Ấn Độ treo thưởng 1 triệu USD cho người giải mã được dòng chữ 5.300 tuổi

Quốc Anh - 29/01/2025 14:00 (GMT+7)

(VNF) - Chính quyền bang Tamil Nadu tại Ấn Độ đã mạnh tay treo giải thưởng 1 triệu USD cho bất cứ người nào có thể giải mã được chữ viết của Thung lũng Indus, một nền văn minh tồn tại cách đây 5.300 năm.

Theo thủ hiến (người đứng đầu tiểu bang) của Tamil Nadu, một bang nằm ở phía Đông Nam Ấn Độ, người giải mã được dòng chữ cổ này sẽ nhận được giải thưởng 1 triệu USD.

Lý do chính quyền bang treo giải thưởng cao cho những dòng chữ chưa được xác minh nội dung là bởi họ muốn mở ra những bí ẩn xung quanh nền văn minh cũ.

Dòng chữ cổ được cho là có từ nền văn minh Thung lũng Indus

Các nghiên cứu cho thấy ngôn ngữ này có rất nhiều dấu hiệu tương đồng với những chữ cổ còn sót lại trên đồ gốm được tìm thấy ở sông Indus. Nền văn minh Thung lũng Indus, còn được gọi là Harappan, đã tồn tại cách đây 5.300 năm tại Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan.

Cư dân của nền văn minh này chủ yếu là nông dân và thương nhân. Họ cũng chính là những người đã thành lập nên một trong những xã hội đô thị sớm nhất trên thế giới.

Hiện tại, lý do đằng sau sự suy tàn đột ngột của nền văn minh này vẫn chưa được xác định rõ, và cũng không có bằng chứng cho thấy xã hội này đã phải hứng chịu chiến tranh hay thiên tai tàn khốc. Sau khi nền văn minh này biến mất, họ đã để lại một di sản vô giá là hệ thống chữ viết và bộ ngôn ngữ chưa được giải mã.

Giải thưởng 1 triệu USD đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà khảo cổ học và nhà ngôn ngữ học. Thế nhưng, để giải mã được ngôn ngữ 5.300 tuổi này có vẻ như không phải là một nhiệm vụ “dễ ăn”.

“Chữ viết Indus có lẽ là hệ thống chữ viết quan trọng nhất vẫn chưa được giải mã", nhà nghiên cứu Ấn Độ học Asko Parpola chia sẻ.

Chính quyền bang đã công bố giải thưởng sau khi một ấn phẩm khoa học gần đây chỉ ra được mối liên hệ giữa các nét vẽ graffiti tìm thấy trên đồ gốm Tamil cổ với chữ viết Harappan, cho thấy hai vùng đất cổ đại này có những mối liên kết lâu đời.

Được tạo thành từ rất nhiều ký hiệu và biểu tượng khác nhau, chữ cổ cần giải mã có ở 4.000 hiện vật, với những dòng được khắc ngắn chỉ khoảng 5-6 ký tự, trên nhiều vật thể nhỏ như con dấu, đồ gốm, đá sa thạch, đồng… Dòng chữ dài nhất rơi vào khoảng 34 ký tự.

Các ký tự được khắc ở những đồ vật nhỏ như con dấu, đồ gốm...

Để tìm hiểu được ý nghĩa đằng sau, các học giả sẽ phải tìm hiểu hệ thống chữ viết cổ có phải là một phiên bản tương ứng với ngôn ngữ chung của xã hội, hay chỉ là một hệ thống chữ viết đơn thuần.

Trước đó, rất nhiều các giải thưởng tương tự đã xuất hiện, cho thấy nhu cầu của một nhóm người trong việc giải mã các dòng chữ cổ.

Năm ngoái, một doanh nhân công nghệ ở Thung Lũng Silicon cũng đã treo thưởng 750.000 USD cho bất kỳ ai có thể giải mã được các cuộn giấy than hoá từ một thư viện nằm ở thành phố Pompeii, La Mã.

Các vật phẩm còn sót lại này bị chôn vùi dưới những ngọn núi tro, và mất rất nhiều công sức mới có thể đem những cuộn giấy này về và bảo quản chúng. Tuy nhiên, bất kỳ nỗ lực nào để mở chúng ra, cũng có thể khiến các tài liệu bị tan biến ngay lập tức.

Theo Euronews, Good News Network
Cùng chuyên mục
Tin khác
Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

Ngày vía Thần tài: Giá vàng nhẫn có nơi 'chém' tới 9,2 triệu đồng

(VNF) - Trong không khí sôi động của ngày vía Thần Tài, khảo sát thị trường cho thấy giá vàng nhẫn trơn dao động từ 8,77 triệu đồng đến 8,85 triệu đồng mỗi chỉ, nhưng tại một số điểm, giá lên tới 9,2 triệu đồng.