Áp thuế chống bán phá giá thép HRC: ‘Lo độc quyền, thao túng thị trường?’

Kỳ Thư - 01/04/2024 22:52 (GMT+7)

(VNF) - Một số DN nhỏ và vừa trong ngành thép lo ngại, nếu áp thuế chống bán phá giá với thép cán cuộn HRC sẽ xảy ra tình trạng các “ông lớn” trong ngành bắt tay nhau nâng giá sản phẩm. Khi ấy, các doanh nghiệp ở “hạ nguồn” gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ khó tồn tại.

Cơ sở nào để điều tra chống bán phá giá?

Tập đoàn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh đã gửi hồ sơ đến Cục Phòng vệ thương mại đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. 

Hai doanh nghiệp này cho rằng, sản lượng thép nhập khẩu thép tăng đột biến cũng như giá thép HRC từ Trung Quốc giảm mạnh, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

“Chúng tôi thấy có dấu hiệu bán phá giá nên kiến nghị lên cơ quan nhà nước, mong có sự đánh giá công bằng và chính đáng, làm sao để ngành sản xuất trong nước phát triển. Việc áp thuế hay không phải dựa trên số liệu và các cơ quan nhà nước sẽ đánh giá và quyết định”, đại diện Hoà Phát khẳng định trước truyền thông.

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất tôn khẳng định, nếu áp thuế chống bán phá gía với sản phẩm thép cán cuộn HRC, doanh nghiệp của họ sẽ khó tồn tại.

Phản ứng tức thì trước động thái này, tập thể 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam bao gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty Cổ phần Thép TVP, Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim, Công ty Tôn Phương Nam, Công ty Cổ phần Tôn Pomina, Công ty Cổ phần Sản xuất Thép Vina One, Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thép Việt Nhật, và Công ty Cổ phần Kim khí Nam Hưng đã có kiến nghị phản biện gửi các cơ quan chức năng.

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, đại diện một doanh nghiệp sản xuất tôn khẳng định, nếu áp thuế chống bán phá gía với sản phẩm thép cán cuộn HRC, doanh nghiệp của họ sẽ không thể tồn tại.

“Tất nhiên là thời điểm hiện tại, mọi vấn đề chỉ mới dừng lại ở mức nộp hồ sơ. Nhưng nếu sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu thì tại sao lại không cho nhập khẩu mà phải áp thuế chống bán phá giá? Khi áp thuế, nghiễm nhiên thị trường thép cán cuộn HRC sẽ là thị trường của các “ông lớn”, vậy ai có thể đảm bảo rằng, sau khi áp thuế họ ( các doanh nghiệp lớn – PV) sẽ không bắt tay nhau nâng giá, chèn ép doanh nghiệp nhỏ và vừa?”, đại diện doanh nghiệp này nói.

Tương tự, đại diện Công ty Tôn Đông Á cho biết, doanh nghiệp sản xuất hơn 780.000 tấn ống thép thành phẩm, nguyên liệu đầu vào để sản xuất 100% là từ thép cán nóng. Tuy nhiên, do nguồn cung thép cán nóng trong nước không đủ cung cấp, vì thế doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn thép cán nóng từ nước ngoài.

“Nguồn thép cán nóng nhập khẩu từ nước ngoài là nguyên liệu chính cho các nhà sản xuất như chúng tôi. Hiện nay nguồn sản xuất thép cán nóng trong nước đáp ứng rất thấp, chỉ khoảng 30-40%. Như vậy việc cần phải nhập khẩu là việc tất yếu”, ông Hồ Song Ngọc, Tổng giám đốc Công ty Tôn Đông Á cho biết.

Với vụ việc này, ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp - Thương mại nhấn mạnh: “Việc điều hoà thị trường là vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước. Một mặt có các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường trong nước, một mặt chống khả năng nhóm độc quyền, thao túng thị trường. Đây là một bài toán rất khó mà cơ quan nhà nước phải đưa ra lời giải thích đáng”.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm từ thị trường Trung Quốc với trị giá đạt 1,72 tỷ USD, tăng 91,2% tương ứng tăng 818 triệu USD so cùng kỳ năm trước. Như vậy, thị trường Trung Quốc đang chiếm 62% trị giá nhập khẩu sắt thép các loại và sản phẩm của cả nước.

Trong đó, riêng với sản phẩm thép cán nóng (HRC) Việt Nam đã nhập 1,89 triệu tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, nhưng nguồn thép HRC từ Trung Quốc là 1,4 triệu tấn, chiếm 74,2% tổng khối lượng.

Lãnh đạo Bộ Công Thương nói gì?

Theo ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), căn cứ theo quy định của pháp luật, khi doanh nghiệp nhận thấy có dấu hiệu về các hành vi phá giá của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, các doanh nghiệp có quyền nộp hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đến cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ theo quy định, Cục Phòng vệ thương mại sẽ tiến hành thẩm định tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ (quá trình này kéo dài trong vòng 15 ngày). Trong trường hợp hồ sơ qua xem xét chưa đầy đủ, hợp lệ, Cục sẽ yêu cầu doanh nghiệp nộp hồ sơ bổ sung.

Trên thực tế, sẽ có rất nhiều luồng ý kiến thể hiện những quan điểm khác nhau đối với vụ việc.

Trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Cục sẽ tiến hành bước tiếp theo là thẩm định hồ sơ trong vòng 45 ngày, trên cơ sở đó kiến nghị Bộ Công Thương xem xét tiến hành khởi xướng hoặc không khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép cuộn cán nóng.

Thời hạn điều tra sau khi vụ việc chống bán phá giá được khởi xướng sẽ kéo dài 12 tháng. Trong một số trường hợp nhất định có thể kéo dài thêm 6 tháng, tổng cộng là 18 tháng. Và trong quá trình này, cơ quan điều tra sẽ có những thông báo cụ thể, yêu cầu các bên liên quan cung cấp toàn bộ chứng cứ để xem xét một cách toàn diện, khách quan, công bằng, lắng nghe ý kiến của tất cả các bên và đề xuất Bộ Công Thương ban hành quyết định phù hợp khi đã có đầy đủ thông tin.

“Dù Bộ Công Thương có quyết định khởi xướng điều tra vụ việc thì trước khi các kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng được ban hành, cũng chưa có biện pháp nào được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu”, ông Trung cho biết.

Toàn bộ quá trình điều tra sẽ được Cục Phòng vệ thương mại tiến hành công khai, minh bạch, đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Tổ chức Thương mại Thế giới. Khi thẩm định đầy đủ hồ sơ hợp lệ, đủ điều kiện để khởi xướng điều tra cũng như áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ Công Thương (Cục Phòng vệ thương mại) đều sẽ có thông tin đến các cơ quan thông tấn báo chí và các doanh nghiệp liên quan.

Cung cấp thêm thông tin về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, trên thực tế, sẽ có rất nhiều luồng ý kiến thể hiện những quan điểm khác nhau đối với vụ việc.

Căn cứ theo Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại, các Thông tư hướng dẫn liên quan, Bộ Công Thương sẽ thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục từ khâu tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu bổ sung hồ sơ, đánh giá tính hợp lệ,... để xem xét nếu đầy đủ thì mới tiến hành khởi xướng điều tra. Quá trình điều tra cũng được triển khai chặt chẽ để đi đến quyết định có hay không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

“Như vậy, cần phải có đầy đủ cơ sở khoa học, thực tiễn, các chứng cứ chứng minh cho việc nên hay không nên thực hiện các biện pháp. Trong vụ việc này, Bộ Công Thương hiện vẫn đang xem xét, tiếp tục yêu cầu các bên liên quan cung cấp, bổ sung thêm hồ sơ và chưa đưa ra kết luận cuối cùng là có khởi xướng điều tra hay không”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin.

Tranh cãi áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng HRC

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen Vũ Văn Thanh cho rằng, nếu chống bán phá giá thép cán nóng, DN tôn mạ và ống thép không thể tồn tại. Còn ông Chương An Quốc, Công ty TNHH thép Kim Quốc cho rằng, nếu sản phẩm thép HRC bị áp thuế thì chỉ 2 DN thép được lợi nhưng… hàng nghìn DN sẽ bị hại.

Áp thuế chống phá giá thép HRC: 'Hai DN hưởng lợi nhưng cả nghìn DN thiệt hại'

Bình luận về đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép HRC, một số doanh nghiệp thép cho rằng đề xuất này sẽ chỉ giúp hai doanh nghiệp được lợi nhưng hàng chục nghìn doanh nghiệp khác bị hại.

Nếu chống bán phá giá thép cán nóng, DN tôn mạ và ống thép không thể tồn tại’

Ông Vũ Văn Thanh - Phó Chủ tịch VSA, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen khẳng định, nếu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ khiến doanh nghiệp tôn mạ và ống thép không thể tồn tại.

Giá thép rẻ có lợi cho thị trường, sao phải điều tra chống phá giá?

Các doanh nghiệp tôn mạ, ống thép tỏ ra quan ngại về khả năng khởi xướng điều tra CBPG sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực và nghiêm trọng đến toàn ngành thép Việt Nam và cả nền kinh tế nói chung.

Cùng chuyên mục
Tin khác