9 tháng: BIDV thu 1 tỷ USD từ phái sinh

Nguyễn Hoài - 18/09/2018 20:11 (GMT+7)

(VNF) - BIDV gây sốc trên thị trường khi công bố 9 tháng đầu năm 2018, thu về 1 tỷ USD từ nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, hàng hoá. Đây cũng là lý do để Tạp chí Tạp chí Asia Risk lần thứ 6 trao giải “Ngân hàng cung cấp sản phẩm tài chính phái sinh tốt nhất Việt Nam năm 2018” cho ngân hàng này.

VNF
Giá xăng dầu thời gian qua biến động thất thường (Ảnh minh họa)

Trao đổi riêng với VietnamFinance, bà Võ Diệu Thuý, Phó Giám đốc Ban Kinh doanh Vốn và Tiền tệ BIDV cho biết, chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2018, ngân hàng đạt mức kỷ lục gần 1 tỷ USD doanh số giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo (CCS) USD/VND.

Cùng đó, BIDV còn là đơn vị đầu tiên trong hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng giao dịch quyền chọn giá cả hàng hóa mặt hàng dầu diesel tại Việt Nam.

Theo bà Thuý, năm 2018, BIDV nổi lên với một loạt giao dịch điển hình, phát triển sản phẩm mới đem lại hiệu quả cao cho khách hàng bao gồm phái sinh tỷ giá, lãi suất và giá hàng hoá.

Cụ thể, với sản phẩm CCS phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đã giúp khách hàng tiết kiệm chi phí so với vay tiền đồng rất lớn. Đơn cử, một tổng công ty có nguồn thu ngoại tệ khi xuất khẩu, được phép vay cả USD lẫn VND tại ngân hàng đã mua sản phẩm này từ BIDV với giá 100 triệu USD.

Tận dụng lợi thế chênh lệch lãi suất giữa “đô – đồng”, ngân hàng đã giúp doanh nghiệp giảm chi phí. Thay vì, nếu vay tiền đồng, lãi suất lên tới 5% - 6%/năm nhưng thông qua sản phẩm này, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vượt trội khi mức lãi suất vay chỉ trên 4%/năm.

“Nhờ đó, doanh nghiệp xuất khẩu cạnh tranh tốt hơn, mang được ngoại tệ nhiều hơn về cho đất nước; đồng thời, ngân hàng cũng nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động tín dụng”, bà Võ Diệu Thuý nói với VietnamFinance.

Một sản phẩm chủ lực khác mà BIDV cung ứng nổi bật thời gian qua là hoán đổi giá cả hàng hoá. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất lon bia, vỏ bia, phải nhập khẩu kim loại đồng. Do biến động giá đồng nên nếu tăng, sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất; do vậy, BIDV đã dùng sản phẩm hoán đổi giá cả hàng hoá để cố định giá đồng giúp doanh nghiệp, bởi hợp đồng đã ký nhưng giá lại thả nổi. Ở sản phẩm này, trong trường hợp giá đồng tăng, BIDV sẽ bù phần tăng cho doanh nghiệp; ngược lại, giá giảm, doanh nghiệp sẽ trả lại phần chênh lệch bằng với mức giá mà BIDV đã chốt vào ngày hai bên ký hợp đồng.

Riêng với phái sinh xăng, dầu diesel, gas, khí mà các công ty nhập khẩu, ví dụ với hàng không, họ phải nhập khẩu xăng dầu cho máy bay, BIDV cũng triển khai mạnh mẽ. Đây là mảng thu lớn với phái sinh của ngân hàng, chi phí nhập khẩu xăng dầu hàng không rất lớn, chiếm tới trên vài chục phần trăm so với tổng chi phí.

Xăng dầu vẫn chưa được cung ứng dịch vụ phái sinh tiền tệ, giá cả đầy đủ

Trong một diễn biến có liên quan đến phái sinh thị trường xăng dầu hiện nay, một nguồn tin của VietnamFinance cho biết, các bộ ngành liên quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đang từng bước triển khai nghiệp vụ phái sinh với thị trường này.

Trên thực tế, tại Nghị định 83/2014/NĐ – CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ có ghi: “Được áp dụng các công cụ, nghiệp vụ phái sinh phù hợp với thông lệ quốc tế để giao dịch, mua bán xăng dầu” (khoản 6 điều 9).

Tuy nhiên, từ khi ban hành nghị định đến nay, hầu như không có động thái nào từ cơ quan quản lý cho đến doanh nghiệp trong việc triển khai nghiệp vụ phái sinh đối với kinh doanh xăng dầu.

Do đó, Nhà nước đang có lộ trình giao cho một số bộ, ngành, nhóm tư vấn nghiên cứu để ban hành các văn bản tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này.

Do nghiệp vụ phái sinh liên quan mật thiết đến thị trường tài chính, đặc biệt là ngân hàng nên một số đơn vị nghiệp vụ như Vụ Chính sách tiền tệ, Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước)  đang phối hợp với một số đơn vị liên quan của bộ ngành khác nghiên cứu chương trình này.

Qua tìm hiểu, các đơn vị kinh doanh xăng dầu lớn như Petrolimex cũng đang muốn thị trường cung cấp các sản phẩm phái sinh để bảo hiểm rủi ro giá, tỷ giá trong nhập khẩu xăng xầu.

Petrolimex từng thành lập một đơn vị chuyên thực hiện nghiệp vụ phái sinh nhưng do không có văn bản pháp lý quy định chi tiết nên không dám triển khai; nhất là sau khi xảy ra vụ Jetstar Pacific tổn thất 31,2 triệu USD vào năm 2008 do triển khai nghiệp vụ phái sinh giá nhập khẩu xăng dầu khi hệ thống luật pháp chưa cụ thể và rõ ràng.

Theo ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế độc lập, triển khai thị trường phái sinh đối với các nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu là cần thiết và ngân hàng chính là các định chế có thể giải quyết đầu ra cho các sản phẩm dạng này.

Ông Long cho rằng, mô hình của nghiệp vụ này nên là thành lập sàn giao dịch chính thức; kèm theo đó là các sản phẩm phái sinh từ hàng hoá cho đến tỷ giá, lãi suất do các ngân hàng tư vấn và cung ứng.

“Để có thể vận hành được nghiệp vụ phái sinh xăng dầu, cần phải ban hành một nghị định chính thức. Trước đó phải tổ chức hội thảo, lấy ý kiến đóng góp. Sau khi có nghị định, sẽ tiến hành tập huấn rồi áp dụng thí điểm, tiến tới áp dụng đồng loạt”, ông Ngô Trí Long nói với VietnamFinance.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

Bỏ tiền mua dữ liệu: Vì sao còn ngần ngại?

(VNF) - Dữ liệu tài chính giống như “thực phẩm chức năng”, không phải là “thuốc chữa bệnh”, nên không nằm trong danh mục “ưu tiên” của rất nhiều nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nguồn cung dữ liệu tài chính chất lượng cao trên thị trường hiện còn hạn chế.

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

Cách nộp tiền và sử dụng VETC không mất phí chuyển khoản

(VNF) -Trước phản ánh về việc dùng tài khoản VETC bị treo tiền khi không dùng hết, đồng thời có nhiều người khi chuyển tiền vào tài khoản giao thông vẫn bị mất phí, phía VETC khẳng định, DN không treo tiền của khách, không thu bất kỳ hoản phí nào của khách hàng và đang nỗ lực hoàn thiện dịch vụ để khách hàng thuận tiện khi nộp và sử dụng ứng dụng VETC.

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

Giá vàng SJC 'bất động', chờ chính sách mới của NHNN

(VNF) - Giá vàng trong nước dường như đang “chững lại” để chờ những thay đổi mới trong chính sách bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

'Người dân thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải nộp thuế thu nhập cá nhân'

(VNF) - Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) cho rằng mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phản ánh đúng với thực tế cuộc sống.

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

Vinh danh Chủ tịch Trung Quốc, Campuchia đặt tên 'Đại lộ Tập Cận Bình'

(VNF) - Chính phủ Campuchia đã chính thức đổi tên Đường vành đai 3 ở Phonm Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” để vinh danh Chủ tịch nước Trung Quốc, người đóng vai trò chủ chốt trong việc tăng cường quan hệ đối tác kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc.

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

Đề nghị Quốc hội ra nghị quyết thí điểm làm dự án nhà ở khi chưa chuyển đổi mục đích sang đất ở

(VNF) - Chính phủ thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở.

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

Vàng trồi sụt quanh 90 triệu/lượng: Liều lướt sóng trong cơn sốt giá?

(VNF) - Bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã “bơm” ra thị trường 48.500 lượng vàng, tương ứng với 1,8 tấn, thế nhưng giá vẫn không ngừng tăng, lên ngưỡng 90 triệu đồng/lượng. Đặc biệt nhẫn trơn vẫn khan nguồn cung, vậy với nhà đầu tư cá nhân thì có nên “lướt sóng” trong cơn sốt này

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

Chuyển đổi số ngân hàng: An toàn thông tin là yêu cầu hàng đầu

(VNF) - Trong bối cảnh cả nước ngày càng xuất hiện nhiều vụ mất tiền trong tài khoản, việc bảo vệ thông tin và tài sản của khách hàng đã trở thành một nhiệm vụ hàng đầu của ngành ngân hàng Quảng Nam.

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

Tập đoàn bảo hiểm 137 tuổi 'trẻ hoá' nhờ AI

(VNF) - Manulife, một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lâu đời và lớn nhất thế giới, đang cho thấy sức sống mạnh mẽ và sự linh hoạt đáng kinh ngạc của một “cỗ máy” 137 tuổi trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

Nhớ lại 5 năm điên đảo của BĐS Việt: Khủng hoảng, gượng dậy, lại khủng hoảng

(VNF) - Trải qua giai đoạn sốt nóng cực độ (2006 -2007), thị trường bất động sản Việt Nam đã bất ngờ đảo chiều trong năm 2008, khởi đầu cho một thời kỳ u ám kéo dài khiến hàng loạt doanh nghiệp địa ốc lao đao. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này cũng tạo điều kiện cho một lớp doanh nghiệp vươn lên, trở thành những cái tên hàng đầu.