Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Bộ Công Thương vừa cho công bố báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về những phương án xử lý những tồn tại của Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất (DQS).
Theo báo cáo của Bộ, DQS được thành lập năm 2006 bởi Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), nay là Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC).
Từ ngày 1/7/2010, theo chủ trương tái cơ cấu Vinashin, DQS được chuyển sang cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) quản lý.
Theo báo cáo tài chính, tại thời điểm bàn giao ngày 30/6/2010, DQS có vốn điều lệ hơn 3.758 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 1.235 tỷ đồng và tổng khoản nợ phải trả là 7.440 tỷ đồng, riêng vay ngân hàng là 4.800 tỷ đồng (70% vay bằng ngoại tệ). Với hệ số thanh toán bằng 0,66 Công ty bị xem là mất cân đối về tài chính và không có khả năng thanh toán nợ.
Sau khi được bàn giao, PVN đã rót cho DQS 5.095 tỷ đồng, bao gồm 1.900 tỷ đồng góp vốn điều lệ và 3.104 tỷ đồng để thanh toán nợ. Tuy nhiên sau 6 năm, tình hình DQS vẫn chẳng sáng sủa hơn là bao.
Báo cáo tài chính tại thời điểm 30/6/2016 cho biết vốn điều lệ của DQS là 1.990 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.108 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ phải trả vẫn còn hơn 6.893 tỷ đồng, trong đó vay ngân hàng 1.227 tỷ đồng.
Ngoài ra, công ty còn khoản lỗ luỹ kế hơn 3.674 tỷ đồng, trong đó lỗ phát sinh giai đoạn từ tháng 1/7/2010 đến ngày 30/6/2016 là 2.439 tỷ đồng. Do thị trường khó khăn, dự kiến doanh thu năm 2016 chỉ đạt 413,8 tỷ, lỗ 103,7 tỷ đồng.
Báo cáo của Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ ngày 17/12/2015 còn cho biết DQS đang tồn đọng 3 khoản vay lớn tại các tổ chức tín dụng là Công ty Tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFC) 490 tỷ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Ngãi 528 tỷ và nhà thầu YMC-Transtech 548 tỷ.
Không những thế, đơn vị này còn nợ phí bảo lãnh Chính phủ đối với khoản vay YMC-Transtech 64 tỷ, khoản nợ mà khách nợ đã ngưng hoạt động hoặc nhân viên đã nghỉ việc 7,9 tỷ, khoản chênh lệch tỷ giá tại thời điểm 31/12/2014 âm 47 tỷ vv…
Tại thời điểm 31/10/2016, PVN đã có báo cáo lên Bộ Công Thương đề xuất 3 phương án "trục vớt" con tàu DQS gồm: Tái cơ cấu và tiếp tục duy trì DQS là thành viên của PVN; chuyển giao nguyên trạng DQS về SBIC; hoặc cho phá sản doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cả ba phương án này đều đang gặp phải những vướng mắc rất lớn về thủ tục, lợi ích vốn và không thể thực thi trong một sớm một chiều.
Cụ thể, đối với phương án tái cơ cấu, PVN đánh giá, muốn thực hiện được, DQS cần phải được tiếp tục hỗ trợ xử lý các khoản vay và việc làm để đảm bảo doanh thu tối thiểu và không lỗ. Đồng thời PVN phải cam kết hỗ trợ về đầu vào cho DQS cho đến năm 2025, đảm bảo doanh thu tối thiểu 2.400 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong các năm 2014, 2015 với sự hỗ trợ tối đa của PVN và các đơn vị thành viên, doanh thu của DQS vẫn chỉ loanh quanh ở mức 900 – 1.000 tỷ đồng/năm. Dự báo trong các năm tiếp theo, khối lượng doanh thu sẽ còn giảm xuống do nhu cầu đóng mới phương tiện của PVN giảm mạnh. Do đó, PVN không thể đảm bảo cung cấp khối lượng công việc cho DQS với doanh thu tối thiểu 2.400 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2017 – 2025.
Đối với phương án bàn giao nguyên trạng về SBIC, PVN cho rằng giải pháp này sẽ giúp tận dụng được cơ sở vật chất và thị trường sẵn có của SBIC, duy trì được công ăn việc làm cho hơn 1.200 lao động. DQS sẽ vẫn là đơn vị nằm trong chuỗi giá trị công nghiệp đóng tàu Việt Nam và ngành đóng tàu sẽ được quy về một đầu mối để quản lý, phát triển.
Thế nhưng, điểm mấu chốt của phương án này là PVN phải xử lý tài chính của DQS một cách sạch sẽ trước khi chuyển giao (ví dụ như trả những khoản vay tài chính ở VFC, YMC-Transtech…). Mà việc này, với PVN là một gánh nặng, nhất là trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Ngoài ra tương lai DQS sau chuyển giao có thành công hay không còn phải tùy thuộc vào diễn biến thị trường đóng tàu trong các năm tới.
Còn với phương án phá sản, Bộ Công Thương cho rằng DQS hiện đã lâm vào tình trạng phá sản, việc thực hiện thủ tục phá sản là phù hợp với các quy định và tình hình thực tế. Mặt khác, nếu DQS phá sản, PVN sẽ không còn phải chịu rủi ro cho các hoạt động của đơn vị này trong tương lai.
Tuy nhiên, việc thực hiện phá sản cũng không hề dễ. Tính toán cho thấy, việc bán tài sản DQS (có giá trị kiểm toán 5.518 tỷ đồng) khả năng chỉ thu được 1.800 tỷ đồng, thấp hơn nợ phải trả khoảng 3.700 tỷ đồng.
Do vậy, nếu cho phá sản, khả năng PVN sẽ không thu hồi được khoản tiền đã hỗ trợ DQS trả nợ (khoảng 3.104 tỷ đồng) và phần vốn điều lệ đã góp (1.990 tỷ đồng), chưa kể còn vô số các vướng mắc phát sinh khác.
Thực tế cho thấy, việc phá sản một doanh nghiệp tại Việt Nam cũng không phải cứ quyết là được. Ví dụ nhãn tiền là các doanh nghiệp thuộc Vinashin trước đây đã được phê duyệt phá sản, song cho đến nay vẫn đang vướng mắc hàng loạt thủ tục, không thực hiện phá sản nổi.
Trong 3 phương án được PVN đề xuất như trên, Bộ Công Thương thiên về giải pháp chuyển giao nguyên trạng DQS về SBIC – tức là trả DQS về nơi sản xuất.
Vì thế, trong báo cáo, Bộ đã kiến nghị Chính phủ cho phép nghiên cứu phương án chuyển giao nguyên trạng DQS về SBIC (theo hình thức tăng giảm vốn giữa hai doanh nghiệp Nhà nước). Giao PVN và SBIC đề xuất phương án cụ thể, bao gồm phương pháp chuyển giao, giải pháp xử lý tài chính, cơ chế chính sách đặc thù…
Đồng thời giao các Bộ: Công Thương, Tài chính, Giao thông Vận tải phối hợp, hỗ trợ PVN, SBIC trong quá trình xây dựng phương án, thẩm định trình Thủ tướng xem xét.
Song song với đó là giao Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo SBIC nhanh chóng hoàn thành quyết toán hợp đồng EPC với YMC-Transtech; phối hợp với PVN xử lý dứt điểm việc bàn giao, quyết toán tàu 104.000 tấn theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.