Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Người dân Nhật Bản hẳn chưa thể quên thảm hoạ kép ập đến sáng 11/3/2011, một trận động đất mạnh 9 độ richter làm rung chuyển cả bờ biển Đông Bắc, đồng thời gây ra trận sóng thần khổng lồ, cao tới 40m.
Đây được xem là trận động đất lớn nhất Nhật Bản và nằm trong danh sách những trận động đất lớn nhất thế giới, đánh thẳng vào tỉnh Fukushima thuộc vùng Tohoku.
Các chuyên gia xác định nguyên nhân là do sự dịch chuyển của mảng kiến tạo Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ tại rãnh Nhật Bản. Theo thời gian, sự liên kết của 2 mảng kiến tạo bị đứt gãy khiến đáy biển bị sạt lở nghiêm trọng tạo ra động đất lớn 9 độ richter.
Theo đó, chỉ 1 giờ sau khi trận động đất xảy ra, những cơn sóng thần lớn bắt đầu kéo đến, san phẳng gần như tất cả các thị trấn ven biển. Mực nước sóng thần cao nhất lên đến 40m tương đương với tòa nhà cao 13 tầng.
Chưa dừng lại ở cơn địa chấn động đất và sóng thần dữ tợn, người dân Fukushima lại một lần nữa phải nghe tin dữ khi chính quyền Nhật Bản ban bố “tình trạng khẩn cấp điện hạt nhân” ngay trong đêm cùng ngày.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, do tổng công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) phụ trách, được cho là nơi xảy ra sự cố rò rỉ vật chất có tính phóng xạ.
Theo lời người dân nơi đây kể lại, sáng 11/3 thời tiết vô cùng yên bình khiến chẳng ai nghĩ chỉ sau vài giờ đồng hồ, cả tỉnh Fukushima trở thành đống đổ nát bi thương chìm ngập trong nước.
Sự kiện thảm hoạ này đã làm hơn 19.000 người thiệt mạng, 2.500 người mất tích, phá hủy 122.000 ngôi nhà, cuốn trôi nhiều tài sản quan trọng, quý giá.
Hơn nữa, nhiều ngôi làng, thị trấn cũng bị xoá sổ khiến người dân phải rời bỏ quê hương mang theo nỗi đau cùng cực vì mất người nhà vĩnh viễn.
Việc nhà máy điện hạt nhân bị nổ và rò rỉ phóng xạ đã khiến môi trường bị ảnh hưởng nặng nề, bao gồm cả việc ô nhiễm đến nguồn nước và thức ăn.
Người dân sống trong bán kính 20km quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima và ở những nơi có nồng độ phóng xạ cao, với tổng diện tích đến 1.150 km2, buộc phải di dời. Nhiều người chuyển hẳn đến các tỉnh, thành khác.
Thậm chí, sau 10 năm thảm hoạ, những khu phố gần nhà máy điện Fukushima I dường như bị bỏ hoang hoàn toàn. Những chiếc ô tô, xe máy, nhà cửa giờ đây đã bị phủ lấp bởi cây cỏ, rong rêu. Cùng với đó là sự di cư của hơn 73.000 người tại vùng này do ảnh hưởng của rò rỉ hạt nhân.
Hiện nay, lệnh di tản bắt buộc đã được dỡ bỏ ở nhiều nơi. Phạm vi cấm tiếp cận ở khu vực xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima giảm xuống còn 337 km2. Thế nhưng, chỉ khoảng 1.100 người quay về
Bất chấp các khoản tài chính được rót vào để cải tạo cơ sở hạ tầng và ngăn những thiệt hại tương tự xảy ra trong tương lai, vô số lô đất trống vẫn nằm rải rác khắp thành phố.
Ông Takeshi Kanno, một cư dân 71 tuổi ở Rikuzentakata, mất nhà trong trận sóng thần năm 2011 chia sẻ: "10 năm là quãng thời gian quá dài. Tôi chứng kiến nhiều người qua đời mà không kịp xây lại mái ấm của mình".
Một chủ doanh nghiệp chế biến thủy sản trong khu vực cũng cho biết: "Không ai khác muốn trở lại. Vài năm qua, họ đã chuyển đi và tạo lập cuộc sống mới ở những nơi khác".
Bên trong nhà máy Fukushima vẫn không thể có sự tồn tại của con người. Các nhà khoa học chỉ kiểm định, phân tích dựa vào robot. Ở một số khu vực bên trong nhà máy điện hạt nhân này robot vẫn không thể hoạt động vì lượng hạt nhân rò rỉ ở mức quá cao.
Tuy nhiên, qua thời gian, vấn đề nồng độ phóng xạ ở Fukushima đang dần được cải thiện. Hầu hết người dân trở lại quê hương để xây dựng cuộc sống cũng đang ổn định, tăng gia sản xuất.
Các gia đình nơi đây luôn có một thiết bị đo nồng độ phóng xạ trong cửa hàng hoặc nhà riêng để đảm bảo sức khoẻ cũng như theo dõi cụ thể.
Thị trấn Onagawa, tỉnh Miyagi được xem là nơi phục hồi nhanh và mạnh mẽ nhất trong số những địa điểm chịu ảnh hưởng của trận thảm hoạ kép. Từ con đường lát gạch nâu đỏ với hai hàng cây xanh mát, nhà ga hiện đại và đường bờ biển sạch sẽ, các cửa hiệu, nhà hàng mọc lên san sát nhau hứa hẹn sẽ hấp dẫn du khách để phát triển ngành du lịch.
Ông Masanori Takahashi, Chủ tịch Phòng thương mại Onagawa, cho biết số thành viên của tổ chức giảm từ 445 hồi trước thảm họa xuống còn 311. Tuy nhiên, con số dần tăng lên khi ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập.
Tập đoàn sản xuất ô tô lớn Toyota cũng đã xây dựng kế hoạch biến khu vực Đông Bắc Nhật Bản thành khu vực có nền công nghiệp ô tô lớn thứ 3 trong nước. Toyota cũng đã xây dựng các nhà máy vệ tinh chạy dài từ phía bắc của tỉnh Fukushima tới phía nam của tỉnh Miyagi.
Về phía chính phủ, các quan chức Nhật Bản cam kết xây dựng lại khu vực Đông Bắc và đã đạt được thành công nhất định với vô số công trình xây dựng được hoàn thành. Nhà nước cũng đưa ra các gói hỗ trợ cho những khu vực nông thôn chịu ảnh hưởng từ thảm họa 2011, để họ xây dựng lại cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy hồi phục kinh tế.
Nhờ làn sóng đầu tư, Miyagi, Iwate và Fukushima - ba tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong thảm họa - đạt tăng trưởng hơn 10% so với thời kỳ trước thảm hoạ.
Cụ thể, đã có 280 tỷ USD được chi cho việc tái thiết, bao gồm dọn dẹp đống đổ nát, xây dựng lại cơ sở hạ tầng và hỗ trợ nạn nhân.
Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch tiếp tục chi 14 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025 để hỗ trợ quá trình hồi phục của các tỉnh bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cho rằng việc phục hồi cả một vùng "đất chết" cũng phụ thuộc không ít vào thế hệ trẻ. Theo đó, việc giáo dục người trẻ để đối mặt với thảm hoạ cũng được chú trọng. Nhiều học sinh, sinh viên cũng lựa chọn nghiên cứu phương thức ứng phó với thảm họa tự nhiên để trang bị kiến thức cho mình.
Xem thêm >> Hong Kong: 18 người nhập viện, 3 người tử vong sau khi tiêm vaccine Covid-19 của Trung Quốc
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.