Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 23/8, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết dự kiến sẽ tổ chức khởi công xây dựng công trình nhà ga hành khách và đường băng cất hạ cánh của dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào ngày 26/8 tới đây.
Theo đó, nhà ga hành khách sân bay Long Thành có tổng mức đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng, là một trong những công trình quan trọng nhất. Đây là gói thầu với thời gian thi công 39 tháng, được đánh giá phức tạp và có giá trị lớn nhất của dự án sân bay Long Thành.
Nhà ga này được thiết kế 2 luồng đi và đến tách biệt, gồm 1 tầng trệt và 3 lầu, đỉnh mái cao gần 46m, bố trí 40 vị trí đỗ máy bay. Dự kiến hoàn thành và đi vào sử dụng trong năm 2026 với công suất khai thác 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa.
Còn công trình đường băng cất hạ cánh với giá trị hơn 7.000 tỷ đồng, thời gian thi công khoảng 23 tháng. Đường cất hạ cánh có chiều dài 4.000m, rộng 45m; hệ thống 2 đường lăn song song, 6 đường lăn thoát nhanh, các đường lăn nối, 4 sân đỗ tàu bay và các sân đỗ phương tiện phục vụ mặt đất.
Ngoài ra, còn có các công trình phụ trợ khác như hệ thống hàng rào an ninh sân bay, bốt gác để đảm bảo công tác an ninh, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào.
Liên quan đến nhà ga sân bay Long Thành (gói thầu 5.10), trong ngày 23/8, tổ công tác liên ngành sẽ bắt đầu rà soát một số nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu liên quan đến kiến nghị của nhà thầu về gói thầu 5.10 – xây dựng nhà ga hành khách Sân bay Long Thành.
Cụ thể, đại diện 4 Bộ gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành rà soát một số nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu liên quan đến kiến nghị của nhà thầu về gói thầu 5.10 tại trụ sở của bên mời thầu (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV).
Trước đó, ngày 1/8, ACV đã công bố thông tin nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu 5.10 là liên danh Vietur do Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng ICISTAS thuộc Tập đoàn IChoding của Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu.
Liên danh Vietur bao gồm 10 thành viên: Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng ICISTAS, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Newtecons, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng SOL E&C, Tổng Công ty Xây dựng Số 1, Công ty cổ phần Kết cấu Thép ATAD, Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings, Công ty cổ phần Hawee Cơ điện, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội.
Điểm nhấn của liên danh Vietur là sự có mặt của một số doanh nghiệp trong hệ sinh thái của ông Nguyễn Bá Dương - cựu Chủ tịch HĐQT Coteccons như Ricons, Newtecons và SOL E&C.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.