Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Tại hội thảo “Diễn đàn bất động sản 2018: Cơ hội và chính sách” diễn ra mới đây, khi bình luận về quyết định tạm dừng giao dịch đất đai của các địa phương Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang, ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thế kỷ (CEN Group) cho rằng Việt Nam đang cố gắng tuân thủ quy luật khách quan của kinh tế thị trường, vì vậy cần phải tôn trọng quy tắc thị trường.
“Trong kinh tế thị trường, quy luật cung cầu là quy luật rất quan trọng, điều tiết toàn bộ các hành vi, giá cả, luồng tiền của các nhà đầu tư. Quy luật cung cầu sẽ quy định tất cả. Nếu nguồn cung đủ, cân bằng với nhu cầu thì thị trường đạt mức bình ổn nhất định. Còn bất kỳ sự thiếu hoặc thừa đều sẽ gây ra ảnh hưởng”, ông Hưng nói.
Theo ông Hưng, trạng thái cân bằng của thị trường luôn là trạng thái cân bằng động và rất mong manh, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. “Chúng tôi có muốn thay đổi quy luật thị trường cũng không được. Quy luật thị trường vận động một cách khách quan, vì vậy chúng tôi chỉ có thể tư vấn thời điểm cho các nhà đầu tư tham gia hay rút khỏi thị trường”.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Reenco Sông Hồng, cho rằng tình trạng đất lên giá tại 3 vùng quy hoạch đặc khu là hiện tượng đáng mừng.
“Thực sự đây là tiềm năng lớn, cơ hội lớn, là tín hiệu tốt chứ không phải không tốt”, ông Điệp nhấn mạnh.
Bình luận về quyết định tạm ngưng giao dịch đất đai của các địa phương, ông Điệp cho rằng đây không phải giải pháp tốt bởi “chúng ta phải tuân thủ quy luật thị trường, có cung thì có cầu, giá được đẩy lên và thị trường chấp nhận”.
“Nhà nước cũng thu được thuế, có những giao dịch 40 lần và nhà nước thu được 40 lần thuế, tôi cho là rất tốt”, ông Điệp nói thêm.
Trao đổi thêm về vấn đề sốt đất tại các vùng quy hoạch đặc khu, ông Phạm Thanh Hưng cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do quy hoạch quá chậm. Vì quy hoạch chậm nên không cung được nguồn hàng kịp thời ra thị trường. “Khan cung làm tăng giá đất”, ông nói.
Lấy ví dụ thực tế, ông Hưng cho biết CEN Group vừa có khảo sát khá chi tiết ở Vân Phong. Kết quả khảo sát cho thấy đất tại đây trong 2 năm qua đã tăng hơn 100 lần.
“2 năm trước, giá đất ở thị trấn Tuần Lễ khoảng 40 – 50 triệu đồng/lô (tương đương 200 nghìn/m2). Năm 2017, giá đất đã tăng lên 400 triệu đồng/lô (tức tăng gấp 10 lần). Năm nay, vẫn mảnh đất đó, giá đã là 5,5 tỷ đồng”, ông Hưng thông tin.
Theo ông Hưng, nguyên nhân của việc tăng giá phi mã như trên là do sự khan hiếm nguồn cung và sự mù mờ của thông tin quy hoạch. "Toàn bộ thị trấn Tuần Lễ chỉ có khoảng 3.000 hộ dân. Tất cả 111.000 ha trong quy hoạch đến giờ vẫn chưa biết ở đâu, chưa có dự án nào ra hàng. Câu chuyện quy hoạch đã có chủ trương từ năm 2006, năm 2009 có quy hoạch sơ bộ, năm 2017 có điều chỉnh và năm 2018 chuẩn bị phê duyệt.
“Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa nhìn thấy sản phẩm của bất kỳ một dự án nào hay khu đô thị nào tung ra thị trường để đáp ứng cơn khát của các nhà đầu tư. Thiếu cung thì tăng giá là chuyện bình thường", ông Hưng nói.
Phó chủ tịch của CEN Group nhấn mạnh: câu chuyện vẫn là quan hệ cung cầu. “Nếu chúng ta tác động vào quan hệ cung cầu đó bằng việc minh bạch về nguồn cung cho nhiều nhà đầu tư bắt đầu phát triển các khu đã quy hoạch sơ bộ trước khi đưa ra những quyết định phê duyệt về chủ trương, luật, chính sách ưu đãi với đặc khu thì sẽ kiểm soát tình hình này tốt hơn nhiều so với việc để thị trường tự động tăng giá, tự động khan hiếm một cách thiếu kiểm soát”, ông nói thêm.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.