'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc đang lan rộng ra khắp nước Mỹ bất chấp tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Nhiều người lo ngại các cuộc biểu tình này có thể tạo ra những ca siêu lây nhiễm chưa từng có.
Theo New York Times, hậu quả nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19 cộng với phong trào biểu tình những ngày qua đã biến Mỹ thành "thùng thuốc súng".
Cái chết của một người Mỹ gốc Phi tại thành phố Minneapolis ngày 25/5 đã khiến cả nước Mỹ chấn động, gây ra làn sóng phẫn nộ chống lại nạn phân biệt chủng tộc.
Nạn nhân là một người đàn ông da màu có tên George Floyd (46 tuổi), từng có tiền án 5 năm tù. Floyd chống đối cảnh sát khi bị bắt giữ vì nghi vấn tiêu tiền giả.
Floyd đã tử vong sau khi bị một cảnh sát da trắng có tên Derek Chauvin đè đầu gối vào cổ trong gần 9 phút dù ông liên tục cầu xin và nói “tôi không thể thở”.
Hiện Chauvin bị truy tố tội giết người cấp độ ba, trong khi ba cảnh sát liên quan cũng bị điều tra và có khả năng bị truy tố.
Các cuộc biểu tình "tôi không thể thở" đã bùng lên tại ít nhất 140 thành phố trên toàn nước Mỹ đi kèm là hàng loạt vụ bạo động, cướp phá.
Bất chấp lệnh giới nghiêm và phớt lờ luôn nỗi lo dịch bệnh, người biểu tình vẫn ồ ạt đổ ra đường trong 8 ngày liên tiếp.
Hàng trăm người đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng để phản đối chính quyền Mỹ và ủng hộ đòi công lý cho George Floyd. Người biểu tình hò hét, đập phá và đốt lửa, buộc cảnh sát phải dùng tới lựu đạn gây choáng và hơi cay để giải tán đám đông.
Lực lượng vệ binh quốc gia đã phải huy động hơn 5.000 người tại ít nhất 21 bang và thủ đô Washington để bảo đảm an ninh cho tới khi bạo lực được dập tắt.
Cảnh sát Mỹ đã bắt giữ hàng trăm người trong các cuộc biểu tình, dù vậy các cuộc biểu tình chưa có dấu hiệu lắng dịu và đang có xu hướng lan sang các nước châu Âu.
Tuy nhiên, tại một số nơi, cảnh sát cũng đồng hành với người biểu tình. Tại bang Florida, một số sĩ quan cảnh sát từ nhiều đơn vị khác nhau ngày 30/5 đã quỳ gối cùng người biểu tình để cầu nguyện trước tòa thị chính Coral Gables.
Ít nhất 40 thành phố tại Mỹ đã áp lệnh giới nghiêm nhằm đối phó với các cuộc biểu tình liên quan tới vụ việc của George Floyd.
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 2/6 thông báo đã điều động khoảng 1.600 quân nhân thuộc lực lượng lục quân tới vùng thủ đô Washington D.C để giữ trật tự sau nhiều đêm xảy ra biểu tình bạo lực ở đây.
Vụ George Floyd được xem là giọt nước tràn ly bởi tình trạng người gốc Phi bị kỳ thị, nhất là bị cảnh sát kỳ thị, không phải là điều hy hữu ở Mỹ.
Trước Minneapolis, Detroit (1967), Los Angeles (1992) và Ferguson, Missouri (2014) đều từng là "chiến địa" biểu tình và bạo loạn về căng thẳng sắc tộc, một chủ đề mà đến nay vẫn còn nhức nhối.
Trong đó, nhiều chuyên gia đã chỉ ra những nét tương đồng của đợt bất ổn này với các cuộc bạo loạn mùa hè năm 1967.
53 năm trước, cảnh sát Detroit bất ngờ tiến hành một cuộc đột kích nhằm vào một quán bar trong khu phố chủ yếu là người da đen sinh sống.
Cuộc tấn công trên vô tình mở đầu cho một cuộc đụng độ sắc tộc kéo dài nhiều ngày đêm tại đây.
Hàng ngàn người đã tràn ra đường từ các tòa nhà, ném đá và chai lọ vào cảnh sát. Tiếp đó là cướp bóc, thậm chí phóng hỏa.
Bạo loạn tiếp diễn suốt cả tuần, quân đội Mỹ và Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được gọi đến để dập tắt những vụ bạo lực tồi tệ nhất.
Đụng độ sắc tộc tại Detriot tháng 7/1967 được ghi nhận là một trong những chương ảm đạm nhất của lịch sử nước Mỹ.
Bạo lực, cướp bóc và đốt phá lan rộng khắp thành phố đã khiến 43 người thiệt mạng, 1.189 người bị thương và 7.000 người bị bắt. Cuộc bạo động sau đó còn lan rộng ra các bang Illinois, Bắc Carolina, Tennessee và Maryland.
Xem thêm >> Bất chấp đe dọa từ Trung Quốc, Thủ tướng Anh hứa cấp thị thực cho hàng triệu người Hong Kong
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.