'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chính phủ đã có báo cáo về đánh giá tình hình nợ công 2018 gửi Quốc hội. Báo cáo này đã cho thấy quy mô các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương trong năm qua.
Theo báo cáo, năm 2018, Chính phủ đã vay trong nước 250.468 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu bội chi ngân sách trung ương và trả nợ gốc. Trong số này, vay qua phát hành trái phiếu chính phủ là 196.797 tỷ đồng, huy động từ nguồn tạm ứng ngân quỹ nhà nước là 53.671 tỷ đồng.
Chính phủ cũng vay nước ngoài bằng cách ký kết 18 hiệp định vay vốn với tổng giá trị 1,5 tỷ USD. Giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ khoảng 3 tỷ USD
Thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong năm 2018, Chính phủ đã trả nợ trong nước 198.907 tỷ đồng, trong đó trả nợ gốc là 101.657 tỷ đồng, trả lãi là 97.250 tỷ đồng.
Chính phủ cũng trả nợ nước ngoài 51.554 tỷ đồng, gồm: nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 27.748 tỷ đồng, nghĩa vụ trả nợ của các khoản Chính phủ vay về cho vay lại là 23.806 tỷ đồng.
Năm 2018, Chính phủ đã bảo lãnh cho 2 ngân hàng chính sách phát hành trái phiếu.
Cụ thể, Ngân hàng Phát triển Việt Nam huy động được 16.545 tỷ đồng, trong đó 74,3% khối lượng phát hành có kỳ hạn trên 5 năm. Ngân hàng Chính sách xã hội huy động 9.670 tỷ đồng, trong đó 71% khối lượng phát hành có kỳ hạn trên 5 năm.
Đến 31/12/2018, dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh của 2 ngân hàng chính sách là 157.738 tỷ đồng.
Năm 2018, Chính phủ không cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các dự án vay vốn trong nước. Đối với các dự án đã cấp bảo lãnh Chính phủ trước đây, tổng giá trị rút vốn là 731 tỷ đồng, trả gốc trong năm là 5.664 tỷ đồng, trả lãi 2.586 tỷ đồng.
Dư nợ các khoản vay trong nước của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh là 33.326 tỷ đồng, giảm khoảng 4.585 tỷ đồng với cuối năm 2017.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn nước ngoài. Năm 2018, đã thực hiện cấp bảo lãnh Chính phủ cho 2 dự án điện với tổng giá trị 1,6 tỷ USD;
Thực hiện rút vốn các khoản Chính phủ bảo lãnh vay nước ngoài là 28.291 tỷ đồng, trả nợ gốc khoảng 37.001 tỷ đồng.
Như vậy, không sử dụng hạn mức bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nước ngoài trong năm và dư nợ cuối năm ở mức 246.309 tỷ đồng, bằng 4,4% GDP.
Đối với việc cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, rút vốn cho vay lại năm 2018 khoảng 807 triệu USD. Dư nợ cho vay lại đến cuối năm 2018 là 18 tỷ USD, chiếm khoảng 38,4% dư nợ nước ngoài của Chính phủ.
Về Quỹ tích lũy trả nợ, số dư tính đến 31/12/2018 tương đương 82.680 tỷ đồng. Trong đó, số dư trên các tài khoản bằng VND là 18.061 tỷ đồng, số dư trên các tài khoản bằng ngoại tệ là 21.921 tỷ đồng, dư nợ cho ngân sách nhà nước vay là 23.583 tỷ đồng, ứng vốn cho dự án bảo lãnh, dự án cho vay lại là 18.186 tỷ đồng, phải thu khác là 927 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong năm 2018, Quỹ Tích lũy trả nợ phải ứng vốn trả nợ cho Tổng công ty Giấy Việt Nam với số tiền 7,61 triệu EUR (tương đương 8,13 triệu USD), nâng tổng trị giá ứng trả lên 82,6 triệu EUR (tương đương khoảng 97 triệu USD).
Tuy nhiên, đến hết năm 2018, Bộ Công Thương và Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn chưa thể xử lý xong tài sản dự án Nhà máy Giấy Phương Nam để thu hồi cho Quỹ Tích lũy trả nợ.
Bên cạnh đó, Quỹ Tích lũy trả nợ cũng phải ứng cho dự án BT Đường cao tốc La Sơn - Túy Loan của Bộ Giao thông vận tải 44 triệu USD do vẫn chưa được cấp có thẩm quyền bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Hạn mức vay của chính quyền địa phương trong năm 2018 là 21.514 tỷ đồng để bù đắp bội chi ngân sách địa phương và trả nợ gốc đến hạn. Ước thực hiện hạn mức vay của chính quyền địa phương trong năm 7.977 tỷ đồng.
Tổng trả nợ gốc trong năm của chính quyền địa phương là 11.572 tỷ đồng, trong đó trả nợ trong nước 10.599 tỷ đồng, trả nợ vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ 973 tỷ đồng.
Dư nợ chính quyền địa phương đến cuối năm 2018 ở mức 52.391 tỷ đồng (bao gồm các khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam).
Về thực hiện hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả, dư nợ ngắn hạn nước ngoài đến cuối năm 2018 khoảng 19,5 tỷ USD, giảm khoảng 2,3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước (hạn mức đề ra là dư nợ cuối năm 2018 không vượt quá số dư vào thời điểm 31/12/2017), chủ yếu do các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng đã có động thái tích cực trả nợ vào giai đoạn cuối năm và Công ty TNHH Vietnam Beverage đã đàm phán với bên cho vay chuyển khoản vay ngắn hạn nước ngoài khoảng 4,8 tỷ USD đáo hạn ngày 28/12/2018 thành vốn góp của bên cho vay.
Tổng mức rút vốn ròng các khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay tự trả trong là 4,98 tỷ USD (tương đương 99,6% hạn mức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).
Dựa vào toàn bộ số liệu như trên, các chỉ tiêu nợ năm 2018 được dự kiến: nợ công/GDP là 58,4%, nợ Chính phủ/GDP là 50%, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách nhà nước là 15,9%, nợ nước ngoài quốc gia/GDP là 46%.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.