25 năm Vingroup: Từ ‘chuyến xe Lada màu đỏ’ đến nhà máy Vinfast tỷ đô

Hải Minh - 08/08/2018 10:05 (GMT+7)

(VNF) - Ngày 8/8/2018 là ngày kỷ niệm 25 năm thành lập của tập đoàn Vingroup. Ít người biết rằng, những thành quả hôm nay của Vingroup và cá nhân tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã được bắt đầu từ ước mơ khởi nghiệp đầy giản dị những năm đầu thập kỷ 90.

VNF
Robot được sử dụng trong nhà máy sản xuất ô tô VinFast

Quá nhiều thứ để nói về Vingroup của thời điểm hiện tại. Nhưng trong dịp kỷ niệm này, VietnamFinance chọn một câu chuyện để nói về một hành trình của doanh nghiệp này. Năm 1993, một chuyến xe Lada màu đỏ chở ông Phạm Nhật Vượng và ba người bạn khác từ Matxcova chạy về Kharkov, miền đất mà về sau đã trở thành điểm tựa để Vingroup cất cánh.

24 năm sau, ngày 2/9/2017, tại Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án phức hợp nhà máy sản xuất ô tô thương hiệu VinFast, quy mô 335 ha. Sự ra đời của Dự án ô tô thương hiệu Việt NamVinFast không chỉ là kế hoạch làm ăn đơn thuần của một Tập đoàn kinh tế tư nhân, mà ở trong đó là lửa, khát vọng và tâm huyết của những con người muốn viết nên câu chuyện mang tên “Made in Vietnam”.

Giống như tờ Financial Times nhận định: “Dự án xe hơi rõ ràng là một niềm tự hào đối với một đất nước đang cố gắng chuyển từ việc gia công cho các công ty FDI sang các khu vực có giá trị gia tăng cao hơn".

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan - người đồng hành và có nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân, người luôn đau đáu với nền sản xuất của nước nhà cho rằng “thật may mắn khi mấy năm nay ông Vượng, người dẫn đầu trong số những người giàu ở Việt Nam, đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh. Ông có những tính toán và bước đi khá vững chắc trong việc đa dạng hóa, nhất là chuyển sang làm lĩnh vực công nghiệp”.

Thực tế, tại tất cả các nước, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc, đều "hóa rồng" nhờ sản xuất, nhất là sản xuất công nghiệp.

“Còn ta nội lực yếu, đến tận bây giờ, khi 72% xuất khẩu nằm trong tay nước ngoài, 50% giá trị gia tăng trong công nghiệp nằm trong tay khối FDI, chúng ta mới giật mình nhận ra công nghiệp trong tay hầu như chưa có gì cả”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trăn trở.

Chính vì vậy, bà Lan cho rằng dự án sản xuất ôtô của tỷ phú Phạm Nhật Vượng là điểm sáng đáng mừng trong hoạt động của các tỷ phú Việt. “Điều này có thể thúc đẩy những người giàu khác ở Việt Nam quan tâm, học tập và đi theo con đường của người dẫn đầu”.

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Khi xem xét Dự án ô tô thương hiệu Việt của Vingroup dưới khía cạnh lợi nhuận, nhiều hãng truyền thông lớn của nước ngoài như Financial Times và Nikkei Asia nhận định đây là “một động thái mạo hiểm”.

Nếu Financial Times đưa ra luận điểm “việc chế tạo xe hơi là một ngành công nghiệp toàn cầu cạnh tranh và có lợi nhuận thấp” trong khi Việt Nam là người đến sau, thì Nikkei Asia lại hoài nghi về cú nhảy của Vingroup sang lĩnh vực công nghiệp ô tô “vì tình trạng non trẻ của ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô trong nước”.

Về phía mình, Vingroup đã “phản đối” những hoài nghi về triển vọng xây dựng một thương hiệu xe hơi "Made in Vietnam" bằng những hành động cụ thể trong suốt 1 năm qua.

Theo Vingroup, giai đoạn đầu của dự án VinFast có giá trị 1,5 tỷ USD, trong tổng số đầu tư dự kiến là 3 tỷ USD - 3,5 tỷ USD. Ở thời kỳ đầu, Vinfast có kế hoạch sản xuất với công suất lên đến 300.000 xe  điện và 250.000 xe  hơi mỗi năm.  Tuy nhiên, những con số này có thể lên tới 1.000.000 và 500.000 xe mỗi năm vào năm 2025.

Vào cuối tháng 6 vừa qua, VinFast đã công bố mua lại toàn bộ hoạt động của General Motor (GM) Việt Nam. Trước đó ít ngày, VinFast đã tổ chức buổi hội thảo tại Đức, thu hút sự tham gia của hơn 300 nhà cung cấp linh kiện và phụ tùng ô tô trên toàn cầu.

Tại Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 được tổ chức hôm 13/7 tại Hà Nội, ông Võ Quang Huệ - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup tiết lộ “dự kiến trong tháng 10 tới VinFast sẽ đưa máy móc vào nhà máy, đầu năm 2019 có thể cho ra sản phẩm đầu tiên”.

Với niềm tin mãnh liệt rằng ‘người Việt sẽ làm chủ được công nghệ sản xuất ô tô ứng dụng 4.0’, Vingroup đã đầu tư hơn 10 triệu USD cho trung tâm đào tạo của VinFast, đào tạo hoàn toàn theo tiêu chuẩn Đức.

“Trung tâm đào tạo không chỉ là cái nôi khởi đầu cho các kỹ thuật viên có tay nghề cao, mà sẽ hướng tới trở thành nơi cung cấp nguồn nhân lực cho sản xuất theo công nghiệp 4.0 lớn nhất Đông Nam Á”, ông Võ Quang Huệ cho biết.

Vẫn theo lời ông Võ Quang Huệ thì "Vào tháng 9/2019, khi các nhà máy sản xuất động cơ và sản xuất xe ô tô của VinFast đi vào hoạt động SOP, chúng ta sẽ biết, thấy và cảm nhận đầy đủ về mức độ và tác động của đề án ô tô thương hiệu Việt Nam – VinFast".

Những chiếc xe ô tô có gắn logo hình chữ “V” đang được đón chờ. Không chỉ là Vingroup – những chữ “V” gắn trên xe còn khiến người ta liên tưởng đến 2 tiếng “Việt Nam”.

Năm 2018 đánh dấu chặng đường phát triển 25 năm của Tập đoàn Vingroup: Từ Technocom - nhà sản xuất trong top 40 doanh nghiệp có giá trị nhất tại Ucraina, đến hôm nay, Vingroup đã trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam.

Sau 25 năm bền bỉ, Vingroup đã tạo dựng cho mình một hệ sinh thái gồm 8 trụ cột chính: bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, bán lẻ, giáo dục, y tế, nông nghiệp và mới đây là công nghiệp nặng với dự án VinFast.

Mặc dù là trụ cột ra đời sau cùng nhưng VinFast lại có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ với Vingroup mà còn đối với nền sản xuất trong nước và lớn hơn là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Đến đây, người viết lại nhớ đến câu chuyện mà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã từng chia sẻ với báo giới, về việc bà đã phải mất rất nhiều thời gian vận động các công ty ô tô của Nhật đầu tư vào Việt Nam nhưng cuối cùng họ lại chọn Indonesia.

Và khi Vingroup cho ra đời Dự án ô tô thương hiệu Việt VinFast, bà vui mừng: “Đây sẽ là minh chứng đầu tiên về việc người Việt Nam sẽ làm được ôtô, không cần phải đi năn nỉ, vận động doanh nghiệp nước ngoài đầu tư giúp mình mà có khi cuối cùng có khi cũng chỉ nhận được công nghệ cũ và những cái thừa thãi của xã hội, của thế giới”.

Từ chuyến "Lada màu đỏ" năm xưa, khát vọng của Vingroup đã và đang được tiếp tục đắp bồi... Những chiếc xe VinFast sẽ sớm xuất hiện trên những con đường Việt Nam, sẽ lại chở những người trẻ tuổi khác đi tìm những miền đất mới như ông Phạm Nhật Vượng năm xưa.

Không chỉ là chuyện làm ăn thuần túy, tỷ phú đã và đang đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam trên một phương diện khác: thúc đẩy một tinh thần kinh doanh theo đúng slogan "Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp" và khát vọng mà ông từng thổ lộ: "Đã trót làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được".

 

Những dấu mốc quan trọng của Vingroup trong 25 năm qua:

Tháng 12/1994, nhà hàng Thăng Long tại Ngõ Zernovoi 1-a được khai trương

12/1998: Khánh thành nhà máy mì Mivina 1 – công suất: 6 triệu gói/tháng

11/1999: Xây dựng nhà máy gia vị tại đại lộ Gagarina. Bột canh Mivina ra đời.

10/2000: Khánh thành nhà máy in bao bì màng ghép phức hợp Supack.

2/2001: Khánh thành nhà máy Mivina 2 – công suất 30 triệu gói/tháng.

14/7/2003: Khánh thành nhà máy Mivina 3 – công suất: 90 triệu gói/tháng.

11/2003: Nhà máy sản xuất bao bì carton đi vào hoạt động. Khánh thành Khách sạn Vinpearl Resort Nha Trang – giai đoạn 1.

2004: Khánh thành Vincom Center Bà Triệu.

2006: Khai trương công viên giải trí Vinpearl Land  Nha Trang

2007: Khánh thành cáp treo Vinpearl.

2010: Khai trương tổ hợp TTTM văn phòng và căn hộ cao cấp Vincom Center tại TP HCM.

2011: Khai trương Vinpearl Luxury Nha Trang; Vinpearl Golf club Nha Trang & Vinpearl Luxury Đà Nẵng. Tại Hà Nội, khu đô thị Vinhomes Riverside hoàn thành những hạng mục đầu tiên, khai trương Vincom Plaza Long Biên – Chính thức ra mắt pháp nhân Tập đoàn Vingroup.

2012: Ra mắt thương hiệu y tế Vinmec.

2013: Ra mắt thương hiệu giáo dục Vinschool và Vinhomes.

2014: Gia nhập thị trường bán lẻ - Ra mắt VinMart & VinMart+, Khai trương tổ hợp Vinpearl Phú Quốc.

2015: Ra mắt thương hiệu VinEco, VinPro & Adayroi

2017: Ra mắt thương hiệu VinFast; liên tục mở rộng đến các vùng miền mới. Đặc biệt, ngày 29.4.2017 ghi dấu ấn kỷ lục của Tập đoàn Vingroup khi trong cùng một ngày khai trương 15 cơ sở, bao gồm 7 khách sạn Vinpearl, một sân golf 36 hố, 2 khu vui chơi giải trí hiện đại và 5 trung tâm thương mại Vincom trên cả nước.

2018: Ra mắt thương hiệu VinFa, VinUni - tiếp tục mở rộng phát triển tất cả các thương hiệu tới các tỉnh thành mới.

Vingroup hôm nay sở hữu 45 dự án bất động sản Vinhomes, 51 TTTM Vincom; 25 khách sạn, sân Golf và khu vui chơi giải trí Vinpearl, hơn 1.300 các siêu thị/ cửa hàng bán lẻ của VinMart, VinMart+, VinPro; 15 nông trường VinEco, 20 cơ sở trường Vinschool, 8 bệnh viện - phòng khám VinMec… và hơn 50 ngàn cán bộ nhân viên tại hơn 40 tỉnh thành trên cả nước. 7 lĩnh vực tập đoàn đang triển khai gồm: Bất động sản; Du lịch – giải trí, Bán lẻ, Y tế, Giáo dục; Nông nghiệp và Công nghiệp -  kiến tạo nên hệ sinh thái toàn diện, đồng bộ và chuyên nghiệp, mang tới cuộc sống chất lượng cao và hiện đại cho người Việt.

Từ quy mô hơn nửa tỷ USD với 1 mã cổ phiếu VIC niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2007, đến trung tuần tháng 5/2018, Vingroup đã sở hữu 3 mã cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa lên tới hơn 32 tỷ USD, dẫn đầu TOP 10 những doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thị trường. 

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

Giá nhà chạm đáy 9 năm, Trung Quốc công bố thêm biện pháp 'giải cứu'

(VNF) - Ngày 17/5, Trung Quốc đã công bố một số biện pháp sâu rộng nhất để ổn định lĩnh vực bất động sản (BĐS) đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng, cho phép chính quyền địa phương mua một số căn hộ, nới lỏng các quy tắc thế chấp và cam kết nỗ lực hơn nữa để cung cấp những ngôi nhà chưa hoàn thiện.

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

Bẫy 'Deepfake: Cú lừa siêu hạng 25 triệu USD bằng công nghệ AI

(VNF) - Công ty thiết kế và kỹ thuật đa quốc gia Arup của Anh xác nhận rằng mới đây xác nhận công ty đã vướng vào một vụ lừa đảo deepfake nhắm vào một trong những nhân viên của họ ở Hong Kong và khiến người này mất 25 triệu USD.

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

Cận cảnh biệt thự 'khủng' trong Khu đô thị Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường

(VNF) - Căn biệt thự này có diện tích gần 5.000m2, tọa lạc tại lô đất K10 thuộc khu đô thị mới Dương Nội của Tập đoàn Nam Cường.

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Vietcombank cảnh báo đối tượng mạo danh ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

(VNF) - Vietcombank cho biết thời gian gần đây, ngân hàng nhận được những thông tin phản ánh về việc một số đối tượng mạo danh Vietcombank thực hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đào, chiếm đoạt tài sản.

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

‘Giọt nước nghĩa tình’ vượt hàng trăm km, mát lòng người dân giữa hạn mặn

(VNF) - Vượt những cung đường xa, 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đã được trao đến tay người dân tại Bến Tre, Tiền Giang. Những giọt nước mát lành mang bao nghĩa tình làm ấm lòng người dân giữa lúc hạn mặn.

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

Bộ Tài chính công khai 316 dự án giải ngân vốn đầu tư công 0%

(VNF) - Theo Bộ Tài chính, đến hết tháng 4, có 316 dự án, tiểu dự án tại 48 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công là 0%.

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

'Còn sợ sai, sợ trách nhiệm, BĐS còn khó tăng trưởng bền vững'

(VNF) - Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chia sẻ với VietnamFinance một số giải pháp để thị trường tăng trưởng trở lại vào năm 2025.

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

Giá heo tăng vùn vụt, cổ phiếu chăn nuôi đua nhau tăng trần

(VNF) - Giá heo tăng vùn vụt đã ‘phả’ hơi nóng lên cổ phiếu của các ‘đại gia’ chăn nuôi trên sàn chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay ngày 17/5, BAF và HAG tăng hết biên độ trong tình trạng ‘cháy hàng’, trong khi DBC cũng có thời điểm chạm trần.

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

Cảng Chu Lai đưa vào vận hành hệ thống cẩu chuyên dụng

(VNF) - Công ty Cảng biển Quốc tế Chu Lai - Chu Lai Port (Quảng Nam) thuộc Tập đoàn THILOGI vừa đưa vào vận hành chính thức hệ thống cẩu chuyên dụng mới trị giá hơn 400 tỷ đồng.

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

Petrovietnam sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận 01 của Bộ Chính trị

(VNF) - Ngày 16/5 tại Hà Nội, Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Đảng ủy Tập đoàn) đã tổ chức hội nghị sơ kết 03 năm thực hiện Kết luận 01 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết 281 về “Công tác truyền thông và văn hóa doanh nghiệp” của Đảng ủy Tập đoàn; phát động thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.