'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong số các nhà đầu tư ngoại tham gia lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam, các tập đoàn Thái Lan là bên hứng thú hơn cả. Trong đó, Tập đoàn Super Energy Corporation (SEC) là cái tên đầu bảng, với danh mục 10 dự án cả điện mặt trời và điện gió có tổng công suất 287MW, 9 trong số đó mua lại từ các nhà đầu tư trong nước. SEC cũng từng đạt thoả thuận mua lại 4 dự án điện mặt trời Lộc Ninh (Bình Phước) với tổng công suất 750MW của Tập đoàn Hưng Hải.
Ngoài ra, còn phải kể đến Eastern Power Group, Gulf Energy Development, B.Grimm Power, Sermsang International cũng đã chi nhiều trăm triệu USD để mua lại hàng chục dự án điện tái tạo ở Việt Nam.
Các nhà đầu tư đến từ Đông Á cũng dành nhiều chú ý với thị trường Việt Nam. Ngày 14/5 vừa qua, CTCP Điện gió Trung Nam đã bán 35,1% cổ phần cho Hitachi Sustainable Energy, thành viên của Tập đoàn Hitachi. Cũng tới từ Nhật Bản, Renova Inc đã mua lại 40% cổ phần trong bộ đôi nhà máy điện gió Phong Nguyên và Phong Huy ở Quảng Trị từ CTCP Xây lắp Điện I.
Tại Khánh Hoà, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành đã bán 70% cổ phần trong bộ đôi dự án điện mặt trời KN Cam Lâm và Cam Lâm BN cho Hanwha Energy Corporation Singapore Pte Ltd - thành viên của Hanwha Group đến từ Hàn Quốc.
Dù kín tiếng hơn, song một số nhà đầu tư Trung Quốc cũng đã tích cực M&A dự án điện tái tạo trong nước. Vina Solar Technology, bên cạnh vai trò doanh nghiệp FDI hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất tấm pin mặt trời, năm 2019 đã mua lại dự án điện mặt trời VSP Bình Thuận 2. Cũng trong năm 2019, Reonyuan Power Singapore - công ty con của Ningbo Boway Alloy Material - một tập đoàn Trung Quốc hoạt động trong lĩnh vực vật liệu hợp kim đã mua lại dự án điện mặt trời HCG Tây Ninh công suất 100MW.
Hiện tượng nhiều doanh nghiệp nội xin dự án rồi bán lại cho nhà đầu tư nước ngoài dẫn tới không ít lo ngại về vấn nạn “xin - cho”, trục lợi chính sách, thậm chí ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng. Giữa năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có 2 văn bản đề nghị làm rõ vấn đề “xin - cho dự án NLTT” do Tạp chí Nhà Đầu tư đề cập, và về việc tập đoàn Hưng Hải bán cụm dự án điện mặt trời Lộc Ninh cho nhà đầu tư Thái Lan.
Bộ Công Thương sau đó khẳng định việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án năng lượng tái tạo là hoạt động bình thường trong cơ chế thị trường và được quy định trong Luật Đầu tư. Cơ quan này nhấn mạnh việc nhà đầu tư nước ngoài thông qua các nhà đầu tư trong nước để tham gia các dự án là tín hiệu tốt trong việc thu hút đầu tư đối với ngành điện.
Giải thích lý do các tập đoàn năng lượng lớn trên thế giới ít khi trực tiếp đi phát triển dự án, Bộ Công Thương cho hay đây là cách để các tập đoàn nước ngoài tránh, giảm các rủi ro, thời gian và chi phí ở giai đoạn phát triển dự án như đền bù giải phóng mặt bằng, xin phê duyệt của chính quyền, đối tác địa phương, trung ương. Trong khi đó, đây lại là thế mạnh của các nhà đầu tư trong nước. Việc kết hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho dự án và cho nhà đầu tư.
Theo dự thảo Đề án Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công Thương hoàn chỉnh, giai đoạn 2021-2045 cần khoảng 3 triệu tỷ đồng đầu tư cho năng lượng tái tạo, tương đương 130 tỷ USD, hay bình quân 5,2 tỷ USD mỗi năm.
Đây là nguồn vốn rất lớn. Bên cạnh nguồn nội lực của doanh nghiệp và vốn tín dụng của ngân hàng trong nước, thì việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài là rất cần thiết. Tuy nhiên, cần chọn lọc nhà đầu tư có năng lực (cả trong và ngoài nước), song song với đó là cần cân nhắc về tác động an ninh quốc phòng đối với vị trí, cũng như việc chuyển nhượng dự án.
Loại bỏ cơ chế xin - cho, chọn lọc các nhà đầu tư lành mạnh sẽ giúp cắt giảm chi phí trung gian, bớt đi gánh nặng bao tiêu cho EVN; thứ hai, bản chất nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, nên miễn ai mua giá cao là họ bán, không quan trọng bên mua đến từ đâu, dẫn đến nguy cơ đối với an ninh quốc gia, gồm an ninh năng lượng, an ninh môi trường và an ninh quốc phòng.
Về an ninh năng lượng, trên thực tế, với mục tiêu đảm bảo đủ nguồn phát, Việt Nam trước nay luôn mở cửa chào đón nhà đầu tư ngoại. Bởi vậy không có quy định về hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong bối cảnh nhu cầu về năng lượng của Việt Nam ở trung và dài hạn tiếp tục tăng cao, việc cân đối, tránh để một quốc gia khác nắm thị phần quá lớn trong lĩnh vực năng lượng là vấn đề cần đặt ra.
Đối với an ninh quốc phòng, các dự án năng lượng tái tạo sử dụng diện tích đất/biển rất lớn, từ vài chục đến hàng nghìn, thậm chí nhiều chục nghìn ha. Có những dự án được lập ở vùng nhạy cảm như biên giới, cửa biển và cấp đất/biển trong suốt hàng chục năm trời rõ ràng là nguy cơ đối với an ninh quốc phòng. Trong khi đó, việc cấp phép dự án dễ dãi và chưa có các điều kiện hạn chế chuyển nhượng dự án/ cổ phần dự án ở các địa phương nhạy cảm rõ ràng là lỗ hổng cần vá sớm nhất có thể.
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), các quốc gia trên thế giới ngày càng gắn liền phát triển năng lượng với an ninh quốc phòng. Việt Nam cũng phải tỉnh táo trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư. Các dự án phải tuân theo tiêu chí an ninh quốc phòng của từng địa phương.
“Trước đây, Ban Bí thư đã có chỉ thị rất rõ ràng về nơi nào được đưa nhà đầu tư nước ngoài đến, nơi nào bị cấm. Nay cũng phải như vậy. Cần định danh cụ thể, làm rõ dự án nào thì người nước ngoài được tham gia và nắm bao nhiêu phần trăm, dự án nào cần đảm bảo quyền kiểm soát của Việt Nam. Việc núp bóng nước ngoài là vấn đề hiện hữu, nhức nhối. Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu làm quyết liệt, chúng ta hoàn toàn làm được để đảm bảo an ninh quốc phòng”, GS.TSKH Nguyễn Mại bày tỏ quan điểm.
Ông nhấn mạnh thêm rằng, các quy định này cần được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật cấp Nghị định, căn cứ trên các luật hiện hành. Nghị định này không sợ vi phạm cam kết WTO hay các FTA, nếu được xây dựng công khai, minh bạch sẽ là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước, hạn chế tối đa tình trạng xin cho, thiếu kiểm soát chất lượng nhà đầu tư như hiện nay.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.