Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cho tới hết năm 2011, Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu thế giới về thu hút vốn FDI với tổng số vốn lên tới 108 tỷ USD. Các nước xếp sau Trung Quốc như Brazil, Ấn Độ và Mỹ cũng chỉ thu hút được khoảng 60 tỷ USD mỗi nước.
Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang mất dần vị trí thống lĩnh trong sự chọn của các nhà đầu tư quốc tế và phải nhường bớt thị phần cho các nền kinh tế mới nổi khác. Nhiều doanh nghiệp đang chuyển nhà máy sang Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thái Lan trong những năm gần đây.
Cách đây vài năm, môi trường kinh doanh tại Trung Quốc không thuận lợi, nhiều nhà đầu tư đã quyết định rút khỏi thị trường này và chuyển dịch dần dòng vốn đầu tư sang Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp Nhật và Phương Tây cũng giảm dần đầu tư vào Trung Quốc.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phải đối mặt với áp lực bên ngoài tương đối lớn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm nay do bất ổn của môi trường đầu tư toàn cầu. FDI vào Trung Quốc trong tháng 1 chỉ tăng 0,3% so với năm ngoái sau khi giảm 9,2% tháng trước.
Kể từ những năm 1980 sau chiến tranh, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu từ công ty dịch vụ tài chính SSI Research, các nhà máy sản xuất của nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu làm hàng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu đạt 155,24 tỷ USD trong năm 2017, tăng 23% so với năm 2016.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam tăng 15,2% trong hai tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm 2017, SSI Research cho biết thêm.
Forbes đã liệt kê những thuận lợi và hạn chế của Việt Nam và Trung Quốc với các nhà đầu tư nước ngoài:
Theo phân tích của Focus Economics, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam "chủ yếu tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như ô tô, đồ nột thất và hàng may mặc".
Trong khi đó, Trung Quốc tập trung sản xuất các thiết bị công nghệ cao như máy tính cá nhân và điện thoại thông minh. Đồng thời, các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei và Oppo cũng đang dần dần khẳng định vị trí vững chắc của mình trên trường Quốc tế.
Mặc dù thời gian vừa qua, Việt Nam đã nhận được những khoản đầu tư "khủng" từ các tập đoàn công nghệ lớn như Samsung Electronics (6,5 tỷ USD) và Intel (1 tỷ USD). Tuy nhiên, Ford Motors và Formosa Steel vẫn là những "khách hàng ruột" của thị trường Việt Nam.
Trung Quốc đã từng nổi tiếng thế giới về chi phí sản xuất thấp, đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào năm 2010, cao hơn rất nhiều so với xếp hạng thứ 9 vào năm 1980.
Hiện nay, sản xuất sản phẩm tại Trung Quốc chỉ rẻ hơn 4% so với tại Mỹ và nguyên nhân chủ yếu là do giá nhân công đã tăng 80% kể từ năm 2010. Chính quyền Bắc Kinh nhận ra điều đó nhưng họ không quan tâm khi đang chi hàng tỷ USD để dịch chuyển sang những ngành công nghệ cao và tập trung cho dịch vụ.
Theo nhận định của ông Dustin Daugherty, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực kinh doanh của công ty tư vấn Dezan Shira & Associates tại Tp. Hồ Chí Minh, mức lương tối thiểu của Trung Quốc (325 USD/tháng) gần gấp đôi Việt Nam (khoảng 175 USD/tháng). Đồng thời thuế thu nhập doanh nghiệp của Trung Quốc cũng cao hơn Việt Nam.
"Khoảng 20 năm trước, các công ty đầu tư vào Trung Quốc như một phần của chiến lược giảm thiểu chi phí cho các thị trường toàn cầu. Bây giờ Việt Nam và những nước khác đang dần thay thế Trung Quốc", theo ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế trưởng của Mekong Economics tại Hà Nội.
Nhà đầu tư nổi tiếng Mark Mobius, Chủ tịch Quỹ đầu tư Templeton, đã chia sẻ với Bloomberg: "Việt Nam nằm trong số các nền kinh tế sẽ thay thế vị trí của Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc 2 thập kỷ trước đây. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường Việt Nam sẽ mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư".
Bà Deborah Elms, giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại châu Á tại Singapore cũng nhận định: "Cả hai nước đều phát triển nhanh, nhưng hoạt động kinh doanh ở Việt Nam "dễ thở" hơn".
Theo dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), các quy định đối với đầu tư nước ngoài của Trung Quốc "ngặt nghèo" gấp 3 lần Việt Nam trong 9 lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực sản xuất.
Trong báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh mang tên Ease of Doing Business Ranking (Chỉ số thuận lợi kinh doanh) 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng thứ 68 trong bảng xếp hạng, cao hơn 10 bậc so với Trung Quốc, nền kinh tế đứng ở vị trí 78. Thứ hạng của Trung Quốc trong xếp hạng 2018 không thay đổi so với xếp hạng 2017.
Theo WB, Việt Nam "đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu thông qua nâng cấp hệ thống thông quan hàng hóa tự động và tăng giờ làm việc của hải quan".
Khoảng 1/3 trong số 92 triệu người Việt Nam sẽ là tầng lớp trung lưu hoặc cao hơn vào năm 2020, theo Boston Consulting Group. Nhưng con số này vẫn quá nhỏ bé so với ít nhất 420 triệu người Trung Quốc được xem là tầng lớp trung lưu ở thời điểm hiện tại.
Theo bà Deborah Elms: "Trung Quốc là một thị trường nội địa khổng lồ và luôn hấp dẫn các nhà đầu tư".
Mặc dù Trung Quốc hiện không còn là thị trường hấp dẫn hàng đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài như trước kia, nước này vẫn thu hút hơn 2 nghìn tỷ USD vốn FDI mỗi năm, theo Tân Hoa Xã.
"Chính quyền Trung Quốc sẽ có những chính sách giảm thuế và các quy định khác tạo điều kiện cho các nhà sản xuất", Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tuyên bố trong cuộc họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh mới đây.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cũng khẳng định nước này sẽ mở rộng tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài trong năm nay, đặc biệt thông qua bỏ rào cản đầu tư cho ngành dịch vụ và giảm bớt các giới hạn quyền sở hữu trong một số lĩnh vực nhất định.
Động thái này là một sự trấn an cho nhà đầu tư quốc tế đang muốn tham gia ngành tài chính trị giá nhiều ngàn tỷ USD của Trung Quốc nhưng luôn nản lòng bởi các quy định và tốc độ cải cách thị trường.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.