'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo AmCham, trong nền kinh tế số, các dịch vụ toàn cầu được củng cố bởi luồng dữ liệu tự do. Tất cả mọi hoạt động từ thanh toán đến email vận chuyển đều dựa trên dữ liệu được phép tự do xuyên biên giới.
“Chúng tôi lo ngại rằng Luật An ninh mạng và triển khai dự thảo nghị định sẽ buộc cục bộ hoá dữ liệu và điều này có thể gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho nền kinh tế Việt Nam qua việc cản trở luồng dữ liệu tự do mà nền kinh tế số toàn cầu xây dựng”, AmCham cho hay.
Dẫn chứng cho nhận định này, AmCham nêu báo cáo về Cộng đồng Kinh tế ASEAN của Deloitte công bố năm 2017 cho biết hơn 2/3 nhà đầu tư không thoải mái khi đầu tư vào các quốc gia mà họ bắt buộc phải lưu trữ dữ liệu cục bộ.
Và việc ngăn chặn luồng dữ liệu tự do khiến cho sự kết nối trở nên tốn kém hơn cho người dân và doanh nghiệp, tại thời điềm mà việc giảm thiểu chi phí kết nối được coi là thiết yếu để mở rộng cơ hội kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế số và tạo thêm phúc lợi ở Việt Nam.
Sự ngăn chặn này cũng làm suy yếu khả năng tồn tại và sự tin cậy của các dịch vụ dựa trên các “đám mây” trong một loạt các lĩnh vực kinh doanh cần thiết cho nền kinh tế số hiện đại.
Ngược lại, việc tự do hoá các khuôn khổ về truyền tải dữ liệu xuyên biên giới của Việt Nam sẽ có tác động rất tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế.
Một báo cáo năm 2016 từ các đối tác của Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho thấy việc tự do hóa này sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 3,46 tỷ USD, tăng đầu tư vào Việt Nam thêm 920 triệu USD, tăng thêm 130 triệu USD vào thu nhập công và tăng thêm gần 73.000 việc làm mới tại Việt Nam.
“Chính phủ các quốc gia trên khắp châu Á-Thái Bình Dương cùng với những nền kinh tế kỹ thuật số tiên tiến nhất, cũng như các quốc gia đang ưu tiên việc tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số, đang hỗ trợ cho việc tự do truyền tải dữ liệu, như: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Úc và Hồng Kông. Và có một điều quan trọng là Việt Nam vẫn đang phải cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực và tuân thủ nghiêm ngặt các thông lệ quốc tế. Việc đảm bảo luồng chảy tự do của dữ liệu là rất quan trọng”, AmCham nhấn mạnh.
Một cuộc khảo sát gần đây của AmCham tới các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Trung Quốc cho thấy 1/3 đã di dời hoặc đang cân nhắc di chuyển một số cơ sở sản xuất của họ ra nước ngoài trong bối cảnh căng thẳng trong thương mại. Một cuộc khảo sát riêng biệt của các công ty nước ngoài từ các quốc gia khác cho thấy một nửa đang cân nhắc việc di dời và Đông Nam Á là lựa chọn hàng đầu của họ.
Trung Quốc vẫn sẽ là một thành viên quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, AmCham thấy rằng việc các công ty và các nhà cung cấp di chuyển một số hoạt động sản xuất ra
khỏi Trung Quốc đang mang lại lợi ích cho Việt Nam.
Tuy nhiên, AmCham lưu ý để tận dụng cơ hội này, các thủ tục hành chính ràng buộc phi hiệu quả phải được kiểm soát, khung pháp lý và thuế của quốc gia phải được ổn định và có thể dự đoán được.
“Các nhà đầu tư nước ngoài cần một sân chơi bình đẳng, không chỉ để thu hút vốn đầu tư nhiều hơn trong tương lai mà còn để duy trì vốn đầu tư đã có tại đây. Những thay đổi thường xuyên và hồi tố của các đạo luật và quy định - bao gồm thuế suất và chính sách - là những rủi ro đáng kể đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Những thay đổi này ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư và kinh doanh của các dự án đã được cấp phép”, AmCham nhận xét.
Tổ chức này khuyến cáo Chính phủ Việt Nam nên xem xét việc hướng dẫn về bảo vệ đầu tư để ngăn chặn các hiệu ứng ràng buộc tiêu cực và hồi tố của các điều luật và quy định mới đối với các dự án hiện nay.
“Các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp được đầu tư bởi nước ngoài cần một môi trường hỗ trợ và công bằng như nhau để phát triển, và như bạn biết rõ, điều đó có nghĩa là mối quan hệ của họ với các cơ quan hành chính cần phải tương hỗ và minh bạch”, báo cáo của AmCham viết.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.