Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thời điểm tháng 10/2022, dư luận bất ngờ trước thông tin Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan cùng cháu gái ruột là bị can Trương Huệ Vân (sinh năm 1988, ở quận 1, TP. HCM) bị bắt. Sau đó, bà Lan bị tạm giam tại Công an tỉnh Hải Dương, còn Trương Huệ Vân bị tạm giam tại Công an tỉnh Bắc Ninh.
Kết quả điều tra thể hiện, bà Trương Mỹ Lan rất tin tưởng cô cháu gái, đã giao cho Vân đứng tên cổ phần, vốn góp, tham gia quản lý, điều hành nhiều công ty khác nhau, có hoạt động kinh doanh thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Vân được đặt ngồi vào vị trí Tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật Công ty cổ phần Đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Công ty cổ phần Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Eurasia Concept và điều hành hoạt động Công ty cổ phần Lavifood, Công ty Tanifood, Công ty cổ phần Sài Gòn Galleria.
Năm 2021, bà Trương Mỹ Lan mua lại Công ty cổ phần Lavifood từ ông Lê Thành để đưa vào vận hành, hoạt động trong lĩnh vực chế biến sản phẩm nông nghiệp và giao cho cháu gái quản lý, điều hành thông qua ông Nguyễn Phi Long, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lavifood (được cho đứng tên sở hữu 31% cổ phần), cùng với Võ Hồng Khanh (được cho đứng tên sở hữu 34%), Hồ Xuân Dũng (được cho đứng tên sở hữu 35%).
Quá trình hoạt động, bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo Trương Mỹ Vân sử dụng pháp nhân Công ty cổ phần Lavifood vay vốn ngân hàng SCB để phục vụ mục đích kinh doanh và trả nợ vay tại các ngân hàng khác.
Ngoài ra, bà Lan còn thống nhất, chỉ đạo Vân cho thành lập “công ty ma” để lấy phương án kinh doanh mua bán nông sản với Công ty cổ phần Lavifood nhằm lập hồ sơ vay vốn khống, tạo lập khoản vay, rút tiền từ SCB để sử dụng cho các mục đích của bà Lan và Vân.
Quá trình điều hành Công ty cổ phần Sài Gòn Galleria, Công ty cổ phần Eurasia Concept, cháu gái bà Trương Mỹ Lan còn chỉ đạo nhân viên cấp dưới là Trần Minh Xuyên và Hạ Đình Hân (nhân viên kế toán của 2 công ty) phối hợp với SCB lập hồ sơ vay vốn tại SCB.
Việc này nhằm lấy tiền chi cho các hoạt động của các công ty này, nhưng khi cần trả nợ thì không sử dụng nguồn tiền từ hoạt động kinh doanh, mà lấy tiền từ các khoản vay của các công ty, cá nhân khác được tạo lập khống tại ngân hàng SCB để trả nợ chính SCB.
Kết quả điều tra cho thấy, từ năm 2020, Trương Huệ Vân đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới thành lập, sử dụng 52 “công ty ma” và 4 công ty có hoạt động thật (50 khoản vay), tạo lập 155 khoản vay khống để rút tiền khỏi NH SCB.
Tính đến ngày 17/10/2022, 155 khoản vay này còn dư nợ hơn 2.834 tỷ đồng.
Căn cứ kết quả xác minh tại SCB, kết quả ghi lời khai của các bị can và người liên quan, cùng tài liệu, dữ liệu thu thập được và lời khai nhận của Trương Huệ Vân, CQĐT cho rằng, đủ căn cứ xác định: Bị can Trương Huệ Vân đã thực hiện hành vi giúp sức, đồng phạm với bà Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi tham ô tài sản, liên đới chiếm đoạt số tiền hơn 1.088 tỷ đồng.
Trong đó dư nợ gốc từ ngày 9/11/2020 đến ngày 7/10/2022 là hơn 2.809 tỷ đồng. Giá trị tài sản đảm bảo do đơn vị thẩm định giá tại thời điểm ngày 30/9/2022 được SCB chấp nhận có đủ pháp lý dự phòng rủi ro là hơn 1.720 tỷ đồng.
Như vậy, xác định thiệt hại số nợ lãi phát sinh là hơn 25.263 tỷ đồng.
Bị can Trương Huệ Vân được CQĐT đánh giá đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với CQĐT trong quá trình giải quyết vụ án. Bị can nhận thức rõ hành vi phạm tội, đã tự nguyện, phối hợp với gia đình nộp tiền khắc phục hậu quả của vụ án nên CQĐT đề nghị xem xét cho bị can khi lượng hình.
Theo lời khai của Trương Huệ Vân, quá trình điều hành hoạt động các công ty, từ năm 2021, Vân được bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo thành lập các pháp nhân mới, sử dụng phương án kinh doanh liên quan đến hoạt động của Công ty cổ phần Lavifood (phương án khống về mua bán nông sản) để phối hợp với ngân hàng SCB lập hồ sơ vay vốn nhằm lấy tiền sử dụng vào các mục đích khác nhau của bà Lan và của chính Vân.
Thực hiện chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân chỉ đạo người khác lập 52 pháp nhân mới và phối hợp với nhân viên SCB để lập hồ sơ vay vốn.
Ngoài ra Huệ Vân còn chỉ đạo nhân viên tại 4 công ty phối hợp với SCB lập hồ sơ vay vốn để sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Do hoạt động kinh doanh của các công ty trên thua lỗ nên Trương Huệ Vân dùng tiền từ các khoản vay khác của các pháp nhân, cá nhân khác tại SCB để trả nợ cho các khoản vay này.
Ban Kiểm soát SCB bị vô hiệu hóa
Ông Lưu Quốc Thắng, nguyên Trưởng Ban Kiểm soát SCB khai, dù quy định thì Ban Kiểm soát SCB có chức năng rất lớn, có quyền kiểm tra toàn bộ hoạt động của ngân hàng SCB.
Nhưng thực tế, hoạt động của Ban Kiểm soát đối với các hoạt động nói chung và hoạt động cấp tín dụng của SCB luôn bị cản trở, không được các đơn vị liên quan tại ngân hàng phối hợp, nên cho dù có nằm trong kế hoạch, thực tế kiểm tra thì cũng chỉ là hình thức, không kiểm tra được nội dung cụ thể để có điều kiện phát hiện, ngăn chặn, kiến nghị theo chức năng của Ban Kiểm soát.
Trong thời gian ông Thắng giữ vai trò Trưởng Ban Kiểm soát ngân hàng SCB từ ngày 17/4/2019 - 7/7/2022, ngân hàng SCB đã phát sinh 438 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát vay 652 khoản. Vạn Thịnh Phát còn dư nợ hơn 438.458 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.