Toàn cảnh thi công Cao tốc Hoà Liên - Túy Loan 2.100 tỷ đồng
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ước tính chỉ đạt mức tăng trưởng 6,2% trong giai đoạn từ tháng 4-6/2019.
Dự báo này sẽ đánh dấu mức tăng trưởng GDP hàng quý tồi tệ nhất trong gần 30 năm qua của Trung Quốc, song vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của chính phủ nước này là từ 6-6,5% cho cả năm 2019. Nền kinh tế Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng 6,6% trong năm 2018.
Kết quả khảo sát này được thực hiện với 10 chuyên gia kinh tế, đưa ra trước khi có công bố chính thức về số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc vào ngày 15/7 tới.
Theo dữ liệu Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố hôm nay (12/7), xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6 giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, nhập khẩu tháng 6 tiếp tục sụt giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm mạnh 8,5% hồi tháng 5.
Các nhà kinh tế học trước đó cũng dự báo xuất nhập khẩu của Trung Quốc sẽ giảm với các mức tương ứng là 1,7% và 4,6%.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 6 là 50,98 tỷ USD, cao hơn so với con số 41,65 tỷ USD của tháng trước đó.
Theo Steven Cochrane, nhà kinh tế hàng đầu của APAC, các chính sách thuế hiện nay của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã tác động không ít đến nền kinh tế của nước này
Mới đây, theo báo cáo hãng tư vấn Capgemini vừa công bố, trong năm 2018, số người Trung Quốc sở hữu khối tài sản trên 1 triệu USD đã giảm 5%, xuống gần 1,2 triệu người. Kinh tế tăng trưởng chậm lại đã làm tổng tài sản của giới nhà giàu Trung Quốc giảm 500 tỷ USD.
Capgemini nhận định, thị trường chứng khoán sụt giảm 25% năm ngoái là yếu lớn nhất ảnh hưởng đến giới nhà giàu Trung Quốc. Điều này cũng phản ánh thực trạng tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, sự trì trệ trên thị trường bất động sản và căng thẳng thương mại với Mỹ.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung tăng nhiệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 5 tăng thuế lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và dọa sẽ áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nữa.
Đáp lại, Bắc Kinh trả đũa bằng việc nâng thuế với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ đã chịu thuế từ năm ngoái.
Chính phủ Trung Quốc đã phải sử dụng các gói kích thích trong nước để đối phó với tác động của cuộc chiến thương mại. Lãi suất ngắn hạn đã được hạ xuống thấp hơn và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng sáu lần liên tiếp kể từ năm ngoái.
Sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề G-20 hồi cuối tháng 6, Tổng thống Trump đã đồng ý tạm ngưng đợt thuế quan mới đối với 300 tỷ USD hàng tiêu dùng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ khi 2 nước nối lại đàm phán.
Tổng thống Trump cho biết, Bắc Kinh sẽ tái khởi động các đơn hàng nông sản "khủng" với Washington, đổi lại, Mỹ sẽ giảm bớt một số hạn chế đối với công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc Huawei Technologies.
Xem thêm >> Ông Trump thất vọng vì Trung Quốc chưa mua hàng nông sản như đã hứa
(VNF) - Tuyến đường được xây dựng tiêu chuẩn đường cao tốc, vận tốc thiết kế 80km/h; trong giai đoạn hoàn chỉnh quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 29m