10 startup của Mỹ có ảnh hưởng nhất thập kỷ

Thanh Tú - 28/01/2020 20:17 (GMT+7)

(VNF) - Airbnb, Facebook, Twitter, Snap… là một số startup có nhiều ảnh hưởng nhất trong thập kỷ qua.

1. Airbnb 

Vốn không thể trả nổi tiền thuê nhà ở San Francisco, Mỹ vì quá đắt đỏ, những người sáng lập ra Airbnb là Brian Chesky, Nathan Blecharczyk và Joe Gebbia đã quyết định chia sẻ bớt tiền thuê bằng cách cho những người khách lạ ở chung phòng, nằm trên những tấm đệm hơi.

Họ thành lập Airbnb vào năm 2008. Trong vòng 3 năm, startup này đã có một triệu lượt đặt phòng, mở ra mô hình kinh tế chia sẻ.

Sau chưa đầy 9 năm, từ ý tưởng cho thuê đệm hơi ban đầu này đã hình thành nên một doanh nghiệp khổng lồ được định giá trên 25 tỷ USD, khiến ngành công nghiệp khách sạn truyền thống trên khắp toàn cầu phải “run sợ”.

Hiện nay mỗi đêm có đến 2 triệu người ở trong một căn phòng nào đó được giới thiệu qua Airbnb. Startup này được định giá 35 tỷ USD – cao hơn vốn hóa thị trường của những khách sạn nổi tiếng như Hilton hay Marriot.

2. Epic Games

Tim Sweeney thành lập Epic Games vào năm 1991 ở tuổi 20, với số vốn 4.000 USD tiền tiết kiệm.

Trong khi các công ty trò chơi điện tử lớn nhất của Mỹ tập trung ở Los Angeles, New York và khu vực vịnh San Francisco, Epic đặt trụ sở tại thành phố Cary, phía Bắc Carolina. Sweeney cho biết địa điểm này sẽ giúp Epic tránh bị ảnh hưởng bởi "tư duy tập thể" ở Thung lũng Silicon.

Theo ước tính của Bloomberg, Sweeney sở hữu khối tài sản trị giá hơn 7 tỷ USD. Epic được định giá khoảng 15 tỷ USD. Và Fortnite - trò chơi bom tấn của công ty - đã thu hút hơn 250 triệu người chơi và kiếm về 3,9 tỷ USD trên toàn cầu.

Epic đã phát hành Fortnite miễn phí và đưa nó lên mọi nền tảng thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng và cả những cỗ máy chơi game chuyên nghiệp.

3. Facebook

Mark Zuckerberg thành lập Facebook vào năm 2004, chỉ một thời gian ngắn sau đó Facebook trở thành mạng xã hội phổ biến khắp toàn cầu với lượng người dùng khổng lồ.

Năm 2014, tròn 10 năm Facebook ra đời, mạng xã hội có đến 1,23 tỷ lượt truy cập mỗi tháng, một tỷ trong số đó đến từ thiết bị di động. Để đáp ứng lượng người dùng khổng lồ, Facebook phải nâng cấp cơ sở hạ tầng và nhân lực.

Mạng xã hội lớn nhất thế giới cán mốc một tỷ người dùng chỉ vài tháng sau khi lên sàn chứng khoán vào năm 2012. Đến nay, Facebook có 2,45 tỷ người dùng thường xuyên mỗi tháng. Thời gian qua, dù CEO Mark Zuckerberg và Facebook hứng chịu nhiều chỉ trích liên quan đến quyền riêng tư và bê bối lộ dữ liệu người dùng, cổ phiếu của công ty này vẫn tăng mạnh trong năm 2019.

4. Instagram

Kevin Systrom và Mike Krieger cùng nhau thành lập ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram vào năm 2010. Năm 2012, Zuckerberg thâu tóm Instagram với giá gần 1 tỷ USD, khi đó, mạng xã hội này mới chỉ có 30 triệu người dùng. Sau khi được mua lại, Facebook đã tích hợp hàng loạt tính năng giống với ứng dụng mạng xã hội Snapchat và tạo ra được hiệu ứng yêu thích mạnh mẽ.

Ứng dụng chia sẻ video và hình ảnh này hiện có 1 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng, bao gồm loạt nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng.

Instagram được đánh giá là thương vụ thâu tóm thành công nhất của Facebook. Mạng xã hội này nhanh chóng trở thành động lực tăng trưởng mạnh mẽ của Facebook về số người sử dụng và doanh thu quảng cáo.

5. Slack

Slack chính thức được ra đời vào tháng 8/2013 với nhiệm vụ chủ yếu là một công cụ hỗ trợ các đội nhóm giao tiếp, công tác làm việc và chia sẻ tài nguyên theo thời gian thực. Dường như ngay lập tức, phần mềm này đã chứng minh được tính năng hữu dụng của mình và có những bước tiến vô cùng mạnh mẽ.

Đến tháng 2/2015, Slack đã sở hữu số người dùng ấn tượng so với tuổi đời của mình: 500.000 tài khoản hoạt động hàng ngày. Ngay sau đó bốn tháng, con số này đã nhanh chóng tăng lên gấp đôi và đạt ngưỡng 1,1 triệu người dùng.

Với danh sách khách hàng là những cái tên “sừng sỏ” trong bảng xếp hạng Fortune 100 như IBM, Oracle hay BBC, Slack hiện đang chưa có dấu hiệu dừng lại và luôn ở trong tâm thế sẵn sàng để xô đổ những kỉ lục mới.

Tháng 6 năm nay, công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York (Mỹ).

6. Snap

Evan Spiegel thành lập Snapchat, một ứng dụng tin nhắn tự hủy, vào năm 2012, cùng với hai người bạn tại đại học Stanford  có tên Reggie Brown và Bobby Murphy.

Nhiều nhà đầu tư đã đến gõ cửa Spiegel với mong muốn mua lại Snapchat, trong đó có Facebook với lời đề nghị hấp dẫn trị giá 3 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhà sáng lập Spiegel lắc đầu với mọi lời mời hấp dẫn. Ngay sau khi bị từ chối, Facebook đã thử làm một bản sao của Snapchat mang tên Poke nhưng thất bại.

Vào khoảng tháng 3/2016, gần 5 năm kể từ khi ý tưởng về Snapchat ra đời, công ty đã huy động được 175 triệu USD và được định giá lên đến 16 tỷ USD.

Tháng 9/2016, Spiegel  đổi tên Snapchat thành Snap Inc. và gọi là “công ty camera”,

7. SpaceX

Năm 2002, tỷ phú Elon Musk thành lập công ty SpaceX với kỳ vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp vũ trụ trong tương lai.

SpaceX đã phải trải qua mộ loạt thất bại trước khi trở thành nhà sản xuất tên lửa tư nhân đầu tiên trên thế giới.

Vào năm 2008, SpaceX gần như đã đứng trước bờ vực sụp đổ hoàn toàn khi ba lần phóng thử phiên bản tên lửa đầu tiên của công ty có tên Falcon 1 thất bại.

May mắn thay, lần thử thứ tư đã thành công và công ty sau đó đã ký một hợp đồng với cơ quan vũ trụ hàng không NASA trị giá khoảng 1,6 tỷ USD.

Tuy rằng những nghiên cứu và dự án của nó chưa thể bằng được NASA, với những nguồn vốn khổng lồ của chính phủ Mỹ, nhưng SpaceX cũng đã góp phần làm thay đổi ngành công nghiệp vũ trụ.

8. Tesla

Tesla được thành lập vào năm 2003 bởi Martin Eberhard và Marc Tarpenning, lần lượt là giám đốc điều hành (CEO) và giám đốc tài chính (CFO) của công ty.

Để thực hiện giấc mơ xe điện, Tesla cần có vốn. Đó là khi Elon Musk tham gia vào công ty. Cùng có đam mê xe điện, năm 2004, Elon Musk dẫn đầu vòng gọi vốn Series A của Tesla và đầu tư 6,36 triệu USD tiền riêng. Khi đó, ông trở thành chủ tịch của Tesla.

Tháng 10/2008, Elon Musk trở thành CEO của Tesla và sa thải 25% nhân viên.

Năm 2010 đánh dấu bước tiến mới của Tesla khi trở thành hãng ôtô Mỹ đầu tiên niêm yết cổ phiếu kể từ sau Ford vào năm 1956. Cổ phiếu Tesla lên sàn Nasdaq với giá 17 USD/cổ phiếu, huy động được 226 triệu USD.

Dù thích Tesla hay không, các công ty xe hơi vẫn phải chứng kiến những bước đi táo bạo mà hãng xe của Musk thực hiện trong những năm qua. Từ chiếc sedan Model 3 bán chạy nhất phân khúc xe điện tại Mỹ, Model S tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2,4 giây - không kém cạnh bất cứ một chiếc hypercar nào, đến gần đây nhất, bán tải Cybertruck nhận 150.000 đơn đặt hàng chỉ sau vài ngày ra mắt.

9. Stripe

Năm 2010, Patrick và John Callison, hai anh em đến từ vùng ngoại ô Ireland, bắt đầu tìm cách sửa lỗi cho hệ thống thanh toán trên internet.

Stripe Inc, công ty của họ xây dựng nên phần mềm để các doanh nghiệp có thể cài vào website và ứng dụng của họ và kết nối trực tiếp với các hệ thống thẻ tín dụng, ngân hàng và chấp nhận thanh toán. Sản phẩm của họ trở thành một cú hit với các startup ở thung lũng Silicon. Các doanh nghiệp như Facebook, Lyft, DoorDash, và hàng nghìn công ty khác đã biến Stripe thành trụ cột về tài chính cho hoạt động của họ.

Hiện tại hàng năm công ty đang xử lý hàng chục tỷ USD tiền giao dịch trên internet và kiếm tiền từ việc thu những khoản phí nhỏ cho mỗi giao dịch. Điều này giúp công ty được định giá đến 35 tỷ USD này.

10. Twitter

Twitter ra đời ngày 21/3/2006 với ba người đồng sáng lập gồm Jack Dorsey, Biz Stone và Dick Costolo. Twitter là một dịch vụ mạng xã hội trực tuyến miễn phí cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật các mẩu tin nhỏ gọi là tweets

Tới nay, Twitter đã trở thành một hiện tượng phố biến toàn cầu. Những tweet có thể chỉ là dòng tin vặt cá nhân cho đến những cập nhật thời sự tại chỗ kịp thời và nhanh chóng hơn cả truyền thông chính thống.

Thu nhập của Twitter cả năm trong năm 2018 tăng lên 453,3 triệu USD so với con số khiêm tốn 38,7 triệu USD 1 năm trước đó, tất cả nhờ vào quảng cáo tăng 33% trong quý cuối.

Xem thêm >> Tỷ phú Pháp ‘chớp nhoáng’ giành ngôi giàu nhất thế giới của ông chủ Amazon Jeff Bezos

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu 6 lần, hé lộ 'danh sách' chủ nợ của DIC Hội An

Nợ lớn hơn vốn chủ sở hữu 6 lần, hé lộ 'danh sách' chủ nợ của DIC Hội An

(VNF) - Theo báo cáo tài chính quý I/2024, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Hội An (DIC Hội An) có doanh thu đạt 2,2 tỷ đồng, đây là con số khá bất ngờ khi cùng kỳ năm trước doanh nghiệp này đạt 166 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp chỉ đạt 117 triệu đồng.

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

‘Lao đao’ vì cấm vận, gã khổng lồ năng lượng Nga lỗ ròng lần đầu sau 23 năm

(VNF) - Tập đoàn năng lượng quốc gia Nga Gazprom đã báo cáo khoản lỗ ròng hàng năm đầu tiên kể từ năm 1999 do xuất khẩu khí đốt sang châu Âu giảm mạnh và giá nhiên liệu thấp.

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Nhà sản xuất show 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' lãi gấp 3 lần trong quý I

Kết thúc quý đầu năm 2024, CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG) - nhà sản xuất show “Chị đẹp đạp gió rẽ sóng” - ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với hơn 73 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 21% và hơn 17 tỷ đồng lãi ròng, gấp 4.2 lần cùng kỳ.

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

TP. HCM thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Sau 10 năm trễ hẹn, dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng ở quận 3 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) bị TP. HCM thu hồi để chuyển sang đầu tư công.

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

CEO Microsoft ‘dạo' một vòng Đông Nam Á: Đi tới đâu rót tỷ USD tới đó

(VNF) - Chỉ trong chuyến đi 3 ngày ngắn ngủi, CEO Satya Nadella của “ông lớn” công nghệ Mỹ Microsoft đã công bố loạt khoản đầu tư hàng tỷ USD vào 3 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Ninh Bình: Tuyến đường 1.700 tỷ, hoàn thành 6 năm chưa chịu bàn giao

Dự án mở rộng quốc lộ 1 tránh TP Ninh Bình hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 2018. Sau 6 năm, tỉnh Ninh Bình vẫn chưa bàn giao công trình mặc dù Bộ GTVT liên tục thúc giục.

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

AIA doanh thu giảm, các quỹ liên kết giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%

(VNF) - Theo những con số công bố mới đây từ Bảo hiểm Nhân Thọ AIA Việt Nam cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2023 chỉ đạt 15.709 tỷ đồng, giảm khoảng 15% so với năm 2022. Cùng với đó, Quỹ liên kết đơn vị ghi nhận giảm giá trị tài sản ròng hơn 20%.

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau Trấn Thành, Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng

Sau 7 phần của "Lật mặt", Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng. Trước anh, Trấn Thành là người đầu tiên chinh phục cột mốc này.

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

Tỷ giá VND/USD tăng 'giật mình', áp lực đẩy lãi suất đi lên nhanh chóng?

(VNF) - Giới chuyên gia cho biết, trước sức ép của tỷ giá chắc chắn lãi suất sẽ tăng. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất từ nay đến cuối năm sẽ không nhiều.

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Sau nhiều năm ‘bất động’, Lê Phan Resort đòi Quảng Nam trả lại tiền GPMB

Theo Công ty cổ phần Lê Phan Resort chủ đầu tư dự án Khu du lịch biển Lê Phan đã có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc quyết toán và hoàn trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án trên.

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

Toàn cảnh tuyến cao tốc nghìn tỷ được ví là 'đường tránh' quốc lộ

(VNF) - Nằm trên trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, tuyến cao tốc Cam Lộ - Hòa Liên có chiều dài 163km, trong đó, đoạn Cam Lộ - La Sơn dài khoảng 98,3km và đoạn La Sơn - Hoà Liên dài khoảng 64,9km.