TS. Trần Du Lịch: 'Nhiều người khổ sở vì bỏ sở trường đi làm bất động sản'

Lệ Chi - 15/07/2022 10:03 (GMT+7)

(VNF) - "Tôi đã gặp nhiều người khổ sở vì bỏ sở trường đi làm bất động sản. Có tình trạng người người đi kinh doanh bất động sản. Trong chuyến đi miền Trung, tôi thấy nhiều người đi kiếm nhà, kiếm đất để mua, đầu cơ đất, đẩy giá đất. Đây là tai họa cho nền kinh tế", TS. Trần Du Lịch chia sẻ tại hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững do Thủ tướng chủ trì hôm 14/7.

VNF
Ảnh minh họa

Theo TS. Trần Du Lịch, thị trường bất động sản là một trong 5 thị trường chính của nền kinh tế được xác định từ Đại hội IX (2001). Trong hơn 20 năm qua, thị trường bất động sản đã đóng góp tích cực trong quá trính công nghiệp hóa và đô thị hóa, là một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

TS. Trần Du lịch cho biết thị trường bất động sản đóng góp trực tiếp khoảng 10% GDP và đóng góp gián tiếp thông qua các ngành kinh tế khác khoảng 20% GDP. Tỷ lệ đô thị hóa ở nước ta còn thấp (khoảng 38% dân số), nên dư địa rất lớn để phát triển thị trường bất động sản gắn với quá trình đô thị hóa. Đây là dư địa cho phát triển.

Thị trường bất động sản cũng là lĩnh vực có tỷ trọng thu hút đầu tư kinh doanh lớn. Vốn nhà nước đầu tư dẫn dắt cho tư nhân đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn mồi là hiệu quả nhất.

Song lĩnh vực bất động sản còn tồn tại nhiều bất cập, TS. Trần Du Lịch cho rằng thực tế thị trường bất động sản có tới 3 thị trường là thị trường mua bán, thị trường cho thuê và thị trường thế chấp, nhưng ở Việt Nam chỉ mới nói thị trường mua bán.

Thứ hai, làm giàu từ kinh doanh bất động sản là nhanh nhất nên thu hút nhiều người bỏ sở trường đi làm bất động sản. TS. Trần Du Lịch chia sẻ: "Tôi đã gặp nhiều người khổ sở vì bỏ sở trường đi làm bất động sản. Có tình trạng người người đi kinh doanh bất động sản. Trong chuyến đi miền Trung, tôi thấy nhiều người đi kiếm nhà, kiếm đất để mua, đầu cơ đất, đẩy giá đất. Đây là tai họa cho nền kinh tế".

Theo TS. Trần Du Lịch, kinh nghiệm từ các nước cho thấy để quản lý thị trường bất động sản, hạn chế đầu cơ, người ta dùng 2 công cụ để điều chỉnh. Một là, "đất nhà nước cho làm gì thì làm cái đó, không có quyền tôi có đất tôi làm gì thì làm". Công cụ thứ 2 là công cụ tài chính "thuế và phí".

Thị trường bất động sản đang có hàng chục đạo luật, hàng chục nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành… đang chồng chéo mâu thuẫn, TS Trần Du Lịch kiến nghị cần rà soát để hình thành hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động của thị trường bất động sản.

Thứ hai, nghiên cứu bỏ thuế chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, mà đánh thuế bất động sản từ ngày được cấp quyền sử dụng đất ở. Trước mắt quy định này áp dụng cho tất cả các nhà ở trong các dự án mới phát triển (thay đổi tư duy thay vì nhà nước thu tiền một lần như hiện nay sang nhà nước thu ít hơn nhưng thu hàng năm - Đây là khoản thuế trực thu rất bền vững).

Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất cần xây dựng các chính sách và công cụ điều tiết và liên thông giữa thị trường bất động sản với thị trường tài chính; giữa thị trường bất động sản sơ cấp với thị trường bất động sản thứ cấp; giữa các thị trường mua-bán; cho thuê và thế chấp bất động sản; phát triển các định chế đầu tư chuyên nghiệp như công ty đầu tư tín thác bất động sản (REIT) - chuyển dần sự đấu tư cá nhân sang đầu tư thông qua các định chề đầu tư chuyên nghiệp.

Trước mắt, TS. Trần Du Lịch đề nghị có thể xin Quốc hội cho Chính phủ làm thí điểm. Nếu một vấn đề vướng nhiều luật thì lấy luật chính làm căn cứ, luật điều chỉnh. Còn luật khác thì có thể chấp nhận trong quá trình chưa sửa, thị trường ức chế do các quy định. Nếu luật này là chính, các luật khác chưa phù hợp, thì lấy cái chính làm chủ, trong khi chờ xây dựng hệ thống luật.

Tiếp đó, cùng với việc sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém, làm ăn sai phạm cần phải tạo môi trường cho doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển.

Cuối cùng, TS. Trần Du Lịch kiến nghị xử lý những sai phạm, chấn chỉnh những bất cập trong quản lý thị trường bất động sản, thị trường tài chính là cần thiết nhưng giải pháp phải linh hoạt, bảo đảm không làm ngưng trệ sự phát triển của thị trường bất động sản, nhất là trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

"Duy trì dòng vốn và tháo gỡ thủ tục hành chính để thị trường hấp thụ được vốn là hai trọng tâm trong quản lý nhà nước thị trường bất động sản", TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh.

>>> Xem thêm: Bộ Xây dựng: Nửa đầu năm nay có tới 200 nghìn giao dịch đất nền, lớn hơn cả năm 2021

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'

Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'

(VNF) - Tổng giám đốc SJC đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng, bởi từ năm 2012 đến nay, doanh nghiệp không được sản xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu, nên không hưởng lợi từ việc vàng tăng giá mà còn bị mang tiếng trục lợi.

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị khai trừ Đảng

Ông Dương Văn Thái và ông Mai Tiến Dũng bị khai trừ Đảng

(VNF) - Ngày 16/5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét việc thi hành kỷ luật ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang và ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông Lê Thanh Hải bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

Ông Lê Thanh Hải bị cách tất cả chức vụ trong Đảng

(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.

Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Ông Lê Minh Hưng làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

(VNF) - Ngày 16/5, ông Lê Minh Hưng được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương kiêm Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.

Chân dung 4 nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

Chân dung 4 nhân sự được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

(VNF) - Tại Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII diễn ra vào ngày 16/5, Trung ương đã cho ý kiến về công tác nhân sự.

Bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác

Bà Trương Thị Mai thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác

(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa đồng ý cho bà Trương Thị Mai thôi làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nhiệm kỳ 2021-2026 theo nguyện vọng cá nhân.

Đại tướng Lương Cường làm Thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường làm Thường trực Ban Bí thư

(VNF) - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - Đại tướng Lương Cường được Bộ Chính trị phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư.

VinFast nhận 27.649 đơn đặt cọc xe VF 3 sau 66 giờ mở bán

VinFast nhận 27.649 đơn đặt cọc xe VF 3 sau 66 giờ mở bán

(VNF) - VinFast công bố đã có 27.649 đơn đăng ký mua xe VF 3 chỉ sau 66 giờ mở nhận đặt cọc sớm, đặc biệt, 100% đơn hàng đều không được hoàn hủy hoặc chuyển nhượng.

BAC A BANK ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp

BAC A BANK ưu tiên lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp

(VNF) - Ngân hàng TMCP Bắc Á dành tặng khách hàng doanh nghiệp mức lãi suất tri ân hấp dẫn trong khuôn khổ chương trình ưu đãi tín dụng "30 năm - Nâng tầm doanh nghiệp Việt”.

Giá vé máy bay nhiều chặng giảm một nửa so với dịp 30/4

Giá vé máy bay nhiều chặng giảm một nửa so với dịp 30/4

(VNF) - Theo Cục Hàng không Việt Nam, hiện nay, nhiều đường bay tới các điểm du lịch, giá vé giảm chỉ còn khoảng một nửa so với thời điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5.