Bất ổn chính trị kéo dài, Thái Lan có thể bị Việt Nam soán ngôi 'con hổ châu Á'

Nhật Minh - 04/08/2023 15:39 (GMT+7)

(VNF) - Những bất ổn về chính trị cộng với đại dịch Covid-19 cùng nhiều yếu tố khác đang khiến Thái Lan đánh mất đi sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Trong khi đó, những quốc gia Đông Nam Á khác như Việt Nam, Indonesia lại đang có những bước tiến thần tốc, nhăm nhe vị trí "con hổ của châu Á" của Thái Lan.

VNF
Nền kinh tế Thái Lan đang gặp khó trước những bất ổn về chính trị.

Nhà đầu tư lo ngại trước bất ổn chính trị của Thái Lan

Theo The Nation, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang lưỡng lự trước những bất ổn gần đây của chính trường Thái Lan. Sự chậm trễ trong việc thành lập chính phủ kể từ cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5 có thể sẽ khiến các khoản đầu tư nước ngoài tại Thái Lan bị “phân nhánh”.

Dựa trên kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI) với quy mô mẫu là 258 CEO từ 45 ngành công nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay đang là sự chậm trễ trong việc thành lập chính phủ và xung đột chính trị sau bầu cử.

Ông Kriengkrai Thiennukul, Chủ tích Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan – một trong ba hiệp hội hình thành nên Ủy ban Thường vụ hỗn hợp về Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng, ngày 2/8 vừa qua đã yêu cầu các đảng phái chính trị thành lập chính phủ mới vào cuối tháng này.

Các đảng phái chính trị được yêu cầu thành lập chính phủ mới vào cuối tháng 7.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, ông Kriengkrai Thiennukul cho biết nền kinh tế vốn đang “rất mong manh” của Thái Lan hiện đang gặp trở ngại bởi những rào cản về chính trị. “Việc không có những bước tiến mới trong quá trình bầu chọn Thủ tướng đang làm xói mòn niềm tin của doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực đầu tư. Điều này hoàn toàn không có lợi cho sự cạnh tranh của đất nước”.

Ông cũng nói thêm rằng những bất ổn chính trị tại Thái Lan khiến các nhà đầu tư phương Tây trở nên nhạy cảm hơn. Các nhà đầu tư nước ngoài thuộc nhóm New S-Curve, chuyên về công nghệ cao, đang tỏ ra thận trọng trước những biến động chính trị của Thái Lan.

Các nhà đầu tư từ châu Á đến phương Tây đều đang trì hoãn những khoản đầu tư mới vào Thái Lan vì muốn chờ đợi các chính sách cụ thể từ phía chính phủ mới. Điều này khiến Thái Lan vuột mất nhiều cơ hội vàng do làn sóng “Trung Quốc + 1” mang đến. Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á khác như Việt Nam hay Indonesia lại đang thành cái tên được nhiều nhà đầu tư quốc tế “chọn mặt gửi vàng”.

Đánh mất hào quang của “một con rồng châu Á”

Chia sẻ với Đài phát thanh quốc tế Pháp, giáo sư David Camroux thuộc trường Khoa học Chính trị Paris Sciences Po cho hay Thái Lan đang đánh mất đi hào quang của “một con rồng châu Á”. Những bất ổn về chính trị cộng với tình trạng dân số già hóa và chi phí lao động cao khiến Thái Lan trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây.

GDP bình quân đầu người của Thái Lan trong những năm qua.

Tờ Bloomberg nhận định các cuộc tranh giành quyền lực đã khiến Thái Lan mất tập trung vào việc thiết lập và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế của quốc gia. Trong khi hầu hết các quốc gia láng giềng của Thái Lan đã hoặc đang ký kết hàng loạt hợp tác thương mại quốc tế thì Thái Lan lại tụt lại phía sau một cách đáng tiếc.

Các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thái Lan mới chỉ được bắt đầu lại trong năm nay trong khi Việt Nam đã ký một thỏa thuận với EU từ 4 năm trước. Chưa kể, trong lúc một loạt nền kinh tế Đông Á cùng nhau tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương thì Thái Lan vẫn đứng ngoài cuộc.

Trong năm ngoái, nền kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á. Thái Lan cũng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ít hơn so với các đối thủ trong khu vực là Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

Từng được xem là “vua thu hút vốn FDI” nhưng Thái Lan hiện đang đánh mất ngôi vị của mình vào tay các quốc gia Đông Nam Á khác, đặc biệt là Việt Nam.

Foxconn và nhiều "ông lớn" chọn Việt Nam là điểm đến sau làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BoI) thừa nhận rằng nguồn vốn FDI vào Thái Lan đang có xu hướng giảm mạnh, đi ngược lại với mức tăng FDI của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong nửa đầu năm 2022, giá trị FDI vào Thái Lan giảm tới 42% so với cùng kỳ năm trước.

Trái lại, chỉ riêng trong quý II/2022, vốn đầu tư nước ngoài vào Indonesia đã tăng tới 42%. Trong khi đó, Việt Nam lại trở thành điểm đến của nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Foxconn, Samsung…trong làn sóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc dù Thái Lan vốn có lợi thế hơn về cơ sở hạ tầng.

Lĩnh vực công nghiệp ô tô – một trong những điểm sáng của kinh tế Thái Lan nay đang bị Indonesia lấn lướt. Theo Nikkei Asia, Indonesia đang là “ngôi sao mới nổi” trong thị trường ô tô toàn cầu và có thể “soán ngôi” vị trí “Detroit của châu Á” từ tay Thái Lan trong tương lai không xa.

Sản lượng ô tô của Thái Lan đã giảm xuống còn 1,88 triệu xe vào năm 2022, kể từ mức cao nhất vào năm 2013 là 2,45 triệu xe. Ngược lại, sản lượng ô tô tại Indonesia đã tăng tới hơn 30% trong cùng kỳ, lên mức 1,47 triệu chiếc vào năm 2022, gần bằng 80% tổng sản lượng của Thái Lan.

Indonesia có thể soán ngôi "Detroit của châu Á" từ tay Thái Lan.

Đi cùng với đó, cơn sốt xe điện toàn cầu mang đến cơ hội phát triển mới cho Indonesia. Với lợi thế có nguồn niken dồi dào, Indonesia đang thu hút ngày càng nhiều khoản đầu tư nước ngoài đổ vào khai thác niken và phát triển xe điện tại thị trường này. Nhiều hãng xe như Hyundai, SAIC-GM-Wuling, Tesla cũng lựa chọn Indonesia là nơi để xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất.

Bên cạnh công nghiệp ô tô, ngành du lịch chiếm tới hơn 10% GDP của Thái Lan cũng đang chịu nhiều sức ép. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Thái Lan đón 1,4 triệu lượt khách du lịch, thấp hơn đáng kể so với con số từ 7 – 10 triệu khách vào năm 2019.

Thái Lan từng đứng đầu danh sách của công ty du lịch trực tuyến Agoda vào năm 2022 nhưng đã nhanh chóng bị Nhật Bản vượt qua. Trong khi đó, du lịch Việt Nam cũng đang trên đà phát triển nhanh, chuyển từ vị trí thứ 5 trong năm 2019 lên vị trí thứ 3, chỉ sau Nhật Bản và Thái Lan. Việt Nam đón gần 4,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 5 tháng đầu năm 2023, tăng gấp 12 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tốc độ phát triển của du lịch Việt Nam khiến Thái Lan e ngại.

Giám đốc điều hành Agoda chia sẻ với Nikkei Asia: “Du lịch Việt Nam đang phát triển nhanh hơn du lịch Thái Lan và Nhật Bản. Ngày càng có nhiều khách Hàn Quốc, Nhật Bản đến du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh các công ty Nhật, Hàn đang mở rộng sản xuất tại quốc gia Đông Nam Á này”. Việc thu hút đầu tư nguồn vốn nước ngoài nhiều hơn cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy ngành du lịch, CEO của Agoda nhận định.

Nền kinh tế Thái Lan rõ ràng đang trong thế “bị kẹt” giữa sự vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia trong khu vực. Giáo sư David Camroux của trường Khoa học Chính trị Paris khẳng định nền kinh tế Thái Lan vẫn còn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn ở phía trước. “Thái Lan đã biến từ “con hổ của châu Á” thành nền kinh tế bị bỏ lại ở phía sau”, tờ Bloomberg nhận định.

Theo Bloomberg, The Nation, Nikkei Asia
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

Vụ 'Hậu Pháo': Đã bắt 23 bị can, tiếp tục điều tra mở rộng

(VNF) - Liên quan vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn do Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) làm Chủ tịch HĐQT, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can, tăng 6 bị can so với tháng trước.

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Bắt Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

(VNF) - Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Thái bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến vụ Thuận An.

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

CEO Group: Quý I lãi 35 tỷ, tăng 43%

(VNF) - Năm 2024, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group, HNX: CEO) tiếp tục đưa dự án CEOHOMES Hana Garden (Mê Linh, Hà Nội) vào kế hoạch kinh doanh.

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

Cựu chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng bị bắt

(VNF) - Thông tin này được trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 4/5.

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

Trở thành đầu tàu kinh tế số, dân vùng Đông Nam bộ có thu nhập bình quân 16.000 USD/năm

(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

(VNF) - Bộ Chính trị thí điểm quy định cho phép người đứng đầu giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm làm cấp phó.

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

'Nhiều DN công nghệ toàn cầu muốn đầu tư chíp, bán dẫn tại Việt Nam'

(VNF) - Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 4/5.

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

30/6/2025: Nối trục cao tốc từ Hà Nội đến TP.HCM

(VNF) - Nhấn mạnh nhiều dự án cao tốc có khả năng hoàn thành trước từ 3-6 tháng so với kế hoạch, Thủ tướng cho biết dự kiến tới 30/6/2025 có thể nối trục đường bộ cao tốc từ Hà Nội tới TP. HCM.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.