Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
'Nếu chống bán phá giá thép cán nóng, DN tôn mạ và ống thép không thể tồn tại'
Mới đây, 2 doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng (HRC) tại Việt Nam bao gồm Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã gửi hồ sơ đến Cục Phòng vệ thương mại đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Nguyên nhân là do sản lượng thép nhập khẩu thép tăng đột biến cũng như giá thép HRC từ Trung Quốc giảm mạnh.
Hoà Phát và Formosa Hà Tĩnh cho rằng việc giá thép nhập khẩu giảm có thể gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Vì vậy, cần áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu.
Phản ứng với thông tin này, tập thể 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam bao gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty cổ phần Thép TVP, Công ty cổ phần Tôn Đông Á, Công ty cổ phần Thép Nam Kim, Công ty Tôn Phương Nam, Công ty cổ phần Tôn Pomina, Công ty cổ phần Sản xuất Thép Vina One, Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thép Việt Nhật, và Công ty cổ phần Kim khí Nam Hưng đồng loạt phản đối và đồng thuận gửi Công văn đến Văn phòng Chính phủ; Bộ Công Thương; Cục Phòng vệ thương mại; Hội Nhà báo Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam để trình các lập luận phản biện trước khả năng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu.
Tập thể 9 công ty này khẳng định hoàn toàn không có căn cứ pháp lý để khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, đồng thời bày tỏ mối quan ngại sâu sắc rằng nếu Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ tiêu cực không chỉ đối với ngành thép mà còn đối với toàn nền kinh tế và xã hội.
Về vấn đề này, ông Vũ Văn Thanh, Phó Chủ tịch VSA, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, cho rằng nếu khởi xướng áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng HRC sẽ có những tác động vô cùng nghiêm trọng đến không chỉ ngành thép mà còn các ngành khác. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ và ống thép Việt Nam sẽ bị tác động tiêu cực ở cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
>>>Xem thêm: ‘Nếu chống bán phá giá thép cán nóng, DN tôn mạ và ống thép không thể tồn tại’
Áp thuế chống phá giá thép HRC: 'Hai DN hưởng lợi nhưng cả nghìn DN thiệt hại'
Bình luận về đề nghị khởi xướng điều tra và áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép HRC, một số doanh nghiệp thép cho rằng đề xuất này sẽ chỉ giúp hai doanh nghiệp được lợi nhưng hàng chục nghìn doanh nghiệp khác bị hại.
Ông Chương An Quốc, Công ty TNHH thép Kim Quốc cho rằng, nếu sản phẩm thép HRC bị áp thuế thì chỉ 2 doanh nghiệp thép được lợi nhưng… hàng nghìn doanh nghiệp sẽ bị hại.
“Thép HRC trong nước được bán với giá cao nhưng vẫn không thể đáp ứng được hết nhu cầu trong nước. Vì vậy, khi áp thuế choóng bán phá giá với sản phẩm này, hàng loạt doanh nghiệp tôn, mạ thép trong nước sẽ chịu ảnh hưởng. Chính sách này chỉ tốt cho 2 doanh nghiệp mà thôi”, ông Quốc nói.
Đáng nói cũng theo ông Quốc, việc áp thuế chống bán phá giá với thép HRC sẽ khiến các sản phẩm liên quan đến mặt hàng này tăng mạnh. “Điều này không chỉ ảnh hưởng tới ngành thép mà còn gây ảnh hưởng lớn tới toàn bộ các công trình đầu tư công và làm các công trình này bị đội thêm rất nhiều chi phí. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho vấn đề này?”, ông Quốc nói và đặt vấn đề.
>>>Xem thêm: Áp thuế chống phá giá thép HRC: 'Hai DN hưởng lợi nhưng cả nghìn DN thiệt hại'
'DN tự quyết giá xăng dầu nhưng không cao hơn giá công thức quy định'
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, nội dung nghị định sẽ có nhiều đổi mới vừa mang tính chất đảm bảo mục tiêu cân đối cung cầu xăng dầu, không thiếu hụt nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lượng...
Bà Nguyễn Thị Thúy Hiền, Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Dự thảo Nghị định dự kiến tiến gần hơn với cơ chế thị trường. Nhà nước ban hành công thức giá để doanh nhân tự quyết định giá bán nhưng không cao hơn giá công thức quy định.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, dự thảo có nhiều nội dung đổi mới, nhưng phải đảm bảo mục tiêu cân đối được cung cầu xăng dầu, đảm bảo an ninh năng lượng và quá trình điều hành phải tiệm cận thị trường nhưng phải có điều tiết của cơ quan Nhà nước.
"Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp nhưng không vượt giá trần", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu rõ.
Về quỹ bình ổn giá xăng dầu, đại diện Vụ Thị trường trong nước cũng đánh giá thời gian qua, quỹ bình ổn giá xăng dầu đã bộc lộ một số bất cập nên dự thảo lần này đang nghiên cứu đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về mức trích, chi, thời gian trích, chi sử dụng quỹ.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng cho rằng quỹ bình ổn giá xăng dầu thời gian qua đã bộc lộ một số điểm bất cập nên cần xem xét sửa đổi. Ông cho biết Bộ đang lấy ý kiến về việc nên giữ hay bỏ quỹ này. "Trong Nghị định mới, Bộ sẽ có điều chỉnh về việc vận hành quỹ bình ổn giá này", Thứ trưởng cho biết.
Theo quy định hiện hành, Nhà nước đưa ra giá cơ sở để làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu. Với lần xây dựng nghị định mới, Bộ Công Thương đề xuất Nhà nước không điều hành giá xăng dầu, mà công bố giá thế giới bình quân 15 ngày và một số chi phí cố định như tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, các loại thuế...
>>>Xem thêm: ‘DN tự quyết giá xăng dầu nhưng không cao hơn giá công thức quy định’
'Đất vàng hai bên sông Hồng như bãi cỏ hoang'
Cho ý kiến dự thảo luật Thủ đô (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng, việc khai thác các dòng sông vào phát triển đô thị của thủ đô cần được luật hoá để khai thác những tiềm năng, lợi thế vô cùng to lớn hai bên sông.
Theo ông Cường, sông Hồng phải trở thành không gian cảnh quan đẹp, là trung tâm hội tụ các hoạt động của thành phố để trở thành không gian phát triển dịch vụ, thương mại sầm uất.
"Hai bên bờ sông Hồng hiện đang bỏ hoang hóa, phát triển tự phát, nhếch nhác và nhiều tệ nạn xã hội do không thể tổ chức khai thác vì vướng vào một quyết định về phòng chống lũ trên sông Hồng và sông Thái Bình. Đất vàng hai bên sông Hồng tại Hà Nội giống như bãi cỏ hoang", đại biểu Hoàng Văn Cường bày tỏ.
Theo đó, ông Cường cho rằng, trong Luật Thủ đô (sửa đổi) cần phải có các quy định về khai thác hai bên sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy theo hướng quy định về căn cứ hình thành các hành lang. Gồm hành lang mặt nước bảo vệ dòng chảy thường xuyên, hành lang thoát lũ vào mùa lũ, hành lang bảo vệ đê ngăn lũ.
>>>Xem thêm: 'Đất vàng hai bên sông Hồng như bãi cỏ hoang'
Niềm tin trở lại nhưng khó khăn vẫn chưa kết thúc
Trao đổi cùng Tạp chí Đầu tư Tài chính – VietnamFinance, bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), cho biết thực tế sản xuất của doanh nghiệp phản ánh đơn hàng có trở lại, nhiều ngành hàng có hợp đồng xuất khẩu đến hết quý II song đơn hàng mới có trong ngắn hạn, nửa cuối năm doanh nghiệp phải tiếp tục vận động, tìm kiếm khách hàng.
Bà Thuỷ cho biết, định kỳ 6 tháng sẽ tiến hành khảo sát để nắm bắt thông tin hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp và báo cáo tình hình kèm gửi các tham mưu chính sách lên Thủ tướng Chính phủ. Kết quả khảo sát cuối năm 2023 cho thấy những điểm tích cực tương đối so với hồi giữa năm.
Ví dụ, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tích cực, rất tích cực về kinh tế vĩ mô gấp 2,7 lần so với trước. Các chỉ số, chỉ báo khác như triển vọng tiếp cận vốn, thị trường, hiệu quả hỗ trợ của chính quyền địa phương đều có điểm cao hơn. Tổng thể nhìn lại, thời kỳ khó khăn của doanh nghiệp tuy vẫn đang tiếp diễn nhưng niềm tin đã quay trở lại.
Thời điểm giữa 2023, tâm trạng của các chủ doanh nghiệp sa sút nhiều, bị phân tâm vào những đứt gãy của nền kinh tế, những khủng hoảng trên toàn cầu. Cú sốc lúc đó với họ tương đối đột ngột bởi hầu hết nghĩ sau Covid, những khó khăn nhất đã qua.
Theo bà Thuỷ, doanh nghiệp sau đó đặc biệt tập trung vào mục tiêu tái cấu trúc để tối ưu hoạt động. Họ cũng chú trọng tìm kiếm thị trường mới. Chưa bao giờ câu chuyện về thị trường mới được bàn nhiều đến thế. Hàng loạt cuộc xúc tiến thực chất được mở ra với các đối tác đến từ những thị trường mới như Ấn Độ, Canada, khối Arab, Trung Đông. Nhiều doanh nghiệp nhờ vậy đã bù đắp được sự thiếu hụt do đơn hàng ở thị trường truyền thống giảm.
"Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, thứ tôi nghĩ tới và rất khâm phục các chủ doanh nghiệp là tinh thần bền bỉ, vượt khó. Thời điểm khó khăn nhất, họ tuy dao động, thậm chí sụt giảm về niềm tin, vẫn bảo nhau “phải giữ doanh nghiệp, giữ người lao động, khó mấy rồi cũng có cách nếu bình tĩnh và gắn kết”. Tinh thần đó đã được củng cố dần và giúp nhiều doanh nghiệp bứt phá", bà Thuỷ cho hay.
>>>Xem thêm: Niềm tin trở lại nhưng khó khăn vẫn chưa kết thúc
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.