Bất động sản trăm tỷ ế ẩm: Ngân hàng liên tục đại hạ giá vẫn không ai hỏi mua

Minh Anh - 01/03/2024 23:14 (GMT+7)

(VNF) - Để xử lý nợ xấu của doanh nghiệp, nhiều ngân hàng đang rao bán loạt tài sản đảm bảo trị giá hàng trăm đến nghìn tỷ đồng. Có tài sản hạ giá hàng trăm tỷ đồng vẫn ế ẩm.

VNF

Ngân hàng đại hạ giá cả trăm tỷ dự án bất động sản vẫn ế

Agribank Chi nhánh Đống Đa (Hà Nội) vừa thông báo bán đấu giá lần thứ 8 khoản nợ của khách hàng là Công ty Cổ phần Khách sạn Bến Du Thuyền. Doanh nghiệp này sở hữu dự án Trung tâm Bến du thuyền Hoàng Gia (Swisstouches La Luna Resort) tại TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Tài sản đảm bảo gồm 690 căn hộ và sân vườn penthouse tầng 36; tầng hầm và 35 tầng kinh doanh thương mại tại Khu đô thị Vĩnh Hòa, phường Vĩnh Hòa, TP.Nha Trang. Tất cả đều là những tài sản hình thành trong tương lai.

Giá khởi điểm lần này là 948 tỷ đồng. Trước đó, vào hồi tháng 9/2023, Agribank đã rao bán khoản nợ này với giá khởi điểm là 1.145 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng, khoản nợ này đã được hạ giá 197 tỷ đồng.

Mới đây, VietinBank chi nhánh Thành An lần thứ 2 thông báo bán đấu giá khoản nợ của CTCP Khách sạn Bến Du Thuyền (Marina Hotel), chủ đầu tư dự án Trung tâm bến du thuyền Hoàng Gia (Swisstouches La Luna Resort) tại TP.Nha Trang. Tổng dư nợ tính đến hết ngày 16/1/2024 là 646,4 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc gần 496 tỷ đồng, nợ lãi hơn 160 tỷ đồng.

Khoản vay được thế chấp bằng 11 tài sản bảo đảm liên quan đến dự án trên. Tài sản bảo đảm và khoản nợ của doanh nghiệp được ngân hàng này rao bán với giá khởi điểm hơn 698 tỷ đồng, giảm 10% so với giá bán khởi điểm lần đầu ngày 16/1.
VietinBank giữa tháng 10/2023 cũng tiếp tục thông báo đấu giá 20 quyền sử dụng đất tại Nhơn Trạch, Đồng Nai với giá khởi điểm khoảng 265 tỷ đồng, giảm hơn 60 tỷ so với trước đó 3 tháng. Đây là tài sản thế chấp của một doanh nghiệp ngành xây dựng tại TP.HCM.

Sacombank đang là nhà băng rao bán nhiều tài sản đảm bảo trị giá cả trăm đến cả nghìn tỷ đồng để xử lý nợ xấu nhiều nhất thời điểm hiện nay.

Sacombank tiếp tục rao bán khoản nợ hơn 596 tỷ đồng của Công ty CP Đầu tư địa ốc Vạn Phát. Trong lần rao bán này, mức giá khởi điểm được Sacombank đưa ra giảm mạnh chỉ còn 189 tỷ đồng.

Ngân hàng này cũng đang rao bán khoản nợ 121 tỷ đồng của Công ty CP Ngọc Sương. Mức giá khởi điểm được Sacombank đưa ra là 52,685 tỷ đồng, chưa bằng 50 % so với tổng nợ của doanh nghiệp.

Cuối năm 2023, Sacombank thông báo bán dự án căn hộ Xi Grand Court ở quận 10 (TP.HCM) và tại dự án Khu công nghiệp Phong Phú (Bình Chánh, TPHCM). Đây là lần thứ 5 Sacombank đấu giá khoản nợ này. Giá khởi điểm ngân hàng đưa ra là 7.934 tỷ đồng, giảm hơn 1.700 tỷ đồng (tương đương giảm 18%) so với thông báo đấu giá hồi tháng 8/2022. So với dư nợ gốc, lãi, mức giá khởi điểm này chỉ bằng một nửa.

Kể từ đầu tháng 8/2023 đến nay, Agribank có gần 100 thông báo liên quan đến việc xử lý nợ và tài sản đảm bảo. Trong đó, có nhiều khoản nợ và tài sản đảm bảo giá trị lớn được ngân hàng này rao bán.

Mới đây, sau 3 lần rao bán thất bại, ngân hàng Agribank tiếp tục hạ giá tiếp lô đất biệt thự gần 1.000m2 tại quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng và giảm thêm hơn 30% so với giá rao bán cách đây hơn 1 năm.

Phiên đấu giá lần thứ tư dự kiến diễn ra ngày 1/3/2024, với mức giá khởi điểm của tài sản là 51,024 tỷ đồng. Mức giá này giảm tới 24,61 tỷ đồng so với giá khởi điểm 75,63 tỷ đồng được Agribank rao bán lần đầu tiên vào tháng 11/2022.

Tương tự, Vietinbank cũng thông báo bán đấu giá lần thứ 6 khoản nợ của Công ty CP Tấn Lộc với giá khởi điểm hơn 7,2 tỷ. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm các quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột và khu đất tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Vào tháng 12 năm ngoái, khối tài sản này đã được Vietinbank thông báo đấu giá lần đầu tiên với mức giá khởi điểm hơn 11,74 tỷ đồng, ngang bằng với dư nợ gốc.



Kinh tế khó khăn, bất động sản trăm tỷ khó bán

Thời gian qua, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý các tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, nhất là những bất động sản giá trị cao trong bối cảnh thị trường địa ốc đi xuống. Rủi ro nợ xấu ngày càng gia tăng buộc ngân hàng phải liên tục rao bán hàng nghìn tài sản bảo đảm với mức chiết khấu hấp dẫn nhưng vẫn khó thanh khoản.

Theo giới chuyên gia, kinh tế khó khăn, sức mua giảm và giá trị tài sản cũng giảm là những nguyên nhân khiến việc phát mại vốn đã khó càng khó.

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, tổng giá trị bất động sản thế chấp tại các ngân hàng chiếm khoảng 70% tổng tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Vì thế, bất động sản thường được các tổ chức tài chính đem ra phát mãi nhiều nhất khi khách hàng vay vốn không trả được nợ.

Mặt bằng giá bất động sản giảm khiến các tài sản thế chấp là bất động sản tại các nhà băng cũng bị hạ giá sau những lần định giá lại tài sản định kỳ. Thông thường, các tài sản sau nhiều lần rao bán bất thành, giá trị giảm từ 30-50%, thậm chí có tài sản giảm giá đến 70% vẫn ế.

Dù được giảm giá nhưng tài sản phát mại vẫn ế, một phần do việc định giá tài sản không dựa theo giá trị thực tế.

"Việc định giá phát mãi tài sản không dựa theo giá trị thực tế mà tính cả gốc và lãi nên việc bán các tài sản này ngày càng khó", ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, cho hay.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh chỉ ra rằng phần lớn các bất động sản phát mại đều có giá trị rất lớn từ vài chục đến cả trăm tỷ đồng nên tính thanh khoản sẽ không cao. Thêm nữa, những nguy cơ rủi ro pháp lý cùng các thủ tục xử lý tài sản phức tạp cũng gây tâm lý e ngại cho người mua.

Cùng với đó, các bất động sản giá trị lớn cần xử lý của các nhà băng cũng phải cạnh tranh với nhiều dự án của doanh nghiệp địa ốc cần bán để cơ cấu lại tài sản, thu về nguồn vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, trả nợ ngân hàng, nợ trái phiếu.

Để tránh những rủi ro tiềm ẩn, các chuyên gia cho rằng người mua cần lưu ý định giá lại bất động sản, do nhiều tài sản vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế khi phê duyệt khoản vay.

Ngoài ra, người mua cần nắm được lý do bị phát mại, tránh trường hợp có tranh chấp với bên thứ ba. Đồng thời, cần lên phương án tài chính, tính toán chi phí lãi vay và vốn đầu tư bỏ ra để tránh "ham rẻ" vô tình lại dính vào vòng xoáy "nợ nần".

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

DN nợ thuế 185 tỷ, 'Bông hồng vàng' Phú Yên bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

(VNF) - Bà Võ Thị Thanh (từng được gọi là 'bông hồng vàng' Phú Yên) bị Cục Thuế tỉnh Phú Yên đề nghị tạm hoãn xuất cảnh khi Công ty Cổ phần Thuận Thảo nợ thuế gần 185 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất cho vay 1-2%

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, nỗ lực phấn đấu giảm 1-2%/năm lãi suất cho vay.

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

Sơn Hà đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm thứ 11 liên tiếp

(VNF) - Ngày 30/5, Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà (HoSE: SHI) đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 (AGM 2024) với nhiều nội dung đáng chú ý.

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

Chuyển động mới nhất, 'siêu' dự án Aqua City của Novaland đón tin vui

(VNF) - Bộ Xây dựng vừa có văn bản hướng dẫn điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để tỉnh hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa và tiến tới giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại phân khu C4 thuộc dự án Aqua City.

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

Grab hợp tác với OpenAI, xây dựng các giải pháp AI tiên tiến

(VNF) - Theo tuyên bố được đưa ra ngày 30/5, Grab và OpenAI đang hợp tác để xây dựng và triển khai các giải pháp AI cho hệ sinh thái của ứng dụng gọi xe công nghệ.

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

PwC gặp khủng hoảng tại Trung Quốc: 'Dính' tới bê bối Evergrande, gần 20 công ty hủy hợp đồng

(VNF) - PwC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc khi gã khổng lồ kiểm toán toàn cầu đã bị gần 20 công ty hàng đầu hủy hợp đồng kể từ khi bị cho là "dính líu" tới bê bối gian lận kiểm toán tại Evergrande.

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

PSH nhận tin dữ, cổ phiếu lập tức giảm sàn, 'trắng bên mua'

(VNF) - Cổ phiếu PSH nhanh chóng giảm kịch sàn ngay sáng 30/5, sau khi con trai Chủ tịch nhận 'tráp phạt' từ UBCKNN vì hành vi thao túng, tạo cung cầu giả.

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

THACO kiến tạo ‘giá trị thật’, hướng tới phát triển bền vững

(VNF) - Sau 27 năm hình thành và phát triển, THACO đã trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành, phát triển trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đất nước. Bước vào giai đoạn phát triển mới, THACO cho biết sẽ tập trung kiến tạo “giá trị thật”, hướng tới phát triển bền vững trong từng ngành nghề.

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

UBTV Quốc hội tán thành Luật đất đai, Nhà ở và Kinh doanh BĐS có hiệu lực từ 1/8

(VNF) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở nhằm tháo gỡ các vướng mắc.

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

DN nội khó khăn, nhà đầu tư ngoại đổ gần 2 tỷ USD vào Việt Nam

(VNF) - Tính đến cuối tháng 5/2024, vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với gần 1,98 tỉ USD, chiếm gần 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 70,8% so với cùng kỳ. Điều này được cho là đến từ sự hấp hẫn của thị trường BĐS Việt Nam, bất chấp những khó khăn trước mắt của thị trường.

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

Tháp tài chính quốc tế IFT của Bảo Việt: Gần 20 năm vẫn 1 mảnh đất hoang

(VNF) - Khu đất này có diện tích khoảng 13.000m2 tại số 220 Trần Duy Hưng (Hà Nội), được giao cho Tập đoàn Bảo Việt để triển khai dự án Tháp Tài chính Quốc tế IFT từ năm 2005.