Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 16/2, tại các xã Bình Ba, Nghĩa Thành và Đá Bạc (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) bắt đầu náo loạn khi hàng ngàn người kéo xuống đây mua bán đất suốt ngày đêm.
Ông Long, người dân sống ven Quốc lộ 56 thuộc xã Bình Ba cho biết, trước đây giá đất ở đây chỉ 300 triệu đồng/mét ngang (chạy dài vào trong khoảng 60 m). Sau đó, nhiều người dân ở các tỉnh, thành phố như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… xuống mua, nên giá tăng lên 400 triệu trong vòng 1 ngày, hôm sau lên tới 500 triệu đồng. Thậm chí, đất trồng cây lâu năm hay đất ao cá cũng được mua. Tất cả chỉ cần giấy viết tay, ra phòng công chứng là người mua trả tiền mặt cho chủ đất.
Ông Nguyễn Tá Luân, ngụ quận 2, TP.HCM - một nhà đầu tư thứ cấp xuống đây mua đất - cho biết, ông đã lời được hơn 1 tỷ đồng chỉ trong vòng 1 tuần qua. Với chiêu mua buổi sáng, bán buổi chiều, ông đã có ngay vài chục tới vài trăm triệu đồng.
“Lý do của cơn sốt đất là vì ngày 10/2 xuất hiện một văn bản của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận cho một tập đoàn lớn nghiên cứu làm dự án bất động sản hơn 800 ha tại đây. Ngay lập tức, nhà đầu tư thứ cấp đổ bộ xuống mua đất, đẩy giá lên cao”, ông Luân nói.
Ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản cho thấy, cơn sốt đất tại huyện Châu Đức sau đó lan sang các khu khác, cách xa nơi được cho là dự án của tập đoàn lớn trên. Tuy nhiên, cơn sốt này đang có dấu hiệu hạ nhiệt.
Nhớ lại năm 2015, khi thông tin Quốc hội đồng ý xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, ngay lập tức nơi đây trở thành tâm điểm của cơn sốt đất. Lúc đó, nhà đầu tư đổ bộ về đây mua, đẩy giá từ hơn 2 triệu đồng/m2 lên tới trên 30 triệu đồng/m2 chỉ trong vòng nửa tháng.
Nhà đầu tư thứ cấp mua không cần quan tâm đất đó là đất gì, có thể xây được nhà hay không, cũng không cần sổ đỏ, chỉ cần giấy mua bán viết tay. Các dự án phân lô bán nền tự phát cũng nhanh chóng ra đời. Thế nhưng giờ đây, dự án sân bay vẫn chưa xong khâu đền bù giải phóng mặt bằng, còn giá đất ở đây đã hạ nhiệt và nhiều nhà đầu tư đang bị kẹt hàng.
Hay như năm 2017, thị trường bất động sản quận 9, TP.HCM cũng lên cơn sốt với thông tin Tập đoàn Vingroup xây dựng khu đô thị rộng hơn 300 ha tại đường Nguyễn Xiển, quận 9.
Giá đất tại đây tăng phi mã từ 12 triệu đồng/m2 lên tới hơn 40 triệu đồng/m2. Những ngôi nhà xây dựng không phép, những dự án ma theo đó cũng mọc lên, khiến chính quyền địa phương phải đau đầu xử lý.
Cũng trong tháng 12/2017, sau khi UBND tỉnh Long An phê duyệt chấp thuận dự án đầu tư khu phức hợp đô thị, kết hợp vui chơi giải trí quy mô 900 ha tại xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, ngay lập tức giới đầu cơ đổ về đây, biến huyện Đức Hòa thành điểm nóng bất động sản.
Giá đất ruộng tại đây lúc đó từ mức hơn 1,5 triệu đồng/m2, đã bị đẩy lên tới trên 15 triệu đồng/m2. Tuy nhiên hiện nay, đại dự án 900 ha chưa thấy đâu, còn những mảnh đất được giới đầu cơ mua bán qua tay đều bị bỏ hoang cho cỏ mọc.
Tiếp đó, trong năm 2018, thông tin tái khởi động dự án cầu Cát Lái nối TP.HCM với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) lập tức khiến giá đất tại Nhơn Trạch lên cơn sốt. Giá đất từ 8 triệu đồng/m2, chỉ trong vài ngày đã lên tới trên 20 triệu đồng/m2. Hàng loạt dự án phân lô mọc lên từ những vườn cao su bị chặt hạ. Tuy nhiên, cơn sốt chỉ kéo dài hơn nửa tháng, những dự án phân lô hiện đang để cỏ mọc, khi người mua không thể xây nhà, vì đây là đất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Hoạt, ngụ quận Thủ Đức (TP.HCM) được mệnh danh là người chả có gì ngoài đất, thế nhưng, hiện ông và vợ cùng hai con vẫn đang sống trong căn nhà thuê rộng hơn 10 m2.
Ông Hoạt cho biết, trước đây nhà ông ở đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, năm 2014 ông tham gia đầu tư bất động sản tại một số nơi và trúng lớn. Năm 2015, ông tham gia đầu tư đất tại khu sân bay Long Thành, nhưng do vào sau cùng, nên ông bị mắc kẹt tại đây.
“Khi tôi mua giá đã lên 29 triệu đồng/m2, nhưng chỉ 3 ngày sau, thị trường hết sốt, giá sụt giảm chỉ còn hơn 10 triệu đồng/m2. Hơn nữa, vì là đất nông nghiệp và mua bán bằng giấy viết tay, nên việc bán lại rất khó khăn. Tôi đã rót gần 5 tỷ đồng vào đây, chủ yếu là tiền vay ngân hàng, cầm cố bằng chính căn nhà đang ở. Hậu quả, tôi phải bán nhà để trả nợ và ở nhà thuê, dù đang có rất nhiều đất ở Long Thành”, ông Hoạt nói.
Tương tự, ông Văn Quang Sáu, ngụ quận 2 (TP.HCM) kể, cuối năm 2017, ông thấy mọi người đổ xô xuống Long An mua đất và lời rất nhiều, nên ông cũng vay ngân hàng để đầu tư theo. Lúc đầu, chỉ trong 4 ngày ông lời được hơn 300 triệu đồng. Thấy dễ kiếm tiền quá, ông cầm cố căn nhà đang ở vay thêm ngân hàng và vay thêm nặng lãi bên ngoài được 10 tỷ đồng để mua 1 ha đất ruộng tại ấp mới 2, xã Đức Hòa, tỉnh Long An.
“Ai ngờ, vừa mua đất xong thì thị trường đi xuống, giá khu đất từ 10 tỷ đồng xuống còn 6 tỷ đồng, nhưng bán cũng không ai mua. Kết quả, nhà, xe phải bán để trả nợ, giờ tôi phải ở nhờ nhà con trai”, ông Sáu chua xót.
Trao đổi với phóng viên, một cán bộ của PC46, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, việc sốt đất tại huyện Châu Đức có thể do một người tên K tạo ra. Đây cũng chính là người tạo ra cơn sốt đất tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cuối năm 2017, đầu năm 2018.
“Nhóm này gom đất trước, rồi tung văn bản chấp thuận đầu tư dự án cho tập đoàn lớn của tỉnh ra, sau đó cho người đi mua đất của chính mình để tạo thanh khoản ảo và đẩy giá lên, nhằm lôi kéo các nhà đầu tư khác vào. Khi có nhiều nhà đầu tư nhập cuộc và giá được đẩy lên mức cao như kỳ vọng, họ bán hết ra và rút lui. Các nhà đầu tư đến sau sẽ chịu trận”, cán bộ này cho biết.
Về tình trạng sốt đất tại huyện Châu Đức, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, đã chỉ đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Châu Đức tiến hành điều tra, xác minh các trường hợp phân lô trái phép, rao bán “dự án ma” ở xã Bình Ba, cũng như trên địa bàn huyện Châu Đức.
“Việc người dân ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đến địa phương mua đất làm giá đất tăng cao bất thường. Từ đó, nhiều người đã lập “dự án ma” rồi thuê người phát tờ rơi rao bán nền đất không đúng quy định của pháp luật”, ông Liêm cho hay.
Còn ông Lê Tiến Vũ, Phó tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Cát Tường Group cho rằng, cơn sốt đất được hình thành bởi tổng hòa nhiều điều kiện bất ổn hoặc bất hợp lý kéo dài, chứ không tự nhiên xuất hiện.
Trong thời điểm xảy ra sốt đất, người mua phải quan sát thị trường trên diện rộng để nắm được diễn biến từng thời điểm. Cần tiến hành thẩm định giá bằng nhiều phương pháp trước khi quyết định giao dịch. Không nên mua vào nếu nhận thấy giá bất hợp lý vì khi đó rủi ro rất lớn.
“Các nhà đầu tư phải cân đối dòng tiền, chỉ dùng tiền nhàn rỗi, dài hạn để đầu tư bất động sản, tránh dùng đòn bẩy tài chính cao khi thị trường sốt nóng. Người dân cần phải lưu ý trước một thị trường bất động sản đang bình thường, nhưng bất chợt nóng sốt như tại huyện Châu Đức hiện nay để tránh rủi ro. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng hết sức quan trọng trong đầu tư bất động sản. Tránh hành động theo trực giác, hoặc đầu tư theo đám đông. Phải có chính kiến của mình và vững vàng trong đầu tư”, ông Vũ khuyên.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.