Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Khoản vay này là một phần của gói tài trợ khoản vay xanh cho dự án trị giá 173 triệu USD do ADB thu xếp và hợp vốn với vai trò là bên chủ trì sắp xếp khoản vay và người bảo lãnh chính.
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB cho 1 dự án điện gió ở Việt Nam, được chứng nhận bởi Sáng kiến Trái phiếu khí hậu, đơn vị quản lý Chương trình tiêu chuẩn và chứng nhận Trái phiếu khí hậu quốc tế. Gói tài trợ gồm 35 triệu USD do ADB cấp vốn trực tiếp và 81 triệu USD khoản vay hợp vốn loại B.
Ông Jackie B. Surtani, Trưởng ban Tài trợ cơ sở hạ tầng Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Vụ Nghiệp vụ khu vực tư nhân của ADB, nhận định Liên Lập, Phong Huy và Phong Nguyên sẽ bổ sung vào kinh nghiệm dày dặn của ADB trong các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn ở Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh cam kết của ADB trong việc hỗ trợ Việt Nam hoạch định một tương lai năng lượng sạch.
“Đây là dự án mang tính cột mốc, cho thấy nguồn tài trợ tư nhân có thể được huy động hiệu quả như thế nào để phát triển các dự án điện gió ở châu Á và Thái Bình Dương”, ông Jackie nhấn mạnh.
Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần xây lắp điện 1 (PCC1), cho biết giao dịch này là dự án điện gió đầu tiên của PCC1 và đây là lần đầu tiên công ty ký kết với các tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng thương mại. Vai trò chủ trì của ADB trong việc cấu trúc thỏa thuận, thẩm định và sắp xếp hợp vốn khoản vay là rất quan trọng cho sự thành công của giao dịch này.
Được biết, 3 dự án trang trại điện gió nói trên sẽ tạo ra điện năng trung bình 422 Gwh và tránh phát thải trung bình 162.430 tấn khí CO2 mỗi năm. Các dự án này sẽ làm tăng công suất điện gió của Việt Nam thêm 30%, giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu về năng lượng đang gia tăng nhanh chóng.
Trước đó, 3 dự án điện gió này đã được tỉnh Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng số vốn gần 5.800 tỷ đồng, tương đương khoảng 250 triệu USD.
Cụ thể, các dự án nhà máy điện gió gồm: Phong Nguyên có vốn đầu tư trên 1.911 tỷ đồng, xây dựng tại hai xã Tân Thành và Hướng Phùng; Phong Huy vốn đầu tư trên 1.913 tỷ đồng, xây dựng tại hai xã Tân Thành và Hướng Tân; Liên Lập vốn đầu tư trên 1.973 tỷ đồng, xây dựng tại các xã: Tân Liên và Tân Lập, Hướng Tân và thị trấn Khe Sanh; cùng thuộc huyện miền núi Hướng Hóa.
Mỗi dự án có 12 tua bin gió với công suất thiết kế 48 MW và có thời hạn hoạt động là 50 năm.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, Liên Lập, Phong Huy, Phong Nguyên thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần xây lắp điện 1 (PCC1) và Công ty Phát triển kinh doanh toàn cầu RENOVA.
PCC1 có gần 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng điện ở Việt Nam, chuyên thi công các mạng lưới truyền tải điện và trạm biến áp. Đây là một trong những đơn vị phát triển thủy điện lớn nhất trong nước và được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.
RENOVA là nhà phát triển năng lượng tái tạo của Nhật Bản và điều hành các cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo bao gồm các công trình điện mặt trời, điện gió, năng lượng sinh khối và địa nhiệt. Được thành lập năm 2000, công ty được niêm yết trong danh mục đầu tiên tại Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.