế trong thương mại điện tử không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước mà còn tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh. Do đó, việc kiểm soát và xử lý nghiêm khắc các hành vi này là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của thương mại điện tử tại Việt Nam.
Trong một báo cáo công bố của Tổng cục Thuế cho biết, Cổng thông tin thương mại điện tử, đã ghi nhận 333 sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc cung cấp thông tin, trong đó có nhiều sàn chiếm thị phần lớn như: Shopee, Lazada, Sendo, Voso…
Cụ thể, theo thông tin của các sàn cung cấp thì trong quý IV/2022 có 159.218 cá nhân và 31.882 tổ chức có hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tư, với 50,7 triệu lượt giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt 15.272 tỷ đồng. Trong quý đầu năm 2023, có 64.327 cá nhân và 22.840 tổ chức kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử, với 9 tỷ lượt giao dịch và tổng giá trị giao dịch là 11.478 tỷ đồng…
Tổng kho thương mại điện tử ồ ạt mọc lên sát biên giới Việt Trung
Thương mại điện tử bùng nổ: Doanh nghiệp Việt chọn lối đi riêng
Bùng nổ thương mại điện tử, cơ hội nào cho mô hình O2O?
- Khoanh, xóa nợ thuế cho hơn 700 nghìn người 20/05/2024 10:21
- Ông Putin bênh vực Trung Quốc sau đòn giáng thuế quan của Mỹ 18/05/2024 09:15
- Công ty SHC: Đại gia cát ở Thái Bình bị cưỡng chế thuế 8,1 tỷ 17/05/2024 08:30
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.