Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Báo cáo tình hình nợ công năm 2018 của Chính phủ đã cho thấy những chỉ tiêu khá “đẹp mắt” với nợ công ở mức 58,4% GDP, nợ Chính phủ ở mức 50% GDP (thấp hơn mức 52,7% vào năm 2016 và 51,7% vào năm 2017).
Tuy nhiên, những chỉ dấu trên chưa hoàn toàn đem đến một triển vọng tươi sáng. Bởi cùng với ảnh hưởng của việc Việt Nam tốt nghiệp IDA kể từ năm 2017, các chỉ tiêu chi phí - rủi ro danh mục nợ Chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài, có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây.
Cụ thể, rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (9,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2019; 32,7% sẽ đến hạn trong giai đoạn 2019-2021). Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản cho ngân sách nhà nước.
Theo báo cáo của Chính phủ, nghĩa vụ trả nợ gốc trong nước của Chính phủ năm 2019 là 152.000 tỷ đồng, năm 2020 là 158.000 tỷ đồng và năm 2021 là 211.000 tỷ đồng (đã tính phương án cơ cấu lại trái phiếu chính phủ trong nước giai đoạn 2019-2021, chưa bao gồm các khoản vay mới sau 2018).
Nếu tính cả nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ dựa trên danh mục nợ hiện hành (chưa bao gồm các khoản vay mới), nhu cầu vay để trả nợ đến hạn của Chính phủ năm 2019 là 193.000 tỷ đồng, năm 2020 là 242.000 tỷ đồng, năm 2021 là 274.000 tỷ đồng.
Riêng đối với danh mục trái phiếu chính phủ trong nước, trong giai đoạn 2019-2021 nghĩa vụ trả nợ trái phiếu chính phủ tập trung vào một số thời điểm trong năm và giữa các năm 2020-2021.
Cụ thể, năm 2020, nghĩa vụ trả nợ gốc khoảng 166.000 tỷ đồng, đỉnh nợ rơi vào tháng 10/2020 với khối lượng đáo hạn gốc khoảng 40.500 tỷ đồng, trong đó riêng trái phiếu chính phủ ngoại tệ là 1 tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng), tháng 11/2020 là 21.300 tỷ đồng.
Đối với năm 2021, nghĩa vụ trả nợ gốc là 204.800 tỷ đồng, trong đó có khoản 700 triệu USD trái phiếu ngoại tệ (khoảng 16.000 tỷ đồng). Đỉnh nợ không cao như năm 2020, tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 6/2021 và tháng 12/2021, mỗi tháng đáo hạn từ 21.000 – 27.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, các khoản trái phiếu chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ với trị giá 1,7 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm 2020 và 2021 phải bố trí ngoại tệ để thanh toán.
Những lo lắng về tình hình vay – trả nợ của Chính phủ cũng tăng lên cùng với việc các khoản vay nước ngoài đang dần trở nên khó khăn hơn.
Các nhà tài trợ nước ngoài đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Trong 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Chính phủ phải huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối ngân sách nhà nước và đầu tư công trung hạn
Rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài cũng có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2015 lên mức 11,6% năm 2018).
Trong bối cảnh dự báo điều kiện thị trường vốn quốc tế sẽ thắt chặt hơn trong thời gian tới, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ khả năng cũng sẽ tăng lên tương ứng.
Tuy nhiên, một điều “an ủi” là mặt bằng lãi suất bình quân nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn duy trì ở mức thấp (2%/năm tính đến 31/12/2018) do trên 96% khoản vay nước ngoài có điều kiện ODA, vay ưu đãi. Yếu tố này góp phần quan trọng giúp duy trì chỉ tiêu trả nợ trên thu ngân sách nhà nước trong ngưỡng an toàn (cuối năm 2018 ở mức 15,9% so với ngưỡng được Quốc hội cho phép là 25%).
Đối với nợ trong nước, lãi suất bình quân gia quyền của danh mục nợ tính đến cuối năm 2018 ở mức 5,8%/năm, giảm đáng kể so với mức 6,6%/năm vào năm 2015.
Trong thời gian qua, khi thị trường thuận lợi, Bộ Tài chính đã chủ động phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài trên 10 năm để tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ theo hướng bền vững. Tuy nhiên, do quy mô thị trường trái phiếu còn nhỏ, trong khi tiềm lực tài chính của các tổ chức tài chính phi ngân hàng còn hạn chế, việc tập trung phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài là tương đối khó khăn.
Trong thời gian tới, việc chuyển dần sang huy động theo cơ chế thị trường (do thiếu hụt nguồn vốn vay ODA, ưu đãi) cũng làm tăng đáng kể rủi ro và chi phí huy động vốn của Chính phủ. Ngoài ra, việc không phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn dưới 5 năm cũng dẫn đến đường cong lãi suất chuẩn không đầy đủ, thiếu lãi suất ngắn hạn tham chiếu cho thị trường vốn.
Một yếu tố lo ngại khác nữa là mặc dù tỷ lệ vay bằng đồng Việt Nam đã tăng lên (từ 55% vào cuối năm 2015 lên 59,2% dư nợ Chính phủ tính đến hết năm 2018) song danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn tập trung vào 4 loại tiền chủ đạo gồm SDR, JPY, USD và EUR (chiếm tỷ lệ tương ứng 33,9%; 31,2%; 24,6% và 6,0% dư nợ nước ngoài của Chính phủ tính đến 31/12/2018).
Đây là những đồng tiền có biến động lớn trong thời gian vừa qua. Những khoản trái phiếu chính phủ ngoại tệ phát hành trong nước trong giai đoạn trước cũng làm gia tăng rủi ro tỷ giá đối với tiền USD của danh mục nợ Chính phủ.
Ngoài ra, việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá trị đồng Việt Nam cũng sẽ làm tăng giá trị danh nghĩa các khoản nợ bằng ngoại tệ khi quy sang nội tệ.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.