'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Tại tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản", ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Bình, đã nhấn mạnh về sự cần thiết phải tháo gỡ các điểm nghẽn trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và nhà ở xã hội.
Theo ông Đường, những bất cập hiện tại không chỉ làm chậm tiến độ triển khai nhà ở xã hội mà còn cản trở cơ hội cải thiện điều kiện sống cho hàng triệu người dân.
Ông Đường cho biết Luật Nhà ở 2014 đã quy định rõ trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trong việc bố trí ngân sách để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng và tổ chức đấu thầu chủ đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội. Tuy nhiên, từ khi luật được ban hành đến nay, hầu như không có UBND nào thực hiện đúng quy định này.
Tại Hà Nội, trong 10 năm qua, không có dự án hay căn nhà ở xã hội nào được triển khai từ ngân sách địa phương. Ông Đường chỉ ra rằng đây là một khoảng trống lớn trong thực thi pháp luật và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm trễ trong việc cung cấp nhà ở xã hội.
Công ty TNHH Hòa Bình đã đề xuất và hoàn thiện hồ sơ cho hai dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, gồm: dự án tại 393, Lĩnh Nam (3.536m2, nộp hồ sơ ngày 30/12/2021), dự án tại số 4, 6, 8 ngõ 321 Vĩnh Hưng (8.749m, nộp hồ sơ ngày 11/3/2022).
Ông Đường cho biết dù Sở Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành phiếu hẹn trả kết quả trong thời hạn quy định, công ty vẫn không nhận được phản hồi với lý do các khu đất trên được coi là "đất vàng". Thành phố Hà Nội ưu tiên dành quỹ đất này cho các dự án khác nhằm thu tiền sử dụng đất, thay vì phát triển nhà ở xã hội. Trong khi đó, chính quyền thành phố cũng chưa bố trí được nguồn ngân sách đủ lớn để giải phóng mặt bằng và xây dựng nhà ở xã hội tập trung theo kế hoạch.
"Sau nhiều lần gửi đơn đề nghị, đơn tố cáo, đến nay mới có 1 dự án xây dựng nhà ở xã hội tại số 4, 6, 8 ngõ 321 Vĩnh Hưng được cấp phép, còn dự án tại 393, Lĩnh Nam vẫn chưa được cấp phép", ông Đường chia sẻ.
Ông Đường cũng cho biết dù thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch xây dựng 5 khu nhà ở xã hội tập trung với kinh phí giải phóng mặt bằng dự kiến 12.350 tỷ đồng, đến nay ngân sách chỉ phê duyệt 47 tỷ đồng. Điều này khiến kế hoạch khó có thể triển khai trong thực tế.
Theo ông Nguyễn Hữu Đường, đối với vấn đề phát triển nhà ở xã hội, từ hai năm nay, Công ty Hòa Bình đã kiến nghị với Chính phủ và Quốc hội về việc cho phép doanh nghiệp tự giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng để phát triển nhà ở xã hội trên các khu đất phù hợp. Số tiền doanh nghiệp ứng trước để thực hiện các bước này sẽ được trừ vào tiền thuế của người mua nhà, vì các dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất.
Ông Đường khẳng định nếu đề xuất này được chấp thuận, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng từ 1-1,5 triệu căn nhà ở xã hội mỗi năm nếu có đủ quỹ đất, góp phần hiện thực hóa kế hoạch xây dựng 10 triệu căn hộ nhà ở xã hội.
Để tháo gỡ rào cản, ông Đường kiến nghị Quốc hội cần quy định chế tài rõ ràng đối với các cán bộ lãnh đạo không thực hiện đúng chức trách trong xử lý hồ sơ dự án. Trong đó, quy định cụ thể thời gian tối đa để các cấp lãnh đạo đưa ra quyết định phê duyệt hoặc trả lời nhà đầu tư.
Về chế tài xử lý, ông Đường kiến nghị lãnh đạo chậm trễ từ 5 ngày sẽ bị khiển trách, chậm 10 ngày bị cảnh cáo, và chậm 15 ngày sẽ bị miễn nhiệm.
"Các phát minh, sáng kiến của các nhà khoa học, doanh nghiệp có giá trị lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm cho đất nước 1.000 tỷ đồng trở lên phải được tiếp nhận, cấp chủ trương đầu tư sau 15 ngày", ông Đường nhấn mạnh
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.