Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Từ 2015 đến nay, Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Nam nổi lên thành vùng thu hút nhà đầu tư bất động sản. Cũng từ đó, một loạt các vụ tranh chấp, khiếu kiện diễn ra liên tục và kéo dài liên quan khu đô thị này.
Điển hình vụ đầu tiên phải kể đến là việc khiếu kiện, khiếu nại tại các dự án bất động sản của Công ty Bách Đạt An. Hay mới đây nhất, vụ tranh chấp giữa Công ty Dana HomeLand với Công ty Trí Thành tại khu đô thị số 6 và 11.
Nguyên nhân dẫn đến các vụ việc này là do ảnh hưởng từ thủ tục pháp lý và công tác giải phóng mặt bằng. Trong cuộc trao đổi với VietnamFinance, ông Trần Quốc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đã chỉ ra 2 nguyên nhân khiến cho các dự án của doanh nghiệp bất động sản gặp không ít khó khăn là do công tác giải phóng mặt bằng và pháp lý.
Theo ông Bảo cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng gặp phải vô vàn khó khăn, xuất phát từ các hộ dân trong diện giải tỏa đền bị và một phần từ chính sách của nhà nước.
Trước hết, đơn giá bồi thường cho các hộ dân theo quy định hiện nay là quá thấp. Đây là yếu tố dẫn đến việc không nhận được sự đồng thuận của các hộ dân bị vướng giải phóng mặt bằng tại các dự án. Việc giải phóng mặt bằng chưa hoàn thành còn do các hộ dân không đồng ý theo mức giá đền bù theo phương án đã được duyệt.
Ngoài ra, công tác quản lý hiện trạng đất (tái lấn chiếm đất đã được giải phóng mặt bằng, xây dựng trái phép....) chưa được đảm bảo. dù chủ đầu tư đã phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý, người dân vẫn ngoan cố thực hiện.
Do đó, ông Trần Quốc Bảo đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam có hướng tháo gỡ các vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đối với các trường hợp không đồng ý ký hồ sơ công nhận đất ở, cũng như các trường hợp không đồng ý bốc thăm lô tái định cư, cũng các trường hợp tranh chấp đất đai kéo dài.
Đáng chú ý, ông Bảo cho rằng tỉnh Quảng Nam phải tăng đơn giá bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc, mồ mả, cây cối, hoa màu cho các hộ dân theo quy định để nhận được sự đồng thuận của các hộ dân bị vướng giải phóng mặt bằng tại các dự án.
Riêng dự án gia hạn tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng mà lỗi xuất phát từ phía địa phương thì không cần lấy ý kiến của các sở ngành mà địa phương xác nhận rồi trình lên tỉnh. Do việc lấy ý kiến sở ngành mất vài tháng hoặc có khi gần hết tiến độ gia hạn.
Một tình trạng khá phổ biến ở Quảng Nam là có nhiều dự án đã có quyết định giao đất từ năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được phê duyệt giá đất để tính tiền sử dụng đất. Điều này dẫn đến việc chủ đầu tư chưa thể thực hiện việc nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước để có cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo.
Đại diện các DN đã nhiều lần đề nghị tỉnh Quảng Nam cũng đẩy nhanh công tác bàn giao đưa vào sử dụng đối với các dự án đã hoàn thành để giảm thiểu các chi phí phát sinh cho nhà đầu tư. Nếu không có giải pháp, các chủ đầu tư phải tiếp tục gồng gánh các chi phí.
Đối với dự án hoàn thành xong hạ tầng, ông Bảo cũng đề nghị kiểm tra cho cấp quyền sử dụng đất 100%, không giữ lại 20% chờ quyết toán mới cấp. Bởi việc giữ 20% sẽ tạo ra khó khăn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ không đủ vốn để thực hiện dự án, vì dự án tỉnh chỉ cho phép 10% lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Quảng Nam cần có cơ chế về chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này. Riêng dự án vướng giải phóng mặt bằng mà đã gia hạn tiến độ thì cho phép nghiệm thu hoàn thành theo giai đoạn. Tiền thuế sử dụng đất có thể giãn thời gian nộp hoặc xem xét giảm tiền chậm nộp.
“Hiện nay Quốc hội đã bổ sung dự thảo Nghị quyết cho phép giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% và cho gia hạn kéo dài thời gian nộp thuế. Đề nghị tỉnh cho các dự án BĐS chậm nộp tiền sử dụng đất và không phạt chậm nộp tiền thuế đất tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động, tháo gỡ khó khăn tài chính, vì tiền sử dụng đất rất lớn”, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đề nghị.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.