'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Thống kê của Bộ Công thương, trong năm 2020 có khoảng 8.473 MW điện mặt trời quy mô lớn được lắp đặt. Tuy nhiên, con số này chưa tính tới khoảng 5.300 MWp (tương đương khoảng 4.400 MW) điện mặt trời áp mái cũng đã được lắp đặt và hòa lưới tới thời điểm sáng ngày 28/12/2020.
Thực trạng chạy đua để được hưởng giá bán điện cố định (FIT) tại các dự án điện mặt trời lớn và điện mặt trời áp mái trước thời điểm 1/1/2021 đã làm tăng nhiệt đầu tư vào dạng năng lượng này trong những tháng cuối cùng của năm 2020.
Dự báo của ngành điện ở thời điểm ngày 28/12, công suất điện mặt trời nối lưới của cả nước vào thời khắc trước khi bước sang ngày 1/1/2021 có thể đạt gần 14.000 MW.
Như vậy, từ chỗ chỉ có 5 MW điện mặt trời, trong đó duy nhất có 1 MW điện mặt trời nối lưới vào thời điểm trước tháng 4/2017 (thời điểm ban hành Quyết định 11/2017/QĐ-TTg) như nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Chương trình năng lượng EU - Việt Nam, tốc độ tăng trưởng điện mặt trời ở Việt Nam trong chưa đến 3 năm qua trên thực tế là gần 14.000 lần.
Đây cũng là thực tế không nơi nào trên thế giới sánh kịp.
Theo số liệu của EVN, tính tới ngày 28/12/2020, có 86.003 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt với công suất là 5.289 MWp (tương đương 4.400 MW). Tuy nhiên, đăng ký được thống kê tại các tổng công ty điện lực cho thấy, công suất điện mặt trời mái nhà vào thời điểm 31/12/2020 có thể đạt khoảng 8.000 MWp (tương đương 6.600 MW). |
Đòn bẩy cho việc tăng trưởng thần tốc về điện mặt trời này không có gì khác ngoài giá mua điện hấp dẫn so với suất đầu tư ban đầu và việc dễ dàng được bổ sung dự án vào quy hoạch điện hiện hành.
Với mức giá mua điện mặt trời là 9,35 UScent/kWh theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg (gọi là giá FIT1), đã có sự đổ bộ của các nhà đầu tư vào làm điện mặt trời trang trại lớn. Nếu tính tới hết ngày 30/6/2019, ngày kết thúc hưởng giá FIT1, cả nước đã có gần 4.900 MW điện mặt trời hòa lưới.
Sau sự bùng nổ của điện mặt trời quy mô trang trại lớn là sự bùng nổ của các hệ thống điện mặt trời áp mái nhà. Tới ngày 28/12/2020, cả nước đã có 86.003 hệ thống điện mặt trời áp mái nhà với tổng công suất lắp đặt 5.289 MWp (tương đương 4.400 MW).
Tuy nhiên, ghi nhận của ngành điện cho thấy, lượng công suất điện mặt trời mái nhà đăng ký hòa lưới tới hết ngày 31/12/2020 có thể đạt 8.000 MWp, tương đương hơn 6.500 MW.
Cũng ở thời điểm cuối năm 2020, thống kê của Bộ Công thương cho thấy, còn 5.146 MW điện mặt trời đã và đang trình bổ sung tiếp vào quy hoạch điện.
Trong số này có 8 dự án đã được bổ sung quy hoạch trước ngày 1/1/2019 với tổng công suất 600 MW, nhưng không được áp dụng cơ chế giá FIT theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg (thường gọi là FIT2).
Ngoài ra, còn có 26 dự án khác với tổng quy mô công suất khoảng 1.614 MW được đồng ý bổ sung quy hoạch điện theo văn bản 1632/TTg-CN (ngày 20/11/2020); dự án điện mặt trời Dầu Tiếng 5 công suất 450 MW được điều chỉnh quy hoạch tại Văn bản 1608/TTg-CN (ngày 18/11/2020); cụm dự án điện mặt trời Thiên Tân gồm 3 nhà máy tổng công suất 250 MW được đồng ý bổ sung quy hoạch đấu nối tại Văn bản 1489/TTg-CN (ngày 27/10/2020) để thực hiện cơ chế đấu thầu.
Bên cạnh các dự án đã nằm trong quy hoạch, Bộ Công thương cũng đã trình bổ sung quy hoạch thêm 5 dự án điện mặt trời nổi với công suất 2.282 MW.
Điều đáng nói là, dù có tới xấp xỉ 12.000 MW điện mặt trời các loại đi vào vận hành thương mại và hơn 5.000 MW điện mặt trời khác đang nhấp nhổm chờ triển khai, nhưng yêu cầu về Quy hoạch Phát triển điện mặt trời quốc gia được đặt ra tại Quyết định 11/2020/QĐ-TTg vẫn không hề có và hiện nhiệm vụ này được phó thác cho Quy hoạch điện VIII đang được xây dựng để trình phê duyệt, làm cơ sở thực hiện cho giai đoạn 2021 - 2030.
Trước đó, Quy hoạch Phát triển điện VII hiệu chỉnh chỉ đặt mục tiêu 850 MW công suất lắp đặt với điện mặt trời vào năm 2020; khoảng 4.000 MW vào năm 2025 và khoảng 12.000 MW năm 2030.
So với tổng công suất nguồn của toàn hệ thống có thể đạt mức 66.000 MW trong năm 2020, tỷ trọng điện mặt trời trong hệ thống đã vượt ngưỡng 20%.
Sự bùng nổ quá nhanh của điện mặt trời các loại, trong khi không đầu tư hệ thống pin lưu trữ đã khiến hệ thống điện bắt đầu gặp những thách thức trong vận hành, đặc biệt là vào giai đoạn nhu cầu tiêu thụ điện giảm sút do tác động của Covid-19 như hiện nay.
Thống kê được công khai trên website của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) thời gian gần đây cho thấy, vào các ngày làm việc trong tuần, tiêu thụ điện ở cao điểm sáng (9 - 11 giờ) lẫn ở thời gian năng lượng mặt trời có bức xạ tốt nhất (10 - 13 giờ hàng ngày) là không cao, chỉ quanh mức công suất 30.000 MW.
Như vậy, nếu so nhu cầu 30.000 MW với tổng công suất đặt của hệ thống đã lên tới khoảng 66.000 MW sẽ thấy rõ một lượng lớn các nhà máy điện, kể cả điện mặt trời lẫn nhiều nguồn điện khác sẽ phải chịu cảnh cắt giảm phát điện.
Việc cắt giảm còn diễn ra trầm trọng hơn vào các ngày cuối tuần. Đơn cử, chủ nhật cuối cùng của năm 2020 (ngày 27/12/2020), nhu cầu phụ tải lúc 13 giờ chỉ là 20.565 MW, khiến rất nhiều nhà máy dù sẵn sàng phát điện, nhưng không được huy động.
Cụ thể, đã có khoảng 3.000 MW điện mặt trời bị cắt giảm trong ngày 27/12. Trước đó, ngày 26/12, cũng đã có 2.000 MW điện mặt trời bị cắt giảm.
Với thực tế được ưu tiên mua do là nguồn năng lượng tái tạo, nhưng với mức giá bán điện cao (đa phần ở mức 9,35 UScent/kWh với điện mặt trời trang trại lớn và 8,38 UScent/kWh với điện mặt trời áp mái nhà), cũng như tính chất không ổn định của điện mặt trời trong đảm bảo vận hành an toàn của hệ thống, nên tỷ trọng năng lượng tái tạo nói chung, trong đó có điện mặt trời, được các chuyên gia vận hành khuyến nghị chỉ nên ở mức 20% của hệ thống.
Cũng khác với việc cắt giảm công suất được cảnh báo từ cách đây 2 năm do lưới truyền tải không kịp phát triển với sự bùng nổ của các dự án điện mặt trời lớn, việc cắt giảm điện của các nhà máy điện mặt trời hiện nay đến từ nguyên nhân thừa điện và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hệ thống điện mặt trời mái nhà được phát triển rầm rộ gần đây.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mới đây đã yêu cầu các công ty điện lực dừng tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu về đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện từ các hệ thống điện mặt trời mái nhà phát triển sau ngày 31/12/2020 cho đến khi có hướng dẫn mới của cơ quan có thẩm quyền.
Nguyên nhân là, Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam sẽ hết hiệu lực sau ngày 31/12/2020 và đến nay chưa có quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ cũng như hướng dẫn thực hiện tiếp theo của Bộ Công thương.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cũng cho hay, cơ quan này đang phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu các mô hình, quy mô và giá mua bán điện tương ứng cho từng loại hình điện mặt trời mái nhà và dự kiến trong quý I/2021 sẽ báo cáo Bộ Công thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích điện mặt trời mái nhà cho giai đoạn tiếp theo.
Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo Bộ Công thương cho hay, sẽ sớm xây dựng cơ chế đấu thầu, đấu giá chọn nhà phát triển dự án với các dự án điện mặt trời quy mô lớn. Đối với điện mặt trời mái nhà, việc đưa ra giá mua cố định nhận được sự ủng hộ nhiều, nhưng sẽ có các quy trình chặt chẽ hơn trong đấu nối, để đảm bảo hệ thống điện hạ áp không gặp các vấn đề kỹ thuật trong quá trình tiếp nhận nguồn điện này lên lưới.
Thực tế chưa có giá mua điện mặt trời cho các loại hình sau ngày 31/12/2020 cũng đang khiến cơn sốt điện mặt trời bỏng rãy trong hơn 2 năm qua tạm thời hạ nhiệt.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.