Quỹ đầu tư lớn nhất thế giới Blackrock và cha đẻ quyền lực Larry Fink

Trường Anh - 08/03/2017 22:59 (GMT+7)

(VNF) - Blackrock có cổ phần trong hầu hết công ty niêm yết ở Mỹ và khắp thế giới. Cánh tay quỹ đầu tư này còn vươn dài đến trái phiếu doanh nghiệp, nợ quốc gia, hàng hóa, các quỹ phòng hộ…

Blackrock - Tảng đá đen 16.000 tỷ USD

Những quỹ đầu tư quyền lực quản lý hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ USD tài sản; nắm cổ phần trong rất nhiều đại công ty toàn cầu; chủ nợ của nhiều chính phủ khắp thế giới... các quỹ đầu tư và những công ty quản lý quỹ thực sự là các định chế đầy quyền lực. 

Ai đang thực sự điều hành thị trường thế giới? Câu trả lời có thể là các ngân hàng toàn cầu như Citigroup, Bank of America và JP Morgan Chase, các đại gia dầu mỏ Exxon Mobil và Shell, thậm chí là các đại công ty tiêu dùng như Apple, McDonald’s hoặc Nestlé. Nhưng có lẽ một công ty không bao giờ xuất hiện trong danh sách này là BlackRock (đá đen). 

BlackRock là cổ đông lớn trong các công ty nói trên, có cổ phần trong hầu hết công ty niêm yết ở Mỹ và khắp thế giới. Cánh tay của quỹ còn vươn dài đến trái phiếu doanh nghiệp, nợ quốc gia, hàng hóa, các quỹ phòng hộ... 

Thực tế, BlackRock là nhà đầu tư lớn nhất thế giới, với lượng tài sản quản lý trực tiếp hiện lên đến 5. 100 tỷ USD, lớn hơn dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc - nước có kho dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới - và tương đương tài sản các quỹ tư nhân, quỹ đầu cơ trên thế giới cộng lại. Ngoài ra, BlackRock còn giám sát 11.000 tỷ USD thông qua nền tảng quản lý rủi ro Aladdin. 

16.000 tỷ USD tài sản được quản lý trên nền tảng Aladdin của BlackRock chiếm khoảng 7% cổ phiếu, trái phiếu và các khoản vay trên thế giới. Như vậy, những định chế, công ty quản lý tiền bạc, tài sản lớn vẫn phải nhìn thế giới tài chính thông qua lăng kính của BlackRock. Ước tính có đến 17.000 giao dịch viên trong các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ toàn quyền và các định chế khác dựa vào mô hình phân tích của BlackRock để quyết định đầu tư. 

Larry Fink - Cha đẻ quyền lực của Blackrock

Larry Fink là người đứng đầu kiêm giám đốc điều hành của BlackRock. Lớn lên tại Van Nuys, California, Fink theo học Đại học California tại Los Angeles chuyên ngành khoa học chính trị. Ngay sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục học tài chính bất động sản tại Trường Kinh doanh của UCLA. Năm 1976, ông bắt đầu đặt chân đến Phố Wall. Khi đó, Fink mới 23 tuổi. 

Ông gia nhập bộ phận giao dịch trái phiếu của Ngân hàng First Boston và trở thành một ngôi sao sau khi kiếm được thêm 1 tỷ USD vào ngân sách của quỹ này. Tuy nhiên vào năm 1986, một quyết định sai lầm trong đầu tư của ông đã làm thất thu 100 triệu USD cho công ty. Sau đó nhà đầu tư này đã rời bỏ First Boston và vào năm 1988, cùng với nhiều đối tác, Fink đã thành lập BlackStone Financial Management, một công ty trực thuộc hãng đầu tư BlackStone Group. Đến năm 1993, công ty của Fink đã quản lý một lượng tài sản lên tới hơn 20 tỷ USD. Năm sau đó, Fink tách BlackStone Financial Management khỏi BlackStone và đưa nó trở thành một công ty quản lý tài sản độc lập với tên gọi là BlackRock. 

Sau khi tách khỏi BlackStone, BlackRock đã tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Đến năm 1999, hãng đã quản lý lượng tài sản lên tới 165 tỷ USD. Cũng trong năm đó, BlackRock đã lên sàn. Hãng ngày càng bành trướng quy mô qua hàng loạt thương vụ mua bán và sáp nhập như mua lại công ty quản lý đầu tư State Street Research & Management Co. với giá 375 triệu USD vào năm 2004, sáp nhập với Merrill Lynch Investment Managers, chuyên về đầu tư, tài chính, bảo hiểm vào năm 2006. Đặc biệt, tháng 12/2009, BlackRock đã mua lại Barclays Global Investors, bộ phận quản lý tài sản toàn cầu của Ngân hàng Barclays, trị giá 13,5 tỷ USD. Với thương vụ này, BlackRock đã trở thành nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới. 

Tuy nhiên, điều khiến BlackRock trở nên nổi trội không phải là lượng tài sản quản lý mà là hệ thống máy tính có tên gọi là Aladdin trị giá hàng tỷ USD. Hệ thống gồm 5.000 máy tính chạy suốt 24/24 này có thể quản lý, theo dõi hàng triệu giao dịch mỗi ngày, phân tích và kiểm soát từng sản phẩm chứng khoán trong danh mục đầu tư của khách hàng. 

BlackRock và Fink đã thực sự tỏa sáng vào mùa thu năm 2007, thời điểm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Dưới sức ép từ những món nợ thế chấp dưới chuẩn, hội đồng quản trị của Citigroup và Merrill Lynch đã phải sa thải các giám đốc điều hành của họ là Charles Prince và Stanley O’Neal. Cả hai công ty này đã nhờ Fink giúp quản lý các danh mục đầu tư gặp rắc rối của mình. 

Khi cuộc khủng hoảng lan rộng và bắt đầu làm suy chuyển cả Bear Stearns, Fink càng trở thành nhân vật quan trọng. Jamie Dimon, CEO của JPMorgan cũng phải nhờ Fink tư vấn và đánh giá tài sản của Bear Stearns để chuẩn bị cho việc thâu tóm ngân hàng này chỉ trong vòng 48 giờ (tháng 3. 2008). Và khi Dimon cho biết chỉ mua lại Bear Stearns nếu có sự hỗ trợ của Chính phủ thì Timothy Geithner, lúc đó là Chủ tịch New York FED, đã đồng ý đứng ra tiếp quản 30 tỷ USD tài sản xấu của ngân hàng này. Một lần nữa, Geithner lại nhờ Fink quản lý số tài sản của Bear Stearns. 

Tiếp đó, tháng 6/2008, CEO mới của Tập đoàn bảo hiểm AIG (Mỹ) là Robert Willumstad, đã thuê BlackRock quản lý 77 tỷ USD danh mục đầu tư hợp đồng hoán đổi rủi ro nợ tín dụng. 10 tuần tiếp theo kể từ khi Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ (tháng 9/2008), Fink bận rộn làm việc với các quan chức chính phủ như Geithner, Henry Paulson mỗi ngày, để tư vấn về việc tái cấu trúc nợ và vực dậy hệ thống tài chính. 

Thời gian đó, AIG được New York FED bảo lãnh khỏi phá sản và BlackRock một lần nữa được mời đánh giá và tư vấn cho Chính phủ giải quyết số tài sản xấu 100 tỷ USD của AIG. Tháng 12/2008, BlackRock lại nhận thêm một hợp đồng khác của New York FED. Lần này là định giá tài sản 301 tỷ USD trị giá các khoản cho vay và chứng khoán của Citigroup, đa phần đã được Chính phủ Mỹ đứng ra bảo đảm. 

Công ty này còn quyền lực ở chỗ Larry Fink quan hệ tốt với những cái "bể tiền" lớn nhất thế giới, đặc biệt là các quỹ tài sản nhà nước ở châu Á và Trung Đông. Trong vụ mua lại Barclays Global Investor, khi một trong các kênh huy động của ông đột ngột "tắc", chỉ trong 24h sau đó ông đã "gọi" được hàng tỷ USD từ Trung Quốc, Kuwait và Singapore. Larry Fink dành một nửa thời gian của mình để di chuyển và trong ví lúc nào cũng có sẵn khoảng 10 loại ngoại tệ khác nhau. 

Là CEO của quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới, mọi động thái của Laurence Fink đều có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường quỹ tài chính toàn cầu. Mỗi quyết định của Fink có ảnh hưởng rất lớn tới tiền tiết kiệm của hàng triệu công nhân Mỹ. Một thống kê cho thấy, 93% số lương hưu của người Mỹ là do BlackRock quản lý. Larry Fink cũng là cái tên được đưa vào danh sách 16 cố vấn kinh tế chiến lược của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Dự án thuỷ điện 416 tỷ đồng kéo dài thêm 4 năm

Quảng Ngãi: Dự án thuỷ điện 416 tỷ đồng kéo dài thêm 4 năm

(VNF) - Theo quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, tiến độ thực hiện dự án thuỷ điện Sông Liên 2 được điều chỉnh từ năm 2019 - 2025, thay cho trước đó là từ năm 2019 - 2021

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi

Triển vọng kinh tế Việt Nam 2024: Giữ vững vĩ mô, tạo đà phục hồi

(VNF) - Mặc dù năm 2023 là một năm “sóng gió” đối với nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 được kỳ vọng sẽ có thêm những tích cực, tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong trung dài hạn.

Cận cảnh siêu dự án Cocobay Đà Nẵng 11.000 tỷ đồng sắp 'hồi sinh'

Cận cảnh siêu dự án Cocobay Đà Nẵng 11.000 tỷ đồng sắp 'hồi sinh'

(VNF) - Chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng phát đi thông báo cho biết công ty đang trong quá trình tái cơ cấu và chuẩn bị các nguồn lực để khởi động dự án The Empire vào quý 2 năm 2024 sau thời gian dài siêu dự án này 'đắp chiếu'.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.

Ô tô Đông Phong: 'Chắc suất' làm khu nhà ở gần 420 tỷ tại Hưng Yên

Ô tô Đông Phong: 'Chắc suất' làm khu nhà ở gần 420 tỷ tại Hưng Yên

(VNF) - Hiện, có 1 nhà đầu tư đạt yêu cầu thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Khu nhà ở dân cư mới 319 trên xã Tân Lập, thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên.

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: ‘Viên kim cương’ bất động sản thương cảng

Crystal Holidays Harbour Vân Đồn: ‘Viên kim cương’ bất động sản thương cảng

(VNF) - Dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn tọa lạc bên bờ vịnh Bái Tử Long, được ví như “viên kim cương” của bất động sản thương cảng Vân Đồn trên hành trình tìm lại lại ánh hào quang rực rỡ năm xưa.

Vấn nạn lừa đảo đầu tư ở Nhật Bản: Chứng khoán sốt, 'chứng sĩ' sa chân

Vấn nạn lừa đảo đầu tư ở Nhật Bản: Chứng khoán sốt, 'chứng sĩ' sa chân

(VNF) - Khi thị trường chứng khoán Nhật Bản bùng nổ, một vấn đề khác cũng đang gia tăng ở quốc gia này: Lừa đảo đầu tư.

Tin mua trái phiếu có tài sản đảm bảo, nhà đầu tư vẫn bị mất tiền

Tin mua trái phiếu có tài sản đảm bảo, nhà đầu tư vẫn bị mất tiền

(VNF) - Dù tài sản đảm bảo là cổ phiếu, dự án hình thành trong tương lai hay bất động sản, thì các trái chủ vẫn phải đối mặt với rủi ro thua lỗ. Chính vì thế, bảo đảm bằng tài sản chưa phải yếu tố tiên quyết khi đầu tư và không bảo đảm.

Chủ hãng bia Đại Việt xây dựng Cụm công nghiệp Tam Quang - Thái Bình

Chủ hãng bia Đại Việt xây dựng Cụm công nghiệp Tam Quang - Thái Bình

(VNF) - UBND tỉnh Thái Bình đã quyết định cho Công ty cổ phần Tập đoàn Hương Sen thuê 9,2ha đất tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình để xây dựng và kinh doanh hạ tầng Cụm công nghiệp Tam Quang (giai đoạn 1).

Phú Yên: Hàng loạt sàn bất động sản rút khỏi thị trường

Phú Yên: Hàng loạt sàn bất động sản rút khỏi thị trường

(VNF) - 6/7 sàn giao dịch bất động sản ở Phú Yên tạm dừng hoạt động hoặc không còn hoạt động. Nguyên nhân chính là do thị trường nhà đất trầm lắng.

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

Hoang lạnh khu biệt thự gần 400 tỷ cạnh bãi biển Hà Tĩnh

(VNF) - Được đầu tư hơn 370 tỷ đồng trên diện tích đất cấp hơn 3,5 ha cạnh bãi biển Xuân Hải (Hà Tĩnh). Sau gần 5 năm triển khai, dự án Tổ hợp du lịch, khách sạn, nhà hàng và khu vui chơi giải trí biển Lộc Hà (thị trấn Lộc Hà, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn chưa thể hoàn thành mà trở nên ngổn ngang, nhếch nhác bên bãi biển.