4 thách thức với quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan

Thanh Hải - 17/07/2022 10:45 (GMT+7)

Ngành y tế đang phải đối diện nhiều khó khăn cần tháo gỡ liên quan công tác phòng, chống dịch bệnh, nhân viên y tế nghỉ việc, thiếu thuốc, vật tư y tế.

VNF
Bà Đào Hồng Loan

Ngày 15/7, bà Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, được Bộ Chính trị điều động làm Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Y tế và Thủ tướng giao quyền Bộ trưởng Bộ Y tế. Những khó khăn của ngành đỏi hỏi người đứng đầu ngành y tế cũng như các cơ quan, ban ngành phải vào cuộc tìm giải pháp tháo gỡ.

Nhân viên y tế nghỉ việc do thu nhập thấp

Thời gian qua, hàng loạt nhân viên y tế xin nghỉ việc. Đặc biệt, sự dịch chuyển từ khu vực y tế công sang y tế tư nhân đã làm dấy lên lo ngại thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao tại các bệnh viện công. Điều này về lâu dài sẽ khiến bệnh nhân nghèo thiệt thòi hơn cả. 

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên dẫn báo cáo của các địa phương (giai đoạn 2021 và 6 tháng đầu năm 2022), cho hay, có 9.397 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc. Trong đó, năm 2021 là 5.284 người; 6 tháng đầu năm 2022 là 4.113 người (3.756 viên chức thuộc quản lý của các Sở Y tế và 357 viên chức công tác tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế).

Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: TP. HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng…

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, nguyên nhân chủ yếu khiến nhân viên y tế nghỉ việc là thu nhập thấp, lương cùng chế độ phụ cấp chưa bảo đảm và chính sách thu hút nguồn nhân lực tốt của hệ thống y tế tư nhân, nhất là đối với nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu.

Thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Không chỉ "chảy máu" chất xám khi nguồn nhân lực y tế nghỉ việc hàng loạt, việc thiếu thuốc, vật tư y tế cũng là bài toán nan giải hiện nay của ngành y tế.

Tại cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Y tế với các bệnh viện về thực trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế một phần do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng. Một số nước áp dụng các biện pháp chống lạm phát… ảnh hưởng đến việc cung ứng và giá thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. 

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân chủ quan là chính. Cụ thể là do việc tổ chức đấu thầu tập trung chậm được triển khai; chưa tích cực đàm phán giá thuốc sát với tình hình thực tế thị trường; chậm gia hạn đăng ký thuốc; công tác kiểm tra, thúc đẩy việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa tích cực, quyết liệt; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ; một số cán bộ, ngành, địa phương thiếu mạnh mẽ, sợ trách nhiệm, không dám làm…

PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế), thông tin, thống kê đối với 34/63 Sở Y tế, 21/39 bệnh viện tuyến trung ương và 2 bệnh viện trực thuộc trường đại học cho thấy, 28/34 Sở Y tế báo cáo hiện có tình trạng thiếu thuốc tại địa phương. 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc tại đơn vị. Các thuốc thiếu tại cơ sở khám, chữa bệnh bao gồm một số loại kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền.

Bên cạnh đó, 26/34 Sở Y tế và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo hiện có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. Mặt hàng vật tư tiêu hao, hóa chất báo cáo thiếu chủ yếu là hóa chất dùng xét nghiệm. 14/34 Sở Y tế và 8/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu trang thiết bị y tế như các trang thiết bị y tế chuyên sâu: Thiết bị phòng mổ, thiết bị chuyên ngành thần kinh, tim mạch, nội soi tai mũi họng, mắt, tiêu hóa, hô hấp, hồi sức tích cực, thiết bị chẩn đoán hình ảnh, thiết bị xét nghiệm chuyên sâu.

Tư tưởng chủ quan trong phòng, chống dịch COVID-19

Một khó khăn nữa cũng đặt ra đối với ngành y tế hiện nay đó là công tác phòng chống dịch COVID-19. Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Tổ chức Y tế thế giới và các nhà khoa học nhận định, dịch vẫn còn diễn biến phức tạp và nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới nên chúng ta không lơ là chủ quan được.

Ông Tuyên cũng nêu thực trạng người dân đang có tư tưởng chủ quan trong phòng chống dịch, cụ thể là việc tiêm vaccine COVID-19. Bộ Y tế đề nghị người dân tích cực chủ động tiêm mũi 3 và mũi 4, nếu mọi người chủ quan không tiêm vaccine theo hướng dẫn thì rất dễ nguy cơ dịch bùng phát trở lại.

Ông Trần Đắc Phu, Nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhấn mạnh: "Người dân vẫn phải thực hiện tốt dự phòng, hạn chế tính chủ quan, phải thực hiện việc tiêm vaccine đầy đủ để phòng chống dịch bệnh. Việc tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 là cần thiết vì sau một thời gian tiêm vaccine, miễn dịch giảm đi, hiệu quả sau tiêm vaccine cũng giảm theo thời gian do đó, tiêm mũi bổ sung sẽ tăng miễn dịch", ông Phu nói.

Tốc độ tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 và 4 chậm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vaccine được cấp phép lưu hành hiện nay vẫn có giá trị bảo vệ cao, làm giảm nguy cơ chuyển nặng đối với tất cả các biến thể SARS-CoV-2 (bao gồm cả biến thể phụ BA.5). Do đó, các quốc gia cần duy trì biện pháp ứng phó, như tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ họ tránh bệnh trở nặng.

Theo số liệu của Bộ Y tế, đến ngày 15/7, hơn 238 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm, trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là hơn 209 triệu liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là hơn 19 triệu liều. Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là hơn 10 triệu liều.

Hiện nay, Việt Nam là một trong số những quốc gia có tỉ lệ tiêm vaccine cao nhất thế giới. Tuy nhiên, Bộ Y tế đánh giá tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 vẫn còn chậm, nhất là tiêm mũi 3 và mũi 4 cho người trên 18 tuổi và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, dẫn tới nguy cơ hết hạn phải hủy bỏ nếu không đẩy mạnh tiếp nhận vaccine và triển khai tiêm chủng trong thời gian tới.

Bộ Y tế nhận định, tốc độ gia tăng số mắc hàng ngày của COVID-19 phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, như bản chất của biến thể về khả năng lây nhiễm (SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi, không ổn định); khả năng bảo vệ miễn dịch (mắc phải hoặc do tiêm vaccine) giảm theo thời gian và độ bao phủ vaccine; khối cảm nhiễm; khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống của Việt Nam. Do đó khó dự báo được mức độ tăng cụ thể trong thời gian tới.

Do vậy, hệ thống giám sát, đáp ứng phòng, chống dịch từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm vaccine tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh và tiếp tục truyền thông để người dân luôn có ý thức phòng, chống dịch.

Chia sẻ sau khi nhận nhiệm vụ mới, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nói: "Tôi được phân công nhận nhiệm vụ vào thời điểm này, bản thân không phải xuất phát từ ngành y, mọi công việc đều rất mới. Nhưng trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, và thay mặt 500 nghìn đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y tế, tôi sẽ nỗ lực phấn đấu hết mình, luôn duy trì sự đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể, sự tâm huyết của các thế hệ y bác sĩ, nhân viên ngành y tế; huy động được sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia của ngành, để tham mưu, tổ chức thực hiện những giải pháp".

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng cho biết, nhiệm vụ rất nhiều, cần phải triển khai đồng thời, bởi sức khỏe của nhân dân là vốn quý, nếu chờ đợi một giây có thể sẽ ảnh hưởng tính mạng của rất nhiều người.

"Điều quan trọng là phân công để từng đơn vị trong Bộ Y tế, với trách nhiệm và vai trò của mình, sẽ làm tốt nhiệm vụ trên từng lĩnh vực (từ công tác phòng, chống dịch đến tiêm chủng, hay công tác y tế dự phòng và khám, chữa bệnh…). Tất cả việc này đều quan trọng như nhau và sự phát triển trong tất cả lĩnh vực đó mới tạo được sự phát triển của ngành y tế", bà Đào Hồng Lan nói.

 

Theo VTC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

Trung Quốc: 'Vàng thăng hoa, kim cương sụp đổ'

(VNF) - Với tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng trong thời kỳ kinh tế khó khăn, nhiều người mua Trung Quốc đang yên tâm "đặt cược" vào các khoản đầu tư trú ẩn an toàn như vàng, thay vì mua kim cương.

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

Dấu hiệu 'hụt hơi' của loạt ông lớn xe điện Trung Quốc

(VNF) - Các nhà sản xuất xe điện (EV) hàng đầu của Trung Quốc từ BYD đến Xpeng đang mất nhiều thời gian hơn để giải quyết các khoản thanh toán với nhà cung cấp, trước thực trạng doanh số bán hàng chậm lại và chiết khấu ngày càng tăng.

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

Trưởng phòng công ty BĐS lừa đồng nghiệp góp 38 tỷ mua nhà giá 'sập hầm'

(VNF) - Nguyễn Chí Học đưa ra thông tin gian dối rằng mình quen biết với cán bộ ngân hàng tại TP.HCM nên biết được thông tin về nhà đất giá “sập hầm” hoặc nhà đất bị ngân hàng phát mãi. Học kêu gọi mọi người góp vốn để mua nhà rồi chiếm đoạt.

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

Giá vàng cao kỷ lục do kỳ vọng Fed giảm lãi suất, bạc tăng vọt

(VNF) - Giá vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 20/5 do xu hướng lạm phát chậm lại của Mỹ làm tăng kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên, trong khi giá bạc đạt mức cao nhất hơn 11 năm.

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Sự nghiệp của tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Với kết quả biểu quyết 475/475 đại biểu có mặt (chiếm tỉ lệ 97,54% tổng số Đại biểu Quốc hội) tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội khóa 15.

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Lễ tuyên thệ của Tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - Chiều 20/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên thệ nhậm chức, sau khi được Quốc hội khóa XV bầu và thông qua nghị quyết với 100% đại biểu có mặt tán thành.

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.