Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đây là ví dụ được rút ra từ báo cáo "Logistics và hiệu quả: Chìa khóa để Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh. Định hướng phát triển các quốc gia, khu vực" do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố năm 2012.
Đáng chú ý là dù chỉ chiếm tỷ trọng 22,59% trong tổng chi phí tuy nhiên WB vẫn đánh giá chi phí logistics của Việt Nam vẫn còn quá cao so với các nước. Theo Viện nghiên cứu Nomura (Nhật Bản), trong năm 2014, chi phí logistics của Việt Nam tương đương 21% GDP; trong khi với các nước phát triển, tỷ lệ này chỉ là 10 – 14%.
WB cũng tính toán được một cách chính xác 2 khoản chi không chính thức trong chi phí logistics nội địa của Việt Nam. Cụ thể, trong ví dụ vận chuyển container 40 feet từ Việt Nam sang Los Angeles, khoản chi để làm thủ tục khai báo hải quan được nhanh chóng là 21 USD, chi bồi dưỡng chặng vận tải nội địa là 55,5 USD, tổng cộng 76,5 USD.
Như vậy nếu so sánh các khoản chi phí không chính thức so với tổng chi phí nội địa (76,5/572 USD) thì có thể thấy các khoản này chiếm tỷ trọng rất lớn, lên đến 13,4%.
Theo WB, vào năm 2020, tổng chi phí không chính thức mà các chủ hàng xuất khẩu của Việt Nam phải gánh sẽ lên tới 242,4 triệu USD.
Những gánh nặng chi phí này là một phần nguyên nhân khiến Việt Nam tụt hạng sâu về Chỉ số đánh giá kết quả thực hiện logistics (LPI) trong năm 2016.
Cụ thể, báo cáo "Connecting to Compete: Trade logistics in the global economy" do WB công bố định kì 2 năm một lần cho biết thứ hạng LPI của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 là 53/155 quốc gia, năm 2015 tăng lên 48, tuy nhiên năm 2016 lại rơi xuống vị trí 64 (tức giảm tới 16 bậc).
Kết cấu hạ tầng, năng lực logistics, khả năng kết nối thông tin (tracking & tracing) kém được xem là 3 lý do chính làm LPI của Việt Nam tụt hạng sâu trong năm 2016.
Theo ông Lê Duy Hiệp, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), một khảo sát của VLA thực hiện trong năm 2014 cho biết có 53,3% doanh nghiệp cho biết chi phí logistics của họ ở mức trung bình; 36,7% cho rằng ở mức cao và 3,3% nói ở mức rất cao.
VLA cho rằng nguyên nhân dẫn đến chi phí logistics cao của Việt Nam là do chi phí nhiên liệu cao, lệ phí cầu đường, chi phí bốc xếp tại cảng và các khoản thanh toán không chính thức.
Ngoài ra, chi phí phát sinh do tắc nghẽn đường bộ, tắc nghẽn tại cảng; chi phí phát sinh do mất cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu; thiếu kết hợp vận chuyển hàng hóa 2 chiều cũng góp phần khiến chi phí logistics lên cao.
VLA cho rằng để giảm gánh nặng logistics tại Việt Nam, cơ quan quản lý cần tập trung vào giảm các chi phí như giá nhiên liệu, phí cầu đường, BOT…; bạch hóa vấn đề làm thủ tục hải quan và vận tải bộ để giảm chi phí không chính thức; cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin.
"Xu hướng hợp nhất, gia tăng quy mô để gia tăng hiệu quả là tất yếu. Nhà nước xem xét quy hoạch lại về bản đồ logistics quốc gia, hạn chế các kho nhỏ, ưu tiên các khu vực đã có các kho lớn và ngừng cấp phép phát triển kho dịch vụ với những nơi đã đủ công suất. Việc quy hoạch này chắc chắn có ý nghĩa rất quan trọng trong góp phần giảm chi phí logistics", ông Lê Duy Hiệp cho hay.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.