Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Còn một tháng rưỡi nữa mới đến Tết Trung thu nhưng thị trường bánh trung thu năm 2023 đã bắt đầu rục rịch. Trên quầy kệ tại các siêu thị, trung tâm thương mại hay các cửa hàng đã bày bán đủ các loại bánh nướng, bánh dẻo từ bình dân đến cao cấp.
Bất chấp những khó khăn từ thị trường, nhiều doanh nghiệp ngành bánh vẫn tăng sản lượng bánh trung thu cũng như nâng cấp chất lượng, mẫu mã. Ngoài các dòng bánh trung thu truyền thống, năm nay các doanh nghiệp còn 'trình làng' các dòng bánh 'nâng cấp' khác.
Hãng bánh trung thu Kinh Đô vừa cho ra mắt dãy danh mục sản phẩm 70 hương vị, 25 mẫu thiết kế. Mức giá cao nhất lên đến 5 triệu đồng. Để kích cầu sức mua, đơn vị này cũng có thêm các chương trình ưu đãi đặt hàng sớm, chiết khấu lên đến 30%...
Thông tin với báo chí, ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Tập đoàn KIDO cho rằng đơn vị này đặt mục tiêu mang đến 450 tấn bánh trong mùa trung thu 2023, tăng 50% so với 2022.
Đại diện truyền thông Công ty CP Bibica cũng cho hay, mùa trung thu năm 2023, do giá nguyên liệu đầu vào có sự gia tăng như bột mì tăng 33%, hộp giấy tăng 11%..., nên giá bánh cũng được công ty điều chỉnh tăng nhẹ từ 5 - 10% tùy vào từng chủng loại bánh so với giá bán năm ngoái. Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng Bibica tăng 20% sản lượng bánh so với năm 2022, với 600 tấn bánh các loại. Giá bánh dao động từ 44.000 - 140.000 đồng/cái cho dòng phổ thông, dòng cao cấp; hộp bánh cao cấp có giá từ 300.000 - 2.600.000 đồng/hộp.
Năm nay, hầu hết các nhãn hàng bánh trung thu đều tăng giá so với mùa bánh năm trước. Cụ thể, với nhãn hàng Kinh Đô, bánh nướng gà quay sốt XO 4 trứng (800gr) tăng từ 390.000 đồng/cái lên 410.000 đồng; loại 2 trứng tăng từ 137.000 đồng lên 139.000 đồng/cái; jampon xá xíu từ 122.000 đồng tăng lên 124.000 đồng/cái...
Ở dòng bình dân, giá bánh dao động từ 250.000-600.000 đồng/hộp tuỳ loại nhân và tuỳ thương hiệu. Ở phân khúc cao cấp, bánh trung thu có giá từ 1-5 triệu đồng/hộp. Với giá bánh lẻ, giá dao động trong khoảng 30.000-200.000 đồng/bánh tuỳ loại và tuỳ thương hiệu.
Việc bánh Trung thu tăng giá, đồng thời còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Trung thu nên sức tiêu thụ mặt hàng này khá trầm lắng. Chị Minh Thu, chủ một đại lý kinh doanh bánh kẹo trên phố Tôn Đức Thắng (Đống Đa) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, lượng tiêu thụ chỉ bằng 50% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do trước Rằm tháng 7 không phải là mùa cao điểm tiêu thụ bánh Trung thu. Đặc biệt, thu nhập của người dân giảm sút nên các gia đình có xu hướng giảm chi phí những mặt hàng không phải là đồ tiêu dùng thiết yếu như bánh Trung thu.
“Dự kiến phải sau rằm tháng 7 âm lịch, sức tiêu thụ mặt hàng nay mới tăng cao, lúc đó, không chỉ các doanh nghiệp mà nhiều người cũng có nhu cầu mua ăn và làm quà biếu tặng”- chị Thu dự báo.
Như mọi năm, vào những ngày này đã xuất hiện nhiều ki-ốt bán bánh trung thu trên một số tuyến phố trên địa bàn Hà Nội như Bà Triệu, Phạm Ngọc Thạch, Phan Đình Phùng (Ba Đình), Thụy Khuê (Tây Hồ), Trần Thái Tông (Cầu Giấy)…
Theo quan sát PV VietnamFinance, những ngày đầu mùa, lượng khách mua bánh khá thưa vắng. Tại tuyến đường Phạm Ngọc Thạch những ngày qua, hàng chục ki-ốt đã thắp đèn sáng để trưng bày đủ các loại bánh trung thu chay mặn. Tuy nhiên, so với những năm trước, năm nay không khí trầm lắng hơn. Nhân viên bán bánh hàng cho biết, dù đã mở quầy sạp gần một tuần qua nhưng khách đến tìm hiểu, dò giá là chính.
"Cơ sở chỉ dám nhập hàng cầm chừng, vừa phải, mỗi dòng bánh chỉ nhập khoảng 20 cái. Hết thì nhập thêm chứ không dám trữ hàng vì sợ ôm lỗ. Sức mua hiện vẫn là ẩn số. Chưa kể giá cả bánh tăng cao cũng ảnh hưởng đến sức mua của người dân nên lượng bánh tiêu thụ chắc chắn sẽ không bằng so với các năm trước." người bán cũng chia sẻ thêm.
Theo chị Trần Mai An - nhân viên ngành hàng bánh, kẹo, mứt ở phố Hàng Đường, thời điểm này, khách chưa đặt mua nhiều nên tiểu thương nhập hàng nhỏ giọt chứ không dự trữ. Sức tiêu thụ nguyên liệu làm bánh trung thu năm nay giảm khoảng 50% so với trước.
Chị Lê Thị Hà, khách mua hàng tại siêu thị nói: "Như mọi năm, gia đình tôi chỉ mua bánh trung thu để đi biếu, đến sát ngày, gia đình tôi mới chọn mua. Tuy nhiên, với gia đình tôi, bánh trung thu bây giờ chỉ mang tính tượng trưng ngày lễ và thưởng thức chứ nhu cầu ăn bánh trung thu cũng hạn chế vì nó rất ngọt mà nhiều calories."
Chị Nghiêm Thị Loan cho hay: “Gia đình mình thường chọn mua bánh trung thu handmade (tự làm) của người quen thay vì mua bánh tại các cửa hàng. Gia đình mình rất quan tâm đến vấn đề chất lượng, mình cảm thấy bánh Trung thu tự làm sẽ đảm bảo chất lượng hơn so với sản xuất hàng loạt và mình cũng có thể yêu cầu gia giảm thành phần theo ý muốn cá nhân”.
Còn chị Nguyễn Minh Anh quan điểm, năm nay nhiều hãng tung ra các dòng bánh mới, rất hấp dẫn. Gia đình chị rất thích bánh trung thu nên đã mua về thử và sẽ tiếp tục ủng hộ.
Ngoài kênh bán hàng truyền thống, các sàn thương mại điện tử cũng bắt đầu mở bán bánh trung thu. Khảo sát trên các sàn thương mại cho thấy, sản phẩm bánh trung thu hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ chủng loại và thương hiệu được rao bán la liệt cả tháng nay. Các nhãn hàng đang có xu hướng sử dụng những nền tảng thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee...
Đại diện một sàn thương mại điện tử cho biết, mùa bánh trung thu đã khởi động cả tháng nay, các sàn cũng có những ưu đãi hỗ trợ khách hàng như: miễn phí vận chuyển, tặng các voucher khuyến mãi... nhưng do mới đầu mùa, còn xa mới đến Trung thu nên lượng khách mua được đánh giá là còn 'nhỏ giọt'.
Trải qua giai đoạn thăng trầm của dịch COVID-19, năm nay mùa bánh Trung thu 2023 kỳ vọng sức mua tăng cao hơn bởi đời sống người dân đã dần trở lại bình thường mới. Ngoài mẫu mã bắt mắt, đa dạng chủng loại, thì năm nay thị trường bánh Trung thu 2023 được khởi động khá sớm, thời gian bán buôn kéo dài hơn sẽ giúp các đơn vị sản xuất, kinh doanh tăng doanh số hơn là chỉ tập trung vào thời gian cao điểm là cận dịp Rằm tháng 8 Âm lịch.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.