Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Mới đây, 2 doanh nghiệp sản xuất thép cán nóng (HRC) tại Việt Nam bao gồm Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã gửi hồ sơ đến Cục Phòng vệ thương mại đề nghị khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Nguyên nhân là do sản lượng thép nhập khẩu thép tăng đột biến cũng như giá thép HRC từ Trung Quốc giảm mạnh.
Hoà Phát và Formosa Hà Tĩnh cho rằng việc giá thép nhập khẩu giảm có thể gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Vì vậy, cần áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu.
Phản ứng với thông tin này, tập thể 9 doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam bao gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, Công ty cổ phần Thép TVP, Công ty cổ phần Tôn Đông Á, Công ty cổ phần Thép Nam Kim, Công ty Tôn Phương Nam, Công ty cổ phần Tôn Pomina, Công ty cổ phần Sản xuất Thép Vina One, Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Thép Việt Nhật, và Công ty cổ phần Kim khí Nam Hưng đồng loạt phản đối và đồng thuận gửi Công văn đến Văn phòng Chính phủ; Bộ Công Thương; Cục Phòng vệ thương mại; Hội Nhà báo Việt Nam; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam để trình các lập luận phản biện trước khả năng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu.
Tập thể 9 công ty này khẳng định hoàn toàn không có căn cứ pháp lý để khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, đồng thời bày tỏ mối quan ngại sâu sắc rằng nếu Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra những hậu quả cực kỳ tiêu cực không chỉ đối với ngành thép mà còn đối với toàn nền kinh tế và xã hội.
Về vấn đề này, VietnamFinance, ông Vũ Văn Thanh- Phó Chủ tịch VSA, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, một trong 9 doanh nghiệp phản đối việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu.
- Ông có thể giải thích rõ hơn, vì sao không nên khởi xướng điều tra và áp dụng chống bán phá giá với sản phẩm HRC nhập khẩu?
Nếu chúng ta khởi xướng áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng HRC sẽ có những tác động vô cùng nghiêm trọng đến không chỉ ngành thép mà còn các ngành khác. Đặc biệt, các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ và ống thép Việt Nam sẽ bị tác động tiêu cực ở cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
Cụ thể, đối với thi trường nội địa, hiện nay, Việt Nam vẫn đang nhập khẩu tôn mạ và ống thép từ nước ngoài. Khi áp thuế chống bán phá giá, mặt bằng giá HRC sẽ tăng lên dẫn đến giá của những thành phẩm trên sẽ tăng lên, cùng với đó là giá bán cũng sẽ tăng đồng nghĩa với việc không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Bởi những thành phẩm này được sản xuất ở quốc gia của họ nên không bị áp thuế chống bán phá giá, như vậy là chúng ta thua ngay trên sân nhà.
- Cụ thể, chúng ta sẽ “thua” như thế nào, thưa ông?
Đối với thị trường xuất khẩu, khi áp dụng thuế này, giá thành sản phẩm xuất khẩu sẽ tăng lên rất cao.
Cụ thể, nếu áp thuế, thành phẩm xuất khẩu (thép cuộn HRC - PV) chưa ra khỏi Việt Nam đã phải chịu thuế chống bán phá giá đối với nguyên liệu thép cán nóng là 1 lần, sau đó khi đến với thị trường xuất khẩu ví dụ như Canada thì lại bị thêm 1 lần áp thuế này nữa.
Như vậy, chúng ta phải chịu 2 lần thuế chống bán phá giá, khiến giá thành sản phẩm tăng cao và chúng ta cũng không thể cạnh tranh được với sản phẩm tương tự của các nước khác.
Tựu chung lại, khi áp dụng thuế chống bán phá giá, thị trường nội địa chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà, còn thị trường xuất khẩu chúng ta sẽ mất khách. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tôn mạ và ống thép Việt Nam sẽ không thể tồn tại được, không những vậy còn ảnh hướng tới công ăn việc làm của hàng chục ngàn lao động và hàng trăm ngàn cổ đông đầu tư vào các doanh nghiệp làm ăn, kinh doanh trong lĩnh vực này.
- Như phân tích của ông nói thì việc sử dụng công cụ phòng vệ thương mại không phải lúc nào cũng tốt, và không phải lúc nào cũng nên sử dụng?
Theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam, tổng nhu cầu thép cán nóng của Việt Nam vào khoảng 10-13 triệu tấn/ năm. Hiện tại chỉ có 2 doanh nghiệp Việt sản xuất được thép cán nóng là Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh, tổng công xuất thiết kế của 2 doanh nghiệp này là 8,2 triệu tấn/năm. Nhưng khi họ sản xuất ra họ lại dành 50% cho xuất khẩu và 50% cho thị trường nội địa. Cũng theo báo cáo này, tổng sản lượng thép mà 2 doanh nghiệp này bán cho thị trường nội địa năm 2023 chỉ có 3,4 triệu tấn tương đương 30% nhu cầu của thị trường trong nước. Như vậy, buộc lòng các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ và ống thép phải nhập khẩu từ nước ngoài mới có nguyên liệu sản xuất.
Vấn đề căn bản ở đây là cung không đủ cầu, trong khi đề xuất áp thuế chống bán phá giá để hạn chế hàng nhập khẩu là bất hợp lý.
Về mặt pháp lý, nếu áp thuế chống bán phá giá thì phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện: một là có hành vi bán phá giá, hai là có xảy ra thiệt hại và ba là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại.
Với điều kiện thứ nhất, hiện biên độ phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu chỉ có 1,26%, trong khi quy định trên 2% mới gọi là bán phá giá nên không thỏa mãn.
Với điều kiện thứ hai, khẳng định là 2 doanh nghiệp trên không có thiệt hại gì bởi những lý do sau: đầu tiên là cung không đủ cầu nên giá bán thép cán nóng của họ cho thị trường nội địa luôn luôn cao hơn thép cán nóng nhập khẩu từ 10-20 USD, thậm chí có lúc 40-50 USD; tiếp đó là sản lượng sản xuất, bán hàng của họ luôn tăng trưởng liên tục trong 5 năm gần nhất; và cuối cùng là máy móc của họ chạy “full” công suất.
Như vậy, chỉ trong trường hợp nguồn cung trong nước phải đủ cầu thì mới nghĩ đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá, còn với thực tế cung không đủ cầu như hiện nay, phải nhập khẩu mà lại đề xuất biện pháp hạn chế nhập khẩu thì không hợp lý.
Trân trọng cảm ơn ông!
Giá thép rẻ có lợi cho thị trường, sao phải điều tra chống phá giá? (VNF) - Các doanh nghiệp tôn mạ, ống thép tỏ ra quan ngại về khả năng khởi xướng điều tra CBPG sản phẩm HRC nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực và nghiêm trọng đến toàn ngành thép Việt Nam và cả nền kinh tế nói chung. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.